Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG ĐẢNG ĐỂ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII

          Thực tiễn luôn minh chứng tính đúng đắn sáng tạo, cách mạng và khoa học quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Để Đảng luôn giữ được niềm tin của nhân dân, luôn vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(15); để Đảng không phải là một “tổ chức làm quan phát tài”, thì phải không ngừng “chẩn đoán” và chỉ rõ những biểu hiện của “căn bệnh” chủ nghĩa cá nhân, phải không ngừng “chữa trị” và “đặc trị” để đẩy lùi và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này.

          Tình hình thế giới và trong nước đã và đang có nhiều thay đổi, nhiệm kỳ Đại hội XII Đảng vừa qua đã tạo ra bước đột phá, đạt được những kết quả đáng khích lệ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã “chỉ mặt đặt tên” những biểu hiện của “căn bệnh” này. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ “Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “”tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(16). Đồng thời, từng bước đấu tranh, đẩy lùi một bước chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh của nó, như: cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương, vô cảm; những tiêu cực trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, đất đai, quy hoạch, xây dựng… ở một số cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức, có quyền. Trong đấu tranh đã không có vùng cấm, không có ngoại lệ; việc xây dựng Đảng về đạo đức được coi trọng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng vẫn giữ nguyên giá trị, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

          Để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phải không ngừng kiên quyết, kiên trì, giữ vững ưu thế, đẩy lùi, giành thắng lợi trong cuộc đất tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ, “chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”(18). Theo đó:

          Một là, phải có phương pháp đúng đắn, bước đi thích hợp, thận trọng, kiên trì, không ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm; thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, có cơ chế “kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong Đảng”; xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội, khắc phục triệt để biểu hiện “nhẹ trên nặng dưới”, “đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ”(19); phát huy “vai trò của người đứng đầu”, cán bộ quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị…

          Hai là, mỗi đảng viên dù ở cương vị công tác nào đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong trong thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, quy định tại đơn vị công tác, trong gia đình và ngoài xã hội.

2
Ảnh tư liệu.

          Giữ vững và làm đúng các nguyên tắc xây dựng đảng, phát huy dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, tiến hành tự phê bình và phê bình trong Đảng phải từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Bộ Chính trị đến các tổ chức cơ sở đảng. Thực hiện tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, nhưng phải cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những đảng viên có chức, có quyền, những lĩnh vực nhậy cảm, liên quan nhiều đến quyền lực, lợi ích kinh tế, lĩnh vực có quan hệ trực tiếp với người dân.

Từng đảng viên phải kết hợp chặt chẽ xây và chống, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ngăn chặn, đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện nghiêm Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ngày 19/12/2016 về “Một số vấn đề làm ngay để tăng cường nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định 08-QĐi/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung tương”.

          Ba là, phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những đảng viên có chức, có quyền.

Xây dựng cơ chế phù hợp để quần chúng, nhân dân được tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong Đảng, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Kịp thời khen thưởng, cổ vũ những cá nhân, cơ quan báo chí đã phát hiện, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tham nhũng, lãng phí.

Công khai, không có vùng cấm và khách quan xử lý đối với cán bộ, đảng viên vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết trong Đảng; tình trạng vì lợi ích cá nhân, phe nhóm, nể nang mà “xử lý nội bộ”, “che dấu” cho việc tiêu cực./.

 PHAI NHẠT LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG - "ĐƯỜNG GẦN" DẪN ĐẾN SUY THOÁI 

Trong thời khắc thiêng liêng của buổi lễ kết nạp Đảng, lời nói đầu tiên của mỗi đảng viên vang lên tha thiết, xúc động từ trái tim mình là: “Trước Quốc kỳ, Đảng kỳ và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tôi xin thề “Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng…”. Lời thề đó được nhiều thế hệ đảng viên cộng sản khắc cốt ghi tâm trong suốt cuộc đời, nhưng cũng có người để cho lý tưởng cách mạng của Đảng “buông trôi”, nhạt nhòa theo năm tháng, thậm chí đi ngược lại lý tưởng mình hằng theo đuổi, tôn thờ. Từng có ý kiến cho rằng, thời buổi kinh tế thị trường

 

Làm gì trước thông tin xấu, độc về phòng chống Covid ở Việt Nam?

Với kết quả phòng chống dịch Covid-19, hầu hết các nước và cac tổ chức trên thế giới đề thừa nhận kết quả của Việt Nam trong thời gian qua. Điển hình trong đó, ngày 28/01/2021, Viện nghiên cứu Lowy của Australia đã xếp Việt Nam cùng với New Zealand là 2 nước xử lý đại dịch COVID-19 hiệu quả nhất trên thế giới. Thế nhưng, trên Quyenduocbiet, Nguyên Anh lại có những lời lẽ lạc lõng bóp méo, xuyên tạc khi cho rằng: “trước tình hình diễn biến nghiêm trọng, chính quyền chỉ biết cách ly những khu vực có người nhiễm… và xem họ như một loại tội phạm, người dân thất nghiệp không có nguồn tiền sinh sống, nhưng không được chia sẻ, cứu trợ”.

          Chúng ta cùng nhìn nhận, so sánh về cách phòng, chống dịch COVID-19 và hậu quả ở một số quốc gia trên thế giới. Đến đầu tháng 6-2021, Mỹ có hơn 34 triệu người mắc, hơn 580 nghìn người chết, kinh tế năm 2020 tăng trưởng -3,5%; Ấn Độ có hơn 28 triệu người mắc, gần 332 nghìn người tử vong, và nhiều các quốc gia phát triển khác cũng phải vật lộn với đại dịch với thiệt hại cả về người và của rất lớn mà chúng ta hàng ngày đều nghe được, đọc được trên các trang thông tin chính thống. Nguyên nhân là phương pháp phòng chống dịch của họ không hiệu quả.

Còn ở Việt Nam, mặc dù nguồn lực có hạn, nhưng đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, kinh tế năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng tích cực. Mặc dù đang bùng phát đợt dịch thứ tư nhưng tổng số ca nhiễm đến nay chỉ hơn 81 nghìn ca, tử vong 370 người. Đó là kết quả của sự vào cuộc có trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân, với các giải pháp, biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, việc phân loại, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm và tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm để khoanh vùng dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp rất hiệu quả để ngăn dịch lây lan. Tại các địa phương phải cách ly, trong các cơ sở cách ly tập trung trên cả nước, hầu hết người dân đều có nhận xét là được bảo đảm mọi nhu cầu sinh hoạt, tổ chức tiếp đón, bố trí nơi ăn, ở chu đáo, không gian sạch sẽ, thoáng mát, bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng, được kiểm tra sức khỏe hàng ngày; thường xuyên được thăm, hỏi, không cảm thấy bị cô lập hay “cách ly”.

Song song với đó, Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động vượt qua thời kì khó khăn như dãn nợ, hoãn thuế, tặng quà… Ngày 01-7-2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhũng chính sách đó đã kịp thời chung tay cùng doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua đại dịch, tiếp tục ổn định sản xuất và đời sống.

          Sự thật rành rành như vậy mà những kẻ phản động, cơ hội vẫn có thể tung hô những lời lẽ xuyên tạc, méo mó. Vì vậy, chúng ta cần đề cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin, nhất là tin liên quan dịch bệnh Covid-19 từ mạng xã hội, tránh rơi vào bẫy tin giả, a dua, tiếp tay cho các thế lực phản động. Hơn lúc nào hết, người dân hãy tin tưởng vào các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch covid-19 của Đảng, Nhà nước; lên án, đấu tranh với các thông tin sai sự thật về dịch Covid-19. Đó chính là hành động thể hiện rõ nhất, thiết thực nhất tinh thần yêu nước, chung tay cùng Đảng, Nhà nước sớm khống chế đại dịch Covid-19./.

 

ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


          Hồ Chí Minh khẳng định “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Theo Người, “việc đánh bại chủ nghĩa cá nhân và trong thắng lợi của chủ nghĩa xã hội” là hai vấn đề, hai nội dung, hai mặt có quan hệ đối kháng, loại bỏ lẫn nhau, mặt này tồn tại, phát triển thì mặt kia không tồn tại, hoặc ngược lại. Chỉ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, mới xây dựng được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, không thể đi lên chủ nghĩa xã hội khi chủ nghĩa cá nhân vẫn còn tồn tại và phát triển.   

            Hồ Chí Minh cũng xem chủ nghĩa cá nhân là một thứ giặc: “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm, nó làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Đảng, tới quá trình đi lên của cách mạng. Nếu không giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” thì sự nghiệp cách mạng vô sản ở nước ta không thể giành được thắng lợi, suy đến cùng là cuộc cách mạng “nửa vời”, “không đến nơi”.

            Đối mặt với kẻ thù ngoài mặt trận, nơi chiến tuyến, tuy gian khổ, hy sinh, mất mát, song vẫn có thể giành thắng lợi, còn đối mặt với chủ nghĩa cá nhân vô cùng phức tạp trong nhận diện, khó khăn và đau đớn trong đấu tranh, vì đó là những thói hư, tật xấu tồn tại ngay trong chính bản thân mỗi người đảng viên; trong đồng đội, đồng chí, anh em, cấp trên - cấp dưới… ở nội bộ cơ quan, đơn vị mình. “...Việc tranh đấu với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót”(7), song không vì khó khăn, phức tạp, gian khổ, đau đớn, lâu dài, mà chấp nhận nản chí, buông xuôi, ngược lại càng phải dũng cảm, càng phải “kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân”(8), vì “khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước rất quan trọng để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(9). Và Người luôn đặt niềm tin thắng lợi vào cuộc đấu tranh ấy: “chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt”(10).

Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng Đảng vững mạnh thì phải ngăn chặn, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân một cách hiệu quả. Muốn vậy, mọi đảng viên dù ở bất cứ cấp nào, công việc gì, cũng cần nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. Tiến hành thường xuyên, nghiêm túc “tự phê bình và phê bình”, phải tự phê bình mình trước, phê bình người khác sau, “phê bình việc, chứ không phê bình người”, không đại khái, qua loa, làm cho lấy vì. “Phải luôn luôn tự phê bình một cách thật thà, tự phê bình từ trên xuống dưới”(11), nếu tiến hành từ dưới lên trên sẽ dễ dẫn đến hình thức, kết quả đạt được không cao.. Tự phê bình và phê không chỉ dừng ở phạm vi cá nhân đảng viên, mỗi tổ chức đảng cụ thể, mà phải coi toàn Đảng là một cơ thể, một tồ chức hoàn chỉnh để tiến hành tự phê bình và phê bình. Người nói: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

            Chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm” là cuộc đấu tranh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, quyết tâm cao, dũng cảm, kiên quyết, kiên trì, không bao che, bao biện, đồng thời giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Cuộc đấu tranh này phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ đối với mọi đảng viên, trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực của đời sống xã hội, song, phải có những bước đi thích hợp, thận trọng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nơi, những lĩnh vực, những vị trí, những cương vị dễ nẩy sinh chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh của nó. Hồ Chí Minh yêu cầu phát huy lực lượng toàn dân trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này: “Nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu”. “Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”

 

 Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ Bác Hồ kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt với thương binh, liệt sĩ - những người hy sinh tính mạng hay một phần thân thể cho công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Tình cảm của Người biểu hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đưa nhân dân ta thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân, đế quốc, phong kiến. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng niềm vui được hưởng độc lập, tự do của nhân dân ta chưa trọn vẹn vì chỉ 21 ngày sau Ngày Quốc khánh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp với âm mưu xâm lược nước ta.

Cần hiểu đúng bản chất của chủ nghĩa cá nhân


          Bên cạnh coi chủ nghĩa cá nhân là một thứ “vi trùng độc hại”, là nguy cơ làm suy yếu Đảng, là “giặc nội xâm” - kẻ thù của những người cách mạng... Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh phải phân biệt rõ giữa lợi ích chính đáng của cá nhân và chủ nghĩa cá nhân. Theo đó, Người đề cao vai trò lợi ích chính đáng của cá nhân, coi đây là nguyên nhân quyết định chủ yếu cho sự tồn tại, phát triển của mỗi con người, dẫn đến quá trình phát triển không ngừng của đất nước. Đồng thời, lợi ích chính đáng của cá nhân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam, Vì vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng là tất yếu khách quan, rất quan trọng, song “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”(1).

Nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quan điểm “không khoan nhượng” của Người đối với chủ nghĩa cá nhân trong Đảng: “Sửa đổi lối làm việc” (1947), “Chủ nghĩa cá nhân” (15/10/1948), “Phải chữa cái bệnh cấp bậc” (15/7/1950), “Tự phê bình và phê bình” (14/6/1955), “Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc” (7/9/1957), “Đạo đức cách mạng” (12/1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2/3/1969)…

          Bản chất chủ nghĩa cá nhân là lối sống thực dụng, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, “...việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”(2); là “thứ vi trùng độc hại” sinh ra hàng trăm thói hư, tật sấu, những căn bệnh trong Đảng, nhất là khi Đảng cầm quyền. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh chỉ ra 15 căn bệnh nguy hiểm trong Đảng đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, “hữu danh, vô thực”, “kéo bè, kéo cánh”, cận thị, cá nhân, lười biếng, tị nạnh, “xu nịnh, a dua”. Đây là nguyên nhân làm suy thoái, biến chất, giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, bởi vì, “do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”(3).

        Vì tính chất nguy hiểm - là lực cản lớn nhất của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”(4).


 NHỮNG GÌ VIỆT TÂN NÓI CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT? 

Dịch Covid – 19 với biến chủng Delta đã trở thành làn sóng dịch thứ 4 với nhiều biến động trong Việt Nam. Số lượng ca nhiễm tăng cao trong những ngày gần đây đã làm nhiều nơi phải áp dụng chỉ thị cao nhất – chỉ thị 16 của Chính phủ. Trong những lần Việt Nam gồng mình chống dịch, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự vào cuộc quyết liệt của Đảng và Nhà nước, của toàn dân. Bởi hơn ai hết, chúng ta đang sống trong dịch, chúng ta hiểu rõ những khó khăn, thách thức mà dịch đem lại. TPHCM đã phải dừng việc hoạt động thực hiện mục tiêu kép để bảo vệ tính mạng của người dân, đem sức khỏe của người dân đặt lên trên hết. Ấy vậy mà có những người sống ở phương trời xa xôi, cách xa vạn dặm với Tổ quốc.

 NHẬN DIỆN SỰ ĐIỀU CHỈNH THỦ ĐOẠN “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

 Chống phá cách mạng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các thế lực thù địch có sự điều chỉnh về thủ đoạn “diễn biến hòa bình” rất nguy hiểm. Bởi vậy, việc nắm chắc những thủ đoạn đó để có đối sách xử lý đúng đắn, kịp thời và hiệu quả là vấn đề hệ trọng, cấp thiết đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Mục tiêu cuối cùng của chúng vẫn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng những thủ đoạn rất thâm độc, nguy hiểm. 

Hoàn chỉnh cơ chế, thể chế, quy định trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

          Để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có kết quả cần phải hoàn chỉnh cơ chế, thể chế, quy định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính, ngân sách, nguồn vốn và tài sản công, tài nguyên, đất đai và tăng cường kiểm soát quyền lực. Những vụ tham nhũng, tiêu cực lớn gần đây được điều tra và xử lý đều cho thấy về quản lý còn nhiều kẽ hở, cả quản lý tài sản và quản lý cán bộ. Những kẽ hở đó khiến cho những người xấu có thể lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; những kẻ cơ hội chính trị có thể tham nhũng quyền lực và chính sách. “Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển Cần thiết phải quản lý chặt chẽ tài sản và làm tốt công tác cán bộ, lựa chọn và quản lý, bố trí cán bộ, nhất là các lĩnh vực liên quan đến tiền bạc, của cải, các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ vừa thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Việc thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật tài chính, ngân sách, Luật đất đai, Luật tài nguyên, v.v… phải rất chặt chẽ và có sự giám sát đối với từng tổ chức và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn trên các lĩnh vực đó cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đề cập giải pháp, về cơ chế, chính sách đã nhấn mạnh sự cần thiết phải “rà soát, hoàn thiện các quy  định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế... Tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, chuyển mạnh từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt”.

 
   

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, pháp luật của Nhà nước trong chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

        Chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay đòi hỏi phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, pháp luật của Nhà nước, mọi cán bộ, đảng viên sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải giữ nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự  giác nghĩa là mọi cán bộ, đảng viên tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, đề cao trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, làm chủ bản thân, không làm điều gì khuất tất. Kỷ luật của Đảng cũng là kỷ luật sắt nghĩa là rất nghiêm khắc, nghiêm minh. Chỉ có như vậy Đảng mới có sức mạnh và mỗi cán bộ, đảng viên mới tránh được sai phạm. Kỷ luật của Đảng có ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo đồng thời hướng những người sai phạm có  thể  sửa  chữa  để  tiến  bộ. Trong  điều  kiện  Đảng  cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kỷ luật của Đảng gắn liền với pháp luật của Nhà nước. Cán bộ, đảng viên sai phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự phải được xử lý nghiêm minh không có vùng cấm, không có ngoại lệ và mọi người bình đẳng trước pháp luật. Việc xử lý các vụ tham nhũng lớn trong thời gian vừa qua, đã cho thấy sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước và cũng có thêm những kinh nghiệm, bài học trong PCTN. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nhấn mạnh giải pháp: “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng”. Cần nhấn mạnh, kết quả chống tham nhũng và tiêu cực, suy thoái vừa qua có vai trò rất quan trọng của các cơ quan chức năng, nhất là Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan điều tra của Công an, Viện kiểm sát và Tòa án. Đã nghiêm chỉnh thực hiện giải pháp do Nghị quyết Trung ương 4 (khóa  XII) đề ra: “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCTN, lãng phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật”. 

 

Chú trọng giáo dục, nêu gương, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

  2. Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của mọi sự suy thoái, tiêu cực, hư hỏng, song nó lại ẩn trong mỗi con người nên cuộc đấu tranh để từ bỏ nó rất khó khăn phức tạp. Tệ tham nhũng là biểu hiện tệ hại của chủ nghĩa cá nhân. Cuộc đấu tranh PCTN thời gian qua có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đã có được những kết quả rất quan trọng, nhất là xử lý những vụ tham nhũng lớn bằng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đã củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Với quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của Nhân dân, cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh PCTN với những giải pháp bài bản, đồng bộ, kiên trì, trên cơ sở siết chặt kỷ luật Đảng, xử lý nghiêm theo pháp luật. Đấu tranh PCTN hiện nay càng đòi hỏi phải gắn chặt với chống chủ nghĩa cá nhân. để đẩy lùi tham nhũng, suy thoái, phải đặc biệt chú trọng giáo dục của Đảng, nêu gương, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị. Việc giáo dục, rèn luyện đạo đức phải tiến hành từ toàn bộ hệ thống  giáo  dục  quốc  dân  từ mầm  non,  phổ  thông  và  đại học. Chỉ như vậy mới cung cấp những người cán bộ trẻ tuổi có đức, có tài cho đất nước. Đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị lại không ngừng được giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ tiền bối và theo đúng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Giáo dục của Đảng phải luôn luôn gắn liền với tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên. Có được người tốt, cán bộ tốt, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Với mỗi người phải “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Đảng hết sức chú trọng giáo dục cho cán bộ, đảng viên ở tất cả các cấp. Cái gốc vẫn là giáo dục, trang bị lý luận MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có cái gốc vững bền đó mới có thể ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, tiêu cực, tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nhấn mạnh việc tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên.  Đổi  mới  nội  dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học. Coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng, “xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân”Cùng với sự giáo dục, huấn luyện của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên ra sức tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) tháng 10-2018 quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của cán bộ lãnh đạo cấp cao, có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng Đảng về đạo đức, đổi mới phong cách làm việc và phong cách, phương thức lãnh đạo. Nêu gương về đạo đức, lối sống, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về tính tiên phong, về trung thành với lý tưởng cách mạng, về học tập, rèn luyện, về tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đất nước, nhân dân, làm tốt điều đó, nhất định tình trạng suy thoái, tiêu cực, trong đó  có tham nhũng sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi. Nêu gương là sự giáo dục có hiệu quả.

 

Vì sao phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân

        Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân từ năm 1947 trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và nêu lên những đòi hỏi cao hơn trong tác phẩm Đạo đức cách mạng khi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội được đặt ra trực tiếp và trước khi đi xa, Người căn dặn toàn Đảng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc tác hại và chỉ rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân để mọi cán bộ, đảng viên biết mà tránh và ra sức tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người nêu rõ một  sự  thật: “Chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng. Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền và giáo dục quần chúng. Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì”(5).

      Chủ nghĩa xã hội là chế độ triệt để giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, khỏi mọi sự tha  hóa và xây dựng nền dân chủ thật sự của số đông, sự công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính của mọi người, của cộng đồng. Vì thế, chủ nghĩa cá nhân là xa lạ đối với chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”(6). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ sự cần thiết phải phân biệt chủ nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân chính đáng.
     “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”. “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”(7).
        Quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và bảo đảm lợi ích cá nhân  của mỗi người chính là nhận thức khoa học về bản chất của chủ nghĩa xã hội và dựa trên hiện thực và đặc điểm của quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phải thấy hết khó khăn và tính phức tạp của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân biểu hiện tinh vi và được ẩn sau những thủ đoạn khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”. “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”.
    Vì sao đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân lại khó khăn và lâu dài như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu chống mà còn phải trừ bỏ, quét sạch, tiêu diệt nó. Đến nay, chủ nghĩa cá nhân vẫn tồn tại, thậm chí phức tạp và tinh vi hơn. Chủ nghĩa cá nhân vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày 30-10-2016 nêu rõ: “Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”.
     Trung ương cũng chỉ rõ sự suy thoái về đạo đức, lối sống mà biểu hiện hàng đầu là: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”(10). Một biểu hiện của sự suy thoái là tình trạng “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”.
 
   

Phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

 Trong quá trình chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đặc biệt quan tâm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xuyên tạc, phủ nhận và đi tới xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam. Chúng ra sức xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tuyên truyền, cổ súy cho hệ tư tưởng tư sản phản động; xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận để đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, tiến tới làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...

Đặc biệt, trong những năm tới, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, bên cạnh những thuận lợi mới, sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường với những khó khăn, thách thức mới như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra. Lợi dụng những khó khăn, phức tạp của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, nhất là trong quá trình chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động sẽ đẩy mạnh quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc mới, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong để thực hiện mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Trước sự chống phá ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động, chúng ta cần tích cực, chủ động triển khai các hoạt động đấu tranh phòng, chống, từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng đến xây dựng và triển khai kế hoạch đấu tranh phòng, chống và sẽ thu được những kết quả quan trọng./. 

Những giọng điệu tuyên truyền xuyên tạc chống phá

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, cả hệ thống chính trị và toàn dân Việt Nam đang chung tay vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc” nhằm góp phần cùng các nước trên thế giới kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi, giảm thiểu những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Ấy vậy mà đây đó vẫn có một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, cấu kết với một số phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, triệt để khai thác ưu thế của không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam, kích động người dân chống phá Đảng và Nhà nước.

Thủ đoạn rất đáng chú ý là một số tổ chức phản động, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng khoảng trống thông tin khi các cơ quan báo chí, truyền thông của ta chưa kịp đăng phát những thông tin chính thống thì chúng đã lồng ghép những thông tin giả xuyên tạc, bóp méo sự thật rồi tung lên không gian mạng rất sớm nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Chẳng hạn trong việc một số cán bộ đi công tác nước ngoài trở về từ vùng dịch nhưng chưa tự giác cách ly theo quy định, khi các cơ quan báo chí chính thống chưa kịp thông tin thì một số tổ chức phản động lưu vong cùng các đối tượng cơ hội, chống đối ở trong và ngoài nước đã suy diễn quy chụp rằng, việc để cho quan chức từ các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao trở về, di chuyển bình thường, mà không đặt dưới sự giám sát chặt chẽ về y tế... nguyên nhân là do chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước Việt Nam. Từ đây chúng xuyên tạc, công kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”. Những chủ trương, quyết sách, cách ứng xử của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam với những người phải cách ly, theo dõi, điều trị bệnh (cả người nước ngoài) là rất nhân văn, đậm tình người nhưng chúng xuyên tạc rằng đó chỉ là trò “mị dân”… Những giọng điệu ấy ít nhiều đã làm cho thế giới hiểu chưa đúng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam.

Thực chất của chiêu trò một mặt là nhằm chia rẽ quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước; mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Nhưng sâu xa hơn chúng muốn làm suy giảm lòng tin trong Nhân dân, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Chính phủ Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh./.

Cảnh giác những chiêu trò lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá Việt Nam

 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình này thời gian qua trên không gian mạng, một số đối tượng đã liên tục phát tán nhiều thông tin giả gây hoang mang dư luận. Càng nguy hiểm hơn khi dựa trên những thông tin xấu độc ấy các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc, kích động hòng tạo ra những bất ổn về an ninh trật tự xã hội, phá hoại sản xuất trong nước, chia rẽ Việt Nam với các nước trên thế giới và sâu xa hơn là chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Những ngày qua, dư luận xôn xao về những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh những thông tin tích cực, có không ít người lợi dụng quyền tự do internet, tự do mạng xã hội tung lên nhiều thông tin giả, thông tin suy diễn không chính xác gây ảnh hưởng tiêu cực đến các tập thể, cá nhân và cộng đồng xã hội mà trực tiếp là công tác phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe người dân của Việt Nam.

Những hành vi do thiếu hiểu biết và nhằm động cơ, mục đích cá nhân như đã nêu trên không chỉ gây nhiễu loạn thông tin khiến người dân hoang mang khó phân biệt được đâu là thông tin chính xác, đâu là thông tin giả, để có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà còn gây khó khăn không nhỏ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sự xuất hiện tràn lan những thông tin giả, thông tin xuyên tạc, bịa đặt ấy chẳng khác nào “nối giáo cho giặc”./.

Chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

           Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những thói hư, tật xấu mà chế độ cũ để lại như lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Người nhấn mạnh:  “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”(2). Đó là bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ và những bệnh khác. Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng", Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tiến lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và có những kẻ địch chống lại cuộc cách mạng đó. “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài”(3). Một loại kẻ địch khác là chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen. “Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”. “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm”

Cần thường xuyên nhận diện rõ những luận điệu xuyên tạc

           Ngoài những yếu tố khách quan từ những tác động tiêu cực của tình hình thế giới và trong nước, một nguyên nhân mà mỗi chúng ta cần nhận rõ, đó là sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch thông qua đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”. Chúng thường lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” và khoét sâu những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để bóp méo, xuyên tạc tình hình; tung ra những quan điểm sai trái hòng gây ra sự hoài nghi, lung lay trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong khi đó, có lúc, có nơi việc nhận thức chưa đầy đủ, chưa chủ động, nhạy bén và thiếu các giải pháp phù hợp để định hướng thông tin, trên cơ sở đó tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. 

          Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, các thế lực thù địch tăng cường móc nối, cấu kết với những phần tử cơ hội chính trị, ra sức xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc hết sức tinh vi, xảo trá hòng làm chao đảo, lung lay nhận thức, tư tưởng, niềm tin của quần chúng nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng ta. Theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin, tạo ra trong nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ một “khoảng trống” về mục tiêu lý tưởng, lịch sử truyền thống và thành tựu của cách mạng. “Nội công, ngoại kích” là chiêu bài rất nham hiểm mà các thế lực thù địch phản động thường xuyên sử dụng nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Để áp dụng chiêu thức này hiệu quả, chúng tìm mọi cách tiếp cận, móc nối, lôi kéo, kích động, tiếp sức cho những phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn với chế độ,… để sử dụng làm công cụ, tay sai, phủ nhận thành quả cách mạng, phóng đại những khuyết điểm, yếu kém nhằm tạo ra những bức xúc trong dư luận, những điểm nóng trong xã hội. Chúng coi những phần tử thoái hóa, biến chất “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là lực lượng nòng cốt đi đầu để chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. 

THIẾT LẬP "VÙNG XANH" COVID-19 TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.


Thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng cũng cần thiết không kém “vùng xanh” trong cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một “vùng xanh” trên Internet theo hướng nhận diện tin giả và “vùng xanh”…


- Tin giả độc hại xâm lấn không gian mạng.


Từ tháng 4/2021 đến nay, lợi dụng diễn biến tình hình phức tạp, khó lường của đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, số đối tượng phản động, chống đối và một số cá nhân trong, ngoài nước gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng như: Tung tin xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID-19, về công dụng của thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh; kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; xuyên tạc chính sách phân bổ vaccine của Bộ Y tế; bịa đặt thông tin về công dụng, hiệu quả vaccine COVID-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc; bài xích quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số quốc gia; công kích, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch.


Nhiều bài viết xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhân viên Y tế, Công an, Quân đội, những người tham gia phòng chống dịch bệnh, xuyên tạc về tình hình, diễn biến người mắc bệnh, tử vong, người có nguy cơ lây nhiễm. Cùng với đó là thông tin kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, thậm chí kích động chống phá tại khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, các công ty không đáp ứng yêu cầu “ba tại chỗ”.


Tung tin về việc thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng, gây tâm lý hoảng loạn trong quần chúng nhân dân. Nhiều đối tượng trục lợi thông qua bán, làm giả vật tư, thiết bị y tế phòng dịch, đầu cơ, kinh doanh qua mạng. Các tổ chức thù địch, phản động lợi dụng dịch bệnh để gia tăng hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, lôi kéo người vào tổ chức, phát triển lực lượng chống đối trong nước, như một số tổ chức khủng bố Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều Đại Việt... 


Tin giả (fake news) được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông xã hội. Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật, kể cả được đưa bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống nếu thiếu sự kiểm tra, xác minh nguồn tin. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. 


Tin giả về COVID-19 được tán phát với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau, theo một thống kê thì nó được liệt vào 25 chủ đề tiêu cực, trong đó có 5 loại chủ đề xâm phạm an ninh quốc gia. Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, 14.000 chuyên trang Facebook, hơn 80 kênh You Tube chống phá với tần suất cao, khoảng trên 54.000 video vi phạm thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, xử phạt hành chính hơn 1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch COVID-19.


Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, nguy hiểm nhất là việc sử dụng khoảng trống thông tin, còn gọi là “vùng trắng” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề giật gân, câu khách về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, thông tin về tham nhũng, tiêu cực.


Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các đối tượng đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, gây bất ổn xã hội. Hoạt động chống phá của các đối tượng diễn ra thường xuyên, liên tục, trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là những thời điểm nhạy cảm, khó khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.


- Thiết lập “vùng xanh” COVID-19.


Trên bản đồ COVID, màu xanh dường như đã trở thành một sắc màu mang tới sự lạc quan, niềm tin và hy vọng. Đó là màu xanh từ những “vùng xanh” hay còn được gọi là “vành đai xanh”- vành đai an toàn không COVID-19. Xây dựng “vùng xanh” trong cuộc chiến chống COVID-19 đang là giải pháp nhằm giảm mức độ từ vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) thành vùng nguy cơ cao (vùng cam), vùng nguy cơ (vùng vàng) và tiến tới trở thành địa bàn an toàn - vùng xanh. Tùy vào đặc thù cụ thể, từng địa phương đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp quyết liệt để mở rộng “vùng xanh” với phương châm củng cố, phát triển ngay từ cơ sở, địa bàn dân cư. Bảo vệ “vùng xanh” ở cấp độ “tế bào” (tổ dân phố, ngõ, xóm) được xem là “vaccine cộng đồng”, mũi giáp công hiệu quả trong chiến lược chuyển hướng từ phòng ngự sang phản công. 


Tại những cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương về phòng, chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đều nhấn mạnh thông điệp, phải có cách tiếp cận mới và triển khai các giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Các bộ, ngành, địa phương liên quan hết sức chú ý việc củng cố, bảo đảm an toàn các “vùng xanh”. Nhiều ý kiến đánh giá, mô hình “vùng xanh” cũng như việc phân vùng xanh, đỏ, vàng để có cách thức chống dịch phù hợp, là một cách tiếp cận mới so với trước, để chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra, nhất là khi biến thể Delta có hệ số lây nhiễm R0 rất cao.


Thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng cũng cần thiết không kém “vùng xanh” trong cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một “vùng xanh” trên Internet theo hướng nhận diện tin giả và “vùng xanh” như sau:


Thứ nhất, tăng cường các kênh thông tin chính thống đa dạng phủ sóng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) để người dân có thể nhận diện được thông tin đúng đắn và tạo sự đề phòng, tính cảnh giác của bản thân khi tiếp xúc với thông tin được lan truyền khác không chính thống trên không gian mạng. Từ đó tạo thói quen có sự tham khảo khi sử dụng thông tin, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực.


Thứ hai, đối với các kênh tin giả, thông qua các kênh thông tin ở “vùng xanh” để giúp người dân có thể nhận diện được các đặc điểm như: Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường có vẻ khó xảy ra trong thực tế nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Đồng thời, kiểm tra đường dẫn liên kết. Đường dẫn URL chứa tin giả thường giả mạo gần giống các trang tin chính thống.


Ví dụ: đuôi tên miền “.org” dành cho các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận nhưng không vì thế mà mất cảnh giác, bởi những trang này có thể đăng tải thông tin chủ quan vì mục đích riêng của tổ chức đó chứ không hoàn toàn cung cấp thông tin khách quan cho người đọc. Kiểm tra kỹ mục “liên hệ” hoặc “giới thiệu” trên trang tin để tìm kiếm thông tin về cá nhân hoặc tổ chức đứng sau, xác định mức độ tin tưởng thông qua các thông tin được đề cập như: Chức danh, chức vụ, học hàm, học vị, mức độ phản hồi của người dùng, tính xác thực của địa chỉ.


Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh lấy trên mạng rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image” và nguồn gốc, địa điểm, thời gian. Về mốc thời gian sử dụng trong bài viết, tin giả được biên soạn và định dạng mốc thời gian không trùng với thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời gian đăng tải. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được thêm thắt, thổi phồng, làm giả ở những nội dung quan trọng nhất.


Điều quan trọng nhất là người dân khi tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, mang tính kích động, gây hoang mang dư luận, có biện pháp tự bảo vệ mình trước những thông tin xấu độc. Không chia sẻ, bình luận, like các bài viết đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng. Để nắm các thông tin chính trị, kinh tế-xã hội, tình hình dịch COVID -19, người dân cần tham khảo trang thông tin của các ban, bộ, ngành và cơ quan chức năng, thu thập, tiếp nhận thông tin ở các tờ báo chính thống, có uy tín những thông tin thuộc “vùng xanh”./.

Hải Đăng ST

Mũi 2 vaccine COVID-19 tiêm chậm hơn khoảng thời gian khuyến cáo có ảnh hưởng hiệu lực bảo vệ?

 Nhiều người dân băn khoăn nếu mũi 2 vaccine COVID-19 tiêm chậm hơn khoảng thời gian được khuyến cáo có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine hay có phải tiêm lại từ đầu hay không?

Áp dụng các toa thuốc trị COVID-19 trên mạng - Lợi bất cập hại

 Khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra căng thẳng, việc tìm kiếm các toa thuốc điều trị luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng cần nhớ, bất cứ quyết định dùng thuốc kê đơn (như kháng sinh, kháng viêm…) cần trao đổi với nhân viên y tế hoặc làm theo văn bản hướng dẫn của cơ quan Y tế.

Phương pháp kế thừa tri thức nhân loại của Các Mác - Giá trị lịch sử và thực tiễn sinh động ở Việt Nam

 

Phương pháp kế thừa tri thức nhân loại là đặc sắc của Chủ nghĩa Mác; nhờ phương pháp đó, Chủ nghĩa Mác đã không ngừng đổi mới, phát triển bằng cách tiếp thu có chọn lọc, có phê phán tất cả sản phẩm trí tuệ loài người đã sáng tạo ra.

Hậu phương vạn dặm khó khăn, cách trở

 

Chúng ta thẳng thắn nhìn vào một thực tế: Không phải ở những thời điểm có dịch Covid-19, người lính Cụ Hồ mới phải sống xa gia đình, mới chịu những thiệt thòi về đời sống vật chất, tinh thần. Mà câu chuyện về dặm dài xa cách giữa “tiền tuyến” với “hậu phương” là đặc thù chung của biết bao mái ấm quân nhân, trải qua nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã và đang công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều kỳ diệu chính là các anh rồi

 

Thật trớ trêu, khi mà cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang dốc toàn bộ trí tuệ, tâm sức cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, lập nhiều chiến công, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì những kẻ cơ hội lại lu loa cho rằng: “Quân đội bây giờ “đông nhưng không mạnh”, "không còn những sự hy sinh, cống hiến"... Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược với những luận điệu xuyên tạc đó.

NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG LÔI KÉO SINH VIÊN CỦA “VIỆT TÂN” THÔNG QUA NHỮNG LỚP TẬP HUẤN ONLINE

💢💢💢 Trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, tầng lớp sinh viên luôn là lực lượng đi đầu, chủ yếu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, tuổi trẻ có nhiều điều kiện, cơ hội để phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của các thế hệ đi trước, vươn lên khẳng định mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lợi dụng tâm lý tuổi trẻ, thích tự do, khẳng định mình và đặc biệt nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội còn hạn chế, các tổ chức phản động, nổi lên là tổ chức khủng bố “Việt tân” đã liên tục thông qua các lớp đào tạo online liên quan về “dân chủ, nhân quyền, phong trào xã hội dân sự” để phá hoại tư tưởng, tha hóa nhằm lôi kéo tầng lớp sinh viên, từng bước tuyển lựa thành viên làm cơ sở nội địa của chúng. 


❗❗❗ Năm 2021, với tính hình dịch bệnh phức tạp, sinh viên học tập chủ yếu thông qua các lớp online của trường, sự khó khăn trong công tác quản lý sinh viên, “Việt tân” (thông qua hai tổ chức “Sáng kiến lương tâm người Việt - VOICE” và RISE) đã lợi dụng vỏ bọc là tổ chức phi chính phủ - NGO đã mở rất nhiều lớp đào tạo online như “tìm hiểu xây dựng phong trào xã hội”, “tự do biểu đạt”, “nhận diện tin giả”… thu hút nhiều lượt tham gia, trong đó phần lớn là sinh viên các trường đại học, cao đẳng. 


⛔⛔⛔ “Việt tân” thường sử dụng các tổ chức ngoại vi (RISE, VOICE…) đứng ra với danh nghĩa là tổ chức phi chính phủ tài trợ kinh phí, sử dụng các học bổng du học nước ngoài và một số chính sách khác, mục đích tốt đẹp (xây dựng xã hội, bảo vệ môi trường…) nhằm thu hút các sinh viên tham gia, nhất là những sinh viên đam mê về công tác xã hội. Người có nhu cầu đăng ký tham gia phải cung cấp nhiều thông tin (tên tuổi, facebook cá nhân, gmail, độ tuổi, chuyên ngành cần tham gia…), trả lời các câu hỏi về tình hình chính trị Việt Nam, ứng viên nào càng trả lời một cách cực đoan, gay gắt, tỏ ra bức xúc về tình hình tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, các mặt trái của xã hội thì tỉ lệ được tham gia càng cao. Với số lượng được tuyển từ 10 – 30 người, tùy thuộc vào thời lượng giảng dạy và nhu cầu tuyển lựa của các tổ chức đều khác nhau. Các thành viên liên lạc thông qua các ứng dụng như: Telegra, Whatsapp và học tập thông qua ứng dụng Google classroom, Zoom, Gotomeeting… nhằm đảm bảo tính bảo mật, tránh sự phát hiện của Cơ quan Công an Việt Nam và đảm bảo danh tính của thành viên lớp học. 


⏩⏩⏩ Thông qua các khóa học trên, các tổ chức phản động sẽ lồng ghép vào chương trình đào tạo các nội dung phản động nhằm xuyên tạc tình hình chính trị của Việt Nam, vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, biển đảo, tâm lý “tẩy chay Trung Quốc” và các vấn đề khác liên quan đến tôn giáo, dân tộc… nhằm từng bước hình thành tư tưởng chống đối cho từng học viên, đồng thời đánh giá tư tưởng những thành viên có tiềm năng viết bài xuyên tạc, thái độ lệch lạc về chính trị, từ đó thu hút tham gia vào các hoạt động chống phá trong thời gian tới. Đi đôi với phá hoại tư tưởng là những chiêu bài đối phó với Cơ quan Công an như: Bảo mật thông tin, vượt tường lửa, cách thức viết bài xuyên tạc, thu thập thông tin về tình hình xã hội, lôi kéo người khác tham gia tổ chức… sẽ được các lớp trên hướng dẫn một cách chi tiết, đảm bảo đào tạo ra sinh viên “cực đoan chính trị”.


⚠️⚠️⚠️ Ngoài ra, “Đảm bảo về sự tự tin khi làm việc với Cơ quan Nhà nước” là một trong những cam kết đầu ra của các lớp tập huấn online này, các thành viên sẽ được tập huấn cách thức đối phó với Cơ quan Công an trong việc đăng tải bài viết xuyên tạc dưới hình thức bày tỏ ý kiến cá nhân, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, kháng cự hoặc chống đối lực lượng chức năng một cách khéo léo hay khi được mời làm việc.  


🔰🔰🔰 Với tư cách là tương lai của nước nhà, tầng lớp sinh viên phải cảnh giác trước những lớp đào tạo online của chúng, không để bản thân bị lợi dụng để rồi đánh mất tương lai của chính mình vì những âm mưu đen tối của tổ chức khủng bố “Việt tân”.

Hải Đăng ST

Tiếp lửa, nhân niềm tin từ người lãnh đạo

 Những ngày vừa qua, theo dõi qua báo chí truyền thông, tôi rất ấn tượng và xúc động trước hình ảnh, sự ân cần, sâu sát của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi thăm đồng bào nơi vùng đỏ, vùng xanh ở Thủ đô, và khi làm việc với Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội vào cuối tuần qua về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Tôi thấy thật ấm lòng, thật đẹp tình cảm của người dân với Chủ tịch nước của chúng ta, cũng như tinh thần “chống dịch như chống giặc” của các chiến sĩ tuyến đầu và người dân đang sát cánh tuyên chiến với Covid-19.

Hà Nội công bố 60 ca COVID-19 trong ngày 17/8, có 12 ca cộng đồng

 Hai người phụ nữ ở Thường Tín và Đống Đa trở thành bệnh nhân COVID-19 mới nhất ở Hà Nội.

Tối 17/8: Ghi nhận thêm 9.605 ca mắc COVID-19, riêng Bình Dương 3.332 ca

 Bản tin dịch COVID-19 tối 17/8 của Bộ Y tế cho biết có 9.605 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh có 3.559 ca mắc, Bình Dương 3.332 ca. Trong ngày có 4.331 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

TRAO GỬI TẤM LÒNG YÊU THƯƠNG TRONG MÙA DỊCH

 



Ðợt dịch Covid-19 lần thứ tư đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta. Cùng với những khó khăn, vất vả của các chiến sĩ áo trắng, những người tình nguyện nơi tuyến đầu tâm dịch, đã xuất hiện nhiều tấm lòng yêu thương cùng chia ngọt sẻ bùi, tương thân, tương ái của con người Việt Nam. Những hành động đẹp trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang lan tỏa mạnh mẽ, làm rung động mỗi con tim chúng ta, là động lực góp phần cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

CÓ CÁN BỘ NGỤY TRANG HÀNH VI TIÊU CỰC TRONG VỎ BỌC “DÁM NGHĨ, DÁM LÀM”

 



Đó là biểu hiện lấy danh nghĩa hành động quyết liệt, tinh thần tiến công, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung để độc đoán gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

Tại Phiên họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) ngày 5/8 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục xác định rõ khái niệm tiêu cực để mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.

 LỊCH SỬ LẶP LẠI - GIỐNG NHAU VỀ HIỆN TƯỢNG, NHƯNG KHÁC HOÀN TOÀN VỀ BẢN CHẤT!


Mấy hôm nay những hình ảnh từ Afghanistan khiến chúng ta liên tưởng tới một cảnh tượng đã diễn ra cách đây 46 năm ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng lịch sử đang lặp lại. Nhưng, có phải lịch sử đang lặp lại hay chỉ là một sự kiện có hiện tượng giống với những ngày cuối tháng 4 năm 1975 ở Việt Nam? 


Xin phép phân tích một chút về những "thành phần tham chiến" với hy vọng giúp mọi người thấy rõ hơn bản chất của các sự kiện lịch sử này.

Về phía Hoa Kỳ, có thể nói họ đã "chán" việc có mặt ở Afghanistan, vì ở đó dầu mỏ không nhiều, than không có, chỉ có sa mạc. Xã hội Afghanistan là một sự chia rẽ lớn, tiền ném vào quân đội và chính phủ bù nhìn thì như ném vào thùng không đáy. Vậy người Mỹ còn cần ở lại đó làm gì để tiếp tục tốn tiền, tốn nhân lực, trong khi nếu rút đi thì sẽ lại để lại một quả bom nổ chậm ngay cạnh Iran, Nga và Trung Quốc. 


Bản chất là: ở Afghanistan người Mỹ rút vì họ không còn lợi ích và không muốn tốn thêm tiền cho một đất nước chia rẽ và tham nhũng. Còn ở Việt Nam trước đây, người Mỹ phải rút về vì họ đã thua và thua một cách tâm phục khẩu phục; họ thua một phần vì phong trào phản chiến mạnh mẽ ở chính trong lòng nước Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là họ bị ăn no đòn kể từ khi đến và phải rút đi sau khi đã nhận ra rằng không thể chiến thắng một Dân tộc như VN. Ở  Afghanistan, Quân đội Hoa Kỳ không bị ăn những trận đòn đau đến cực đau như IaĐrăng, Khe Sanh, Mậu Thân hay Điện Biên Phủ trên không... như từng xảy ra ở Việt Nam. Họ rút vì đơn giản là họ đã có những toan tính khác có lợi hơn cho họ.


Về phía Taliban, trước đây cũng chỉ là một tổ chức vũ trang bán chuyên nghiệp. Ngay từ năm 2001, họ đã không biên chế quân đội của mình theo những phân cấp phân đội chính quy mà là những nhóm vũ trang nhỏ bố trí phân tán với trang bị hạng nhẹ; thiết giáp, pháo binh, phòng không và không quân gần như không có gì. Đến nay sau 20 chiến đấu họ cũng gần như không thay đổi là mấy, dù vẫn duy trì được những ưu điểm về kĩ năng, chiến thuật và tinh thần chiến đấu. Nhưng về bản chất chỉ là một nhóm phiến quân lớn chứ không phải là một đội quân chính quy. Một phần may mắn cho họ là quân đội chính phủ Afghanistan quá tệ hại, tệ hơn cả quân Ngụy năm xưa khiến cho Taliban có thể nhanh chóng đánh tan rã quân chính phủ và chiến thắng nhanh như vậy. Taliban còn là một nhóm mang tinh thần Thánh chiến cực đoan, tức là mục tiêu và lý tưởng chiến đấu của họ không hoàn toàn vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân và đất nước họ mà thay vào đó là những thứ mang màu sắc tôn giáo và thánh thần. Đánh đuổi người da trắng khỏi những vùng Đất Thánh của người Hồi giáo - tư tưởng tàn dư từ những cuộc Thập tự chinh mới là động lực chính của họ.


Trong khi đó ngay từ những ngày đầu thành lập, QĐNDVN tuy nhỏ nhưng đã được Đảng và Hồ Chí Minh định hướng xây dựng thành một đội quân chính quy mà biểu hiện đầu tiên chính là Bác Hồ đã xây dựng nên những triết lý cơ bản cho quân đội ta. Những triết lý đó lại nhằm phục vụ cho mục tiêu rõ ràng là Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc của nhân dân và dân tộc VN. Những năm đánh Pháp và đánh Mỹ, do phải đối đầu với những đội quân quá chuyên nghiệp và mạnh mẽ nên Quân đội ta buộc phải lựa chọn lối đánh du kích, song khi đủ điều kiện cũng không ngần ngại tung ra những đòn đánh mang tính quy ước với quy mô tăng dần, trước khi kết thúc 2 cuộc Kháng chiến Vệ Quốc thần thánh bằng những chiến dịch tổng lực (Điện Biên Phủ -1954; HCM -1975) với lực lượng tham gia tương đương cấp Quân đoàn đến Tập đoàn quân. Sau 30 năm chiến tranh, QĐNDVN càng chiến đấu càng trưởng thành,  càng đánh càng lớn mạnh, từ đội quân súng kíp những ngày đầu cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh quân đội ta đã tổ chức thành những Cụm quân lớn, tiến công quy ước theo phương thức tác chiến hiệp đồng quân - binh chủng tương tự như quân đội của các Cường quốc quân sự.

Do vậy, những gì đang diễn ra ở Afghanistan trong tháng 8 năm 2021 chỉ giống về mặt HIỆN TƯỢNG chứ hoàn toàn khác về BẢN CHẤT với những gì diễn ra ở Việt Nam trong tháng 4 năm 1975.

                                   TĐT st


Tổng thống Hoa Kỳ đã đúng khi nhận định Taliban không có những khả năng như Giải phóng quân VN, nhưng ông ta cũng không ngờ rằng quân chính phủ Afghanistan còn ăn hại hơn cả đám Ngụy ở miền Nam Việt Nam năm xưa./.

QUÂN ĐỘI: LUÔN XUNG KÍCH CHỐNG DỊCH NƠI TUYẾN ĐẦU

  Bất cứ ở đâu có điểm nóng về dịch COVID-19 là bộ đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “vì nhân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”.


   Theo Nghị quyết 86 của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bộ Quốc phòng là một trong những lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch và chủ động hỗ trợ, chăm lo đời sống nhân dân..


     Chăm lo, bảo vệ tốt đời sống nhân dân


   Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng khẳng định, trong bất luận hoàn cảnh nào, quân đội luôn xung kích, đi đầu, sát cánh cùng chính quyền, nhân dân các địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19. Bất cứ ở đâu có điểm nóng về dịch COVID-19 là bộ đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “vì nhân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”, từ truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly tập trung, tiêm vaccine đến chăm sóc bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho người dân, bệnh nhân, các lực lượng phòng, chống dịch, lan tỏa hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.


   Theo tinh thần đó, ngày 15/8, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tổ chức “Gian hàng 0 đồng”, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu cho các hộ gia đình gặp khó khăn do dịch COVID-19.


   Ban Chỉ huy quân sự quận Tây Hồ là đơn vị đầu tiên của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức mô hình “Gian hàng 0 đồng”. Trong ngày đầu tiên tổ chức, đã có 120 kg thịt, 1.200 quả trứng gà, hơn 1 tấn rau, củ, quả, 20 thùng mỳ tôm và 6 tạ gạo với tổng giá trị 60 triệu đồng được cán bộ, nhân viên Ban Chỉ huy quân sự quận Tây Hồ trao tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.


   Tại Ban Chỉ huy quân sự quận Thanh Xuân, có 300 suất quà gồm trứng, mì, dầu ăn, rau củ quả, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang… với tổng trị giá là 105 triệu đồng đã được trao tặng cho các gia đình chính sách, trường hợp khó khăn trên địa bàn.


   Tại Hà Nội, Ban Chỉ huy quân sự các quận: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hà Đông, Ba Đình… cũng tổ chức “Gian hàng 0 đồng” hỗ trợ, chung sức với nhân dân trên địa bàn vượt qua dịch bệnh. Dự kiến, trong những ngày tới, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục nhân rộng tổ chức mô hình này.


   Một lực lượng khác không thể không nhắc tới, đó là những chiến sĩ dân quân, tự vệ. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang đã huy động hơn 50.000 lượt cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tại hơn 1.200 chốt phòng, chống dịch và gần 200 khu cách ly tập trung. Lực lượng này đã phối hợp với các tổ COVID-19 cộng đồng đến từng nhà tuyên truyền, vận động người dân làm tốt công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ người dân sản xuất, phát triển kinh tế ngay trong lúc dịch COVID-19 phức tạp. Còn tại tỉnh Bắc Ninh, lúc cao điểm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã điều động hàng trăm cán bộ, nhân viên tham gia quản lý, phục vụ tại các khu cách ly tập trung trong tỉnh; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các lực lượng trên địa bàn thiết lập 288 chốt phòng, chống dịch, điều động gần 700 cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ tham gia cùng với công an, y tế địa phương thực hiện nhiệm vụ.


   Ngoài các lực lượng trực tiếp xông pha trên tuyến đầu hỗ trợ các địa phương chống dịch, trong đợt dịch thứ 4 này, các đơn vị trong toàn quân đã nỗ lực, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, phát huy tốt vai trò, vị thế của mình, có đóng góp quan trọng vào thành tích chung của hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Nổi bật trong đó phải kể đến những đóng góp thầm lặng của lực lượng bộ đội biên phòng. Suốt thời gian qua, kể từ khi dịch bùng phát, bộ đội biên phòng đã triển khai, thành lập hàng nghìn chốt, trạm kiểm soát, phòng, chống dịch trên địa bàn biên giới đất liền, trên biển. Hiện nay, lực lượng biên phòng đang duy trì 1.906 tổ chốt chặn với gần 13.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng, trên 30 tàu thường xuyên tuần tra trên vùng biển, kịp thời phát hiện hàng nghìn trường hợp xâm nhập trái phép.


   Ngày 15/8 vừa qua, tại Khánh Hòa, Bộ Quốc phòng đã tăng cường lực lượng, mở rộng quy mô Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 4 - Tổng cục Hậu cần từ 500 giường bệnh lên 1.000 giường bệnh. Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 4 có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 cho bộ đội, nhân dân tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận. Bệnh viện được giao cho Bệnh viện Quân y 87 phụ trách, phối hợp với Đội điều trị 486, Vùng 4 Hải quân, Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Tính đến chiều 15/8, Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 4 đã điều trị khỏi cho hơn 300 bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.


   Hoạt động tại “điểm nóng” nhất trong dịch bệnh hiện nay, lực lượng vũ trang TPHCM đã phát huy tinh thần xung kích, sát cánh cùng các lực lượng tuyến đầu, tích cực tham gia phòng, chống dịch. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thành phố ngày đêm bám trụ, canh trực tại các chốt, trạm kiểm soát dịch ở những tuyến giao thông cửa ngõ, địa bàn giáp ranh, khu cách ly, phong tỏa, bệnh viện dã chiến..., góp phần đẩy lùi dịch bệnh.


   Tiếp tục thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch, quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, lực lượng vũ trang TPHCM triển khai phòng, chống dịch nghiêm túc, chặt chẽ. Cán bộ, chiến sĩ luôn đoàn kết, quyết tâm cao, không ngại khó khăn, nguy hiểm, xông pha nơi tuyến đầu, thực sự là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa vững chắc cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trong công tác phòng, chống dịch, giữ ổn định địa bàn.


     Chủ động phòng, chống dịch trong đơn vị


   Sau hơn 20 ngày thực hiện chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn Quân khu 7 (TPHCM, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng và Bình Thuận) với chủ trương “địa phương, đơn vị phía sau hỗ trợ địa phương, đơn vị phía trước”, “địa phương, đơn vị ngoài vùng dịch hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, đơn vị trong vùng dịch”, “vùng có dịch ít hỗ trợ, giúp đỡ vùng có dịch nhiều”, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.


   Nhiều đơn vị đã chủ động nhường doanh trại để thành lập các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, tổ chức chăm sóc, phục vụ tận tình, chu đáo, an toàn; phân luồng, tham gia điều tiết, hỗ trợ lực lượng, phương tiện đưa người lao động, học sinh, sinh viên về quê theo nguyện vọng; giúp nhân dân thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông, thủy, hải sản; phối hợp với địa phương tiếp nhận, đưa tro cốt người mất từ nơi hỏa táng về với gia đình. Các đơn vị tại Quân khu 7 cũng tổ chức nhiều chương trình giúp dân có ý nghĩa như: 1.000, 5.000, 100.000 phần quà nghĩa tình hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.


   Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản cho hay, để bảo đảm cho quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, đồng thời có thể giúp các địa phương và người dân phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả thì trước hết, quân đội phải tự tổ chức phòng, chống dịch, giữ an toàn cho cán bộ, chiến sĩ.


   Chính vì vậy, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện trong nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thường xuyên chỉ đạo toàn quân chủ động phòng, chống dịch với tinh thần đi trước một bước, cao hơn một bước, ngăn chặn, hạn chế tối đa dịch xâm nhập vào các cơ quan, đơn vị. Thời gian qua, dù trên các địa bàn quân đội đóng quân có dịch và lực lượng quân đội trực tiếp tham gia phòng, chống dịch ở tuyến đầu, song toàn quân vẫn bảo đảm an toàn trước dịch bệnh; một số quân nhân nhiễm COVID-19 đã được phát hiện, cách ly, điều trị kịp thời, không để lây lan rộng.


   Thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Hải Sản khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của quân đội vẫn là duy trì, giữ vững chất lượng công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Cùng với tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, các cơ quan, đơn vị toàn quân sẽ tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, quyết tâm khẳng định vai trò luôn là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa vững chắc cho chính quyền và nhân dân các địa phương trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19./.

Hải Đăng ST