Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019


CẢNH GIÁC VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA ĐỊCH
TRÊN INTERNET
                                                                                        
          Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với nhiều âm mưu thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt. Các hoạt động chống phá ngày càng gia tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và lưu lượng với âm mưu cơ bản và lâu dài là xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.
Để thực hiện âm mưu đó, chúng tăng cường sử dụng “diễn biến hòa bình” - một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng.
          Trong chiến lược này, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa được chúng coi là “mũi đột phá”, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra những khoảng trống để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ đảng viên và nhân dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng ra sức sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet, các blog để truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tác đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu cáo bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
          Thực tế những năm qua cho thấy, các thế lực thù địch đã tập dượt cho âm mưu, ý đồ của chúng bằng nhiều thủ đoạn kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tường khác nhau như: thâm nhập vào các tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên nhằm phá vỡ các tổ chức này. Chúng đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản động vào cuộc sống của giới trẻ; lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan trong giới trẻ để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”; thông qua các chương trình học bổng, thông qua các cuộc hội thảo khoa học, những hứa hẹn tài trợ, giúp đỡ về tài chính, tài trợ học bổng, tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo để tiếp cận, tác động, tuyên truyền, lôi kéo. Chúng bịa đặt, đưa nhiều thông tin sai lệch, lấp lửng, giật gân và tạo ra các diễn đàn để nhiều người trẻ truy cập và mời chào tham luận. Chúng khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội được báo chí trong nước đăng tải và hướng luồng dư luận vào những vụ việc này để kích động lớp trẻ tỏ thái độ bất mãn, kích động biểu tình, bạo loạn. Tiêu biểu là tổ chức phản động lưu vong Việt Tân, thời gian qua đã tăng cường phát triển cơ sở, tăng cường hoạt động chuyển hóa, lôi kéo, tập hợp lực lượng vào các hoạt động chống phá; lợi dụng các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông nhất là các trang mạng internet để xâm nhập móc nối, tác động với mục đích làm “chuyển hóa” nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong suy nghĩ và tư tưởng của nhân dân.
          Đứng trước những âm mưu thủ đoạn hết sức tinh vi và thâm độc của các thế lực thù địch, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sử dụng internet, nhất là các trang mạng xã hội phải luôn tỉnh táo, nâng cao cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, kích động, lôi kéo, thực hiện ý đồ phản động của chúng. Cần lựa chọn, sàng lọc thông tin trên internet, các trang mạng xã hội, blog…, đồng thời tích cực đấu tranh với các quan điểm sai trái, tuyên truyền, kích động, góp phần làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
          Văn Phúc



“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên
 và một số giải pháp phòng chống

        Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng đã chỉ rõ: Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bọ đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên để tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 
Thực tiễn trong thời gian qua đã cho chúng ta thấy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là quá trình tự thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên theo chiều hướng tiêu cực, từ đúng thành sai, từ tin tưởng đến hoài nghi, phủ định tính khoa học, tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để chuyển sang sùng bái, tin theo các luận điểm tư sản, sai trái, phản động. 
 Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”   chiến lược Tự diễn biến” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời và tác động lẫn nhau. Đó là mối quan hệ khách quan và chủ quan. “Diễn biến hòa bình” thúc đẩy Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đến lượt nó tự Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”  thúc đẩy “Diễn biến hòa bình”, trong đó Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhân tố bên trong mang tính chất quyết định. Vì vậy, Đảng ta xác định phải kiên quyết đấu tranh “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là công việc cấp bách và phải được tiến hành thường xuyên trong từng tổ chức đảng, ở mỗi cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện hiện nay, để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, Tăng cường công tác giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cùng với đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Tổ chức quán triệt triển khai thực hiện tốt trong thực tế công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quan tâm đến nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là đội ngũ cán bộ nòng cốt, chuyên trách về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu; về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, tác phong công tác; về thực hiện tốt các chế độ, chính sách. Quan tâm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin, tài liệu cho hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

Cảnh giác những chiêu bài xuyên tạc sứ mệnh của Quân đội
 và Công an nhân dân với các thế lực thù địch
Chiêu trò thông qua một số trang mạng để tán phát những giọng điệu, ngụy tạo hình ảnh nhằm tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu lực lượng vũ trang (LLVT) của các thế lực thù địch thực chất không có gì mới. Thế nhưng trong bối cảnh chính trị hiện nay, chúng ta cần nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của LLVT; nhận thức đúng quyền và trách nhiệm của người dân, không để những kẻ cực đoan lợi dụng dân chủ, nhân quyền vi phạm pháp luật.
Ở nước ta, vài năm trở lại đây, trước và sau những vụ việc “nóng” về xã hội, như vụ Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng ở 4 tỉnh miền Trung; vụ một số trạm thu phí BOT gây ách tắc giao thông (BOT Cai Lậy-Tiền Giang); vụ việc ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), gần đây vụ cháy rừng ở miền Trung… chính quyền địa phương phải điều động cảnh sát có vũ trang đến hiện trường nhằm ngăn ngừa kẻ xấu lợi dụng gây bất ổn định về chính trị-xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai... để bảo vệ Nhân dân.
Phòng ngừa và khi cần thì trấn áp tội phạm là một việc làm bình thường theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các LLVT. Thế nhưng trên một số mạng xã hội có kẻ post bài lên nói rằng: “Bộ đội, công an đàn áp Nhân dân”... Sự khác biệt giữa đàn áp với trấn áp như thế nào? Phải chăng có hiện tượng bộ đội, công an đàn áp Nhân dân hay đây chỉ là một thủ đoạn chính trị thâm độc của các thế lực thù địch và những phần tử phản động?
Đàn áp và trấn áp tuy có điểm giống nhau về phương thức hoạt động nhưng khác nhau cơ bản về đối tượng tác động. Đàn áp theo từ điển thì đó là hoạt động của chính quyền, thường là trong xã hội phong kiến, thực dân bằng các công cụ bạo lực, cưỡng chế đa số người dân nhằm bảo vệ chính quyền và chế độ xã hội mà họ đang nắm giữ. Chẳng hạn người ta hay nói: Thực dân Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta một cách đẫm máu. Trong khi đó, khái niệm trấn áp dùng để chỉ hoạt động của chính quyền hiện hữu bằng công cụ bạo lực, cưỡng chế một số nhỏ, từ cá nhân đến nhóm xã hội vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ trật tự xã hội. Ví dụ: Công an, cảnh sát trấn áp tội phạm để giữ gìn cuộc sống bình yên của Nhân dân.
Những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới và khu vực diễn ra phức tạp. Nhờ có đường lối chính trị-quốc phòng đúng đắn, Việt Nam đã giữ vững ổn định chính trị xã hội; duy trì được quan hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc hòa bình, bình đẳng cùng có lợi. Tuy nhiên đất nước ta vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.

CẢNH GIÁC NHỮNG CHIÊU THỨC CHỐNG PHÁ MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA  

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, lĩnh vực tư tưởng, văn hóa luôn được các thế lực thù địch sử dụng làm mũi nhọn chống phá cách mạng nước ta. Hiện nay, lợi dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường ở nước ta, chúng đang có những chiêu thức, thủ đoạn chống phá mới, làm cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm này càng trở nên cam go và quyết liệt.
Những năm qua, bằng nhiều thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, nền văn hóa mới của dân tộc, nhưng không mang lại kết quả, các thế lực thù địch đang có sự điều chỉnh thủ đoạn chống phá hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Chúng cho rằng, vấn đề trước tiên, cốt yếu nhất là phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, xây dựng hệ thống lý luận khác, có khả năng triệt tiêu chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng một xã hội mới, kiểu tư bản chủ nghĩa. Như vậy, mục tiêu tấn công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực không hề thay đổi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chúng đã và đang sử dụng những chiêu thức mới, tiếp cận theo hướng quan hệ “mềm dẻo”, thân thiện hơn, hợp tác toàn diện, thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tác động, phá hoại nền tảng tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Nhận diện đúng những chiêu thức mới của các thế lực thù địch chống phá cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình” – “tự chuyển hóa” hiện nay.

CẦN LÊN ÁN VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC PHẢN ĐỘNG CỦA VIỆT TÂN
                                                                  
Mới đây ngày 01 tháng 7 năm 2019 trên trang phản động Việt Tân đăng bài “Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc” đây là bài viết nói lên quan điểm của một cá nhân nhưng ẩn sâu trong đó là lời lẽ thể hiện rõ thủ đoạn chính trị, nhằm mục đích làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, kích động mối hận thù dân tộc trong nhân dân. Đây là thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch mà chúng ta cần phải lên án
Như chúng ta đều đã biết quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử; sự thụt lùi hoặc phát triển trong quan hệ hai nước luôn tác động đa chiều, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình mỗi nước. Từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).

Bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – Một âm mưu thâm độc

Lịch sử xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng hơn 74 năm qua đã chứng minh Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc và nhân dân, thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được các tầng lớp nhân dân Việt Nam tin tưởng, yêu quý, tôn vinh là “Bộ đội Cụ Hồ”, được nhân dân Campuchia yêu quý, tin tưởng gọi là “Quân đội của Nhà Phật”.
Những hy sinh cống hiến to lớn của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cũng như trong Chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam trước đây, hiện nay được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đồng thời được bạn bè thế giới khâm phục, ngợi ca, tôn vinh. Vì vậy, dù có sử dụng trăm phương ngàn kế, các thế lực thù địch cũng không thể bôi nhọ, phủ nhận biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ” cao quý trong lòng nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn đen tối và phản động của các thế lực thù địch.
Mai Năm Mới (ST)

Một số chiêu trò chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội Việt Nam của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận

6 tháng đầu năm 2019, các thế lực thù địch, nhất là các tổ chức phản động người Việt lưu vong câu kết với các phần tử chống đối, bất mãn, cơ hội, lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, các sự kiện chính trị ở trong nước và quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động chống phá nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Về thủ đoạn, chúng phát tán tài liệu, viết thư gửi các tổ chức quốc tế và cơ quan Đảng, Nhà nước; trả lời phỏng vấn đài, báo quốc tế về tình hình Việt Nam, cổ súy cho đấu tranh tự do; điều trần về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; giới thiệu sách, báo, hồi ký, phát tán các videoclip có nội dung xấu độc, nhằm xuyên tạc tình hình chính trị, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Chúng cho rằng, mô hình chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay đã “lỗi thời” lạc hậu cần phải xóa bỏ để xây dựng một xã hội mới, đồng thời chúng vu cáo Đảng, Nhà nước ta cấm đoán tự do, bóp nghẹt dân chủ, nhân quyền, báo chí, tôn giáo; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép với Việt Nam, kích động nhân dân, nhất là giáo dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ.
Chúng trích dẫn, cắt xén, thêm bớt những nguyên lý, lý luận nền tảng tư tưởng của Đảng để soi xét vào thực tiễn tình hình đất nước, đối lập chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách và luật phát của Nhà nước. Chúng triệt để lợi dụng những điểm “nóng” trên các lĩnh vực của Việt Nam, để vu cáo, thổi phồng, bóp méo, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an, nhằm xuyên tạc tình hình mọi mặt của đất nước, hướng lái những tư tưởng và hành động sai trái, chống đối, bất tuân, bạo lực và bạo động trong cộng đồng nhân dân và xã hội, từ đó lôi kéo, tập hợp những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong – ngoài nước, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước can dự vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Về lực lượng, 6 tháng đầu năm 2019, nổi lên có: các nhân vật cực hữu trong các chính phủ các nước; tổ chức phản động “Việt Tân”, đảng Đại Việt ở nước ngoài câu kết với một số Linh mục phản động ở Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tp. Hồ Chí Minh; Mạng lưới blogger Việt Nam, Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH), một số nhân vật cực hữu trong Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc; “Cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại”; “Hội Cựu quân nhân Quân lực VNCH”; “Hội Thanh niên Phật giáo Hòa hảo thuần túy”; “Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam thống nhất”; các đài VOA, BBC, RFI…
Về nội dung chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trong 6 tháng đầu năm, nổi lên các vấn đề chính như: Xuyên tạc, kích động tẩy chay chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa; nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh Đảng, Nhà nước và Quân đội, đặc biệt là sự xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo trắng trợn về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, trọng tâm là Hội nghị Trung ương 10 khóa XII, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV; xuyên tạc lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta; phát tán tư tưởng dân chủ tư sản, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; tuyên truyền, xuyên tạc chống phá chức năng, nhiệm vụ của quân đội và cố tình làm xấu hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân …
Về hình thức chống phá, chúng sử dụng những trang mạng như: Việt Nam Thời Báo; Blog Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ; Dân Làm Báo; Blog RFA; Chân Trời Mới Media; Tiếng Dân; Bauxite Việt Nam…để phát tán các bài viết tuyền truyền xuyên tạc sai sự thật về Việt Nam, đồng thời đăng những vidieoclip xấu độc lên Faebook, Yuotube…, thư gửi, kiến nghị, tuyên bố, hội thảo của các tổ chức, cá nhân; trao giải thưởng của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và của các tổ chức phản động, đối lập; trả lời phỏng vấn, bình luận của các báo đài…
Đây là những chiêu trò không mới, nhưng nó được các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị “diễn lại” khi có một sự kiện nào đấy để lừa gạt những ai nhẹ dạ cả tin, chúng ta phải hết sức cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ những quan điểm, luận điệu này.
Mai Năm Mới (ST)

KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ


KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã mang lại nhiều thay đổi trên các lĩnh vực. Ảnh hưởng của không gian mạng không chỉ làm thay đổi căn bản theo hướng tích cực trên các mặt của đời sống xã hội. Đồng thời, không gian mạng đã và đang đặt ra nhiều thách thức, các thế lực thù địch đang lợi dụng không gian mạng để chống phá chúng ta.
Thời gian qua, các các tổ chức phản động lưu vong người Việt tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt; một trong những thủ đoạn mà chúng ưu tiên là lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội vào hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.
Để ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch sử dụng không gian mạng, chúng ta cần tập trung làm tốt một số nội dung: Tăng cường sự quản lý của các cấp, đặc biệt là các cơ quan chức năng đối với mạng xã hội; chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh ngăn chặn; chủ động ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng xã hội được các thế lực thù địch sử dụng vào hoạt động tuyên truyền chống phá, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, sử dụng các giải pháp về công nghệ để ngăn chặn một cách triệt để; đẩy mạnh hoạt động đấu tranh phản bác luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trên mạng xã hội, thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền phản bác, định hướng dư luận hoặc tiến hành đấu tranh phản bác; thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc đấu tranh, xử lý đối tượng khi cần thiết./.

Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” cần kiên quyết


Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” cần kiên quyết


Hơn nữa, khi thực hiện nhiệm vụ này rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của mỗi con người. Tuy khó nhưng không thể không làm, vì vấn đề này có liên quan đến sinh mệnh chính trị, uy tín của Đảng và sự tồn vong chế độ. Bởi thế, ngoài quan điểm tích cực và chủ động thì việc kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là rất quan trọng. Nếu không kiên quyết trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì việc thực hiện sẽ trở nên “nửa vời” và không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.Để thể hiện tính kiên quyết trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì trong quá trình thực hiện phải nắm vững nguyên tắc kỷ luật tự giác, nghiêm minh của Đảng, chống phải đi đôi với xây và phải lấy xây làm chính. Cần phải tiến hành đồng bộ, toàn diện đối với mọi tổ chức, cá nhân, gắn kết chặt chẽ giữa đấu tranh, phê bình với các biện pháp hành chính, pháp luật và kinh tế.
Việc tạo ra phong trào và hành động cụ thể, thiết thực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khi đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là rất cần thiết. Có một số vấn đề cần tập trung, đó là: Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp, vấn đề này đã được Đảng ta chú trọng thực hiện trong thời gian qua và đã thu được những kết quả nhất định; kiên quyết sử dụng nhiều biện pháp để đấu tranh phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; kiên quyết thực hiện phê bình, tự phê bình. Khi có dấu hiệu vi phạm thì dù cán bộ ở cương vị nào cũng cần phải được kiểm điểm, phê bình, xử lý kịp thời, mạnh mẽ, không "dĩ hòa vi quý", không nể nang, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, không có vùng cấm, không loại trừ cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao tự coi mình là "bề trên", đứng ngoài tổ chức. Những biểu hiện, những đối tượng như thế càng phải kiên quyết trong đấu tranh, khắc phục, loại trừ, bởi đó thực sự là "mầm họa" của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", là nguyên nhân sâu xa nhưng trực tiếp dẫn tới làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Sự toàn vẹn, hợp lý của luật an toàn thông tin và luật an ninh mạng


Khi dự thảo ban hành Luật An ninh mạng, nhiều ý kiến xây dựng lo ngại về sự chồng chéo, không nhất thể giữa hai luật, ... Ở khía cạnh khác, nhiều thành phần tiêu cực đưa ra nhiều lý lẽ không sở cứ để ngăn cản việc ban hành Luật an ninh mạng, công cụ hành lang pháp lý để ngăn chặn những âm mưu phá hoại, chống đối của chúng...xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, tổ chức và cá nhân trên không gian mạng. Vậy, chúng ta phân biệt như thế nào về hai luật này.
Thứ nhất, phải thấy rõ, luật An toàn thông tin mạng ban hành năm 2015 là " Quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng”  tức là Luật quy định các hoạt động đảm bảo cho thông tin được an toàn cả về vật lý lẫn nội dung của thông tin; quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức với việc đảm bảo an toàn thông tin theo quy định, đồng thời Luật cũng xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin là thước đo đánh giá tính an toàn của thông tin. Luật An ninh mạng “Quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ”, luật quy định những hành vi nào được phép, không được phép trên không gian mạng để đảm bảo chủ quyền quốc gia, dân tộc trên không gian mạng. Đồng thời, luật cũng chỉ rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chuyên trách và không chuyên trách trong việc bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng, chống lại sự xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Thứ hai, sự giống nhau là các quy định, thuật ngữ dùng trong hai luật làm cơ sở tạo ra sự thống nhất của hai văn bản luật quan trọng trong vấn đề về an ninh, bảo mật và không gian mạng.
Nắm được phạm vi ý nghĩa của hai luật làm cơ sở để phản bác lại các âm mưu xuyên tạc, ngăn chặn chống đối việc ban hành luật An ninh mạng, nhằm xây dựng không gian mạng AN TOÀN, LÀNH MẠNH và RỘNG KHẮP như mục đích của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng (Nghị quyết 29-NQ/TW 25/7/2018) của Trung ương Đảng đã xác định./.,

Luật an ninh mạng, hành lang pháp lý xây dựng Không gian mạng An toàn, Lành mạnh và Rộng khắp


Ngày 1/1/2019, luật An ninh mạng có hiệu lực, thực tế khi đưa luật An ninh mạng vào hệ thống hành lang pháp lý, không gian mạng quốc gia đã dần đi vào an toàn, lành mạnh và rộng khắp.

Thật vậy, không gian mạng an toàn hơn khi  mọi người được  bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu, độc, xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mỗi người dân được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.
          Ngoài ra, nhờ luật An ninh mạng, mọi người dân được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình: Điều 16, Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Điều 17, Luật An ninh mạng sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Điều 18, Luật An ninh mạng giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Điều 19, Luật An ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ… Điều 26, Luật An ninh mạng “gia cố” thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng (trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình. Với luật an ninh mạng,  trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng theo quy định tại Điều 29, Luật An ninh mạng.
Hơn nữa, không gian mạng quốc gia được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng cần thiết (Điều 5), giúp lực lượng này hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đồng nghĩa sẽ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hữu hiệu hơn.
Mỗi người dân, khi tham gia không gian mạng, quyền lợi của cá nhân sẽ bảo đảm khi mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm cộng đồng về an ninh mạng sẽ được tăng cường hơn, khi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng được xác định trách nhiệm cụ thể, góp phần quan trọng hình thành không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Như vậy, không gian mạng đã trở lên AN TOÀN, qua đó cũng là điều kiện để cho các hoạt động xã hội trên không gian mạng LÀNH MẠNH, giữ gìn bản chất văn hóa tốt đẹp, bài trừ các hiện tượng tha hóa, chống lại các biểu hiện suy đồi, không văn minh.
Có như vậy, không gian mạng mới trở lên RỘNG KHẮP mang lại lợi ích cho mỗi người dân, cũng là điều kiện để duy trì thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên không gian mạng./.



Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Tham dự G20, sự kiện khẳng định trước những âm mưu hạ uy tín đất nước trong thời kỳ đổi mới

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Nhật Bản được tổ chức tại thành phố Osaka từ 28 đến 29-6 .  Nhân dịp này, nước chủ nhà Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời đặc biệt và tham dự các hội nghị và cuộc họp trong khuôn khổ G20 năm 2019. Việt Nam tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung hội nghị.
Lần thứ 4 tham dự trong vòng 10 năm qua, Việt Nam dự thượng đỉnh G20. Năm nay, Việt Nam là 1 trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản dự hội nghị của nhóm 20 nền kinh tế lớn, chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu. 
Những năm qua, các thế lực chống đối Đảng, Nhà nước luôn lải nhải luận điệu hạ thấp uy tín Chính phủ trước cộng đồng quốc tế. Thực tế, ngược lại, chúng ta trúng cử hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiều lần được tham dự và đóng góp với các diễn đàn lớn của các nền kinh tế, trong đó có G20. Sự kiện tham dự  thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với uy tín và vị thế của Việt Nam, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm đối với hoà bình, an ninh và phát triển trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20, chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng hợp tác và nỗ lực của Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, vì một thế giới hoà bình, thịnh vượng, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Theo chương trình, bên cạnh việc tham dự các phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự Thượng đỉnh G20. Thủ tướng cũng sẽ có một số cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp, tổ chức hữu nghị vùng Kansai trong thời gian ở Osaka.
Sự kiện tham dự và tham gia các nội dung quan trọng của hội nghị G20 đã khẳng định rõ ràng về uy tín, sự phát triển của đất nước trước cộng đồng quốc tế trong thời kỳ đổi mới.

Đẩy lùi tệ nạn và phát huy trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh


Một trong những vấn đề dư luận xã hội bày tỏ sự quan ngại thời gian gần đây là một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện vi phạm chuẩn mực đạo đức, vướng vào tệ nạn xã hội. Nếu không có những giải pháp ngăn chặn kịp thời thực trạng này thì không chỉ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ mà còn tác động tiêu cực đến việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Nỗi lo về tình trạng đạo đức xuống cấp, vi phạm tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng lệch chuẩn xã hội, nó thường được biểu hiện dưới những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức của con người, mà còn làm rạn nứt hạnh phúc gia đình, làm mọt ruỗng văn hóa và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Băn khoăn trước thực trạng một bộ phận người dân trong xã hội, trong đó có cả cán bộ, đảng viên có những biểu hiện, hành vi thiếu chuẩn mực, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc và đạo đức xã hội, mới đây, trong buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói rằng “cảm thấy xót ruột khi đạo đức xã hội xuống cấp”. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đã nhấn mạnh rằng: Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội. Càng phát triển kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm chăm lo giữ gìn văn hóa, đạo đức, vì đó là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Không nghiêm khắc rèn luyện bản thân, nhân cách cán bộ, đảng viên sẽ “xuống dốc” không phanh
Không ai phủ nhận những giá trị tích cực mà nền kinh tế thị trường đã mang lại cho xã hội và con người. Tuy nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trường “cộng sinh” với lối sống lai căng, văn hóa độc hại du nhập từ bên ngoài vào khiến tệ nạn xã hội có nguy cơ trỗi dậy và làm băng hoại đạo đức xã hội. Cán bộ, đảng viên cũng là con người nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội ở cả mặt tốt và mặt xấu, ở cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, trước sự “cám dỗ, mê hoặc” của những “chiếu bài, ván bạc” hay lời “mời gọi quyến rũ” từ vũ trường, nhà hàng, khách sạn, thậm chí chiêu bài “mỹ nhân kế” làm chao đảo cả một triều chính xưa kia cũng có thể tái diễn để trở thành “cái dây thòng lọng” đối với bất cứ cán bộ, đảng viên nào thiếu bản lĩnh, thiếu tỉnh táo, thiếu nghiêm khắc với chính mình.
Nếu như những năm tháng chiến tranh, cán bộ, đảng viên có mục tiêu lớn nhất là cùng nhân dân, bộ đội kề vai sát cánh bên nhau để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi giang sơn bờ cõi, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; hay trong thời bao cấp còn nhiều khó khăn, nhà nhà, người người phải lo toan cái ăn, cái mặc hằng ngày thì cán bộ, đảng viên ít nhiều vẫn giữ được sự trong trẻo của tâm hồn, sự trong sáng của lương tâm, sự lành lặn của đạo đức, do đó ít bị tha hóa, biến chất. Còn thời nay, điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất đã đầy đủ, sung túc hơn xưa; môi trường xã hội thông thoáng, cởi mở hơn; các phương tiện nghe nhìn, truyền thông, văn hóa giải trí, mạng xã hội đã làm cho con người được tận hưởng tiện ích, thoải mái gấp nhiều lần… nhưng cũng làm người ta dễ trở nên “lóa mắt” trước những “cạm bẫy” từ sự hào nhoáng, giả tạo và lệch chuẩn xã hội mà không phải ai cũng dễ nhận diện, phát hiện để tránh xa. Thế nên, có người ví von rằng, thời đại công nghệ có thể tạo bàn đạp, bệ đỡ cho con người vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, nhưng cũng có thể là chiếc xe “không phanh” lót đường cho sự sa ngã, xuống cấp đạo đức nếu con người buông lơi, thỏa thích với những ham hố tầm thường của mình.
Không ngẫu nhiên mà từ Đại hội XII đến nay, Đảng ta không chỉ coi đạo đức là một trong 4 trụ cột trong công tác xây dựng Đảng, mà còn đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định nhằm siết chặt kỷ cương, củng cố văn hóa, chấn chỉnh đạo đức trong Đảng. Bởi sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên khiến nhân dân suy giảm niềm tin vào Đảng và chế độ, đồng thời làm cho nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội có nguy cơ lung lay từ gốc rễ.
Cán bộ, đảng viên nhân đôi trách nhiệm trong việc xây dựng nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh
Với tư cách là lực lượng dẫn dắt xã hội phát triển văn minh, tiến bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ có trách nhiệm xây dựng nền tảng tinh thần đạo đức xã hội lành mạnh mà còn phải là lực lượng tiên phong trong đấu tranh, phòng ngừa, đẩy lùi, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.
Muốn làm tốt việc này, trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần chú trọng học tập, thấm nhuần những giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, dâm ô, cờ bạc, mê tín dị đoan; gương mẫu chấp hành nội quy, quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa tại cộng đồng nơi cư trú; vận động gia đình, người thân và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phường, xã văn minh...
Để tệ nạn xã hội xâm nhập vào một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy và chính quyền các cấp không thể vô can. Vì vậy, đi đôi với việc đề cao vai trò tự giác, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cần quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa bổ ích nhằm tạo ra không gian sống tích cực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cùng với đó, cần làm tốt công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp với chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương tăng cường giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú; tránh để “khoảng trống trận địa quản lý” khiến cán bộ, đảng viên vi phạm tệ nạn xã hội mà không biết.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhiều nước trên thế giới thời gian đầu quá chú trọng phát triển kinh tế mà không chú ý đến môi trường, khi nhận ra thì mất hàng chục năm và nhiều phần trăm GDP để khắc phục. Nhưng muộn hơn nữa, khi nhận ra hệ quả của việc không chú ý đến văn hóa, đạo đức xã hội thì phải mất hàng thế hệ và có khi mất nhiều lần mức tăng trưởng kinh tế mới có thể khắc phục được.
Để không lặp lại “vết xe đổ” đó, chúng ta càng phải chú trọng quan tâm xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức lành mạnh cho xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống chính trị, vào mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, mỗi gia đình và cá nhân. Đây là “bức tường thành” có thể phòng ngừa hiệu quả các tệ nạn xã hội. Nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giữ gìn và phát huy các chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần bảo đảm cho xã hội nói chung, mỗi người nói riêng được phát triển tiến bộ, cân bằng, bền vững.


MỘT SỐ LINH MỤC NHÀ THỜ THÁI HÀ LẠI COI THƯỜNG LUẬT PHÁP


   Ngày 30/6/2019 truyền thông Thái Hà lại tiếp tục hô hào, kích động giáo dân gây mất ổn định chính trị, xuyên tạc, đi ngược lại với giáo lý, phá hoại hoạt động tự do tín ngưỡng của nhân dân, gây mất đoàn kết, chia rẽ, nhằm mục đích thấp hèn, động cơ cá nhân. Với danh nghĩa cầu nguyện, Nhà thờ Thái Hà đã lợi dụng việc cầu nguyện đó để xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền, và càng không được biến những tên phản quốc thành người yêu nước như tên phản động Nguyễn Năng Tĩnh..., 4 bị cáo hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị Tòa án TP.HCM xét xử hôm 24/6/2019. 
     Xin nói thẳng, Việt Nam không có cái gọi là "Tù nhân lương tâm" mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật bị xử lý. Những cái tên mà Truyền thông Thái Hà nhắc đến để cầu nguyện là những tên tội phạm mà bất kể quốc gia nào cũng sẽ xử tù. Dưới khía cạnh đạo đức, luân lý, đó là những kẻ vong ơn, bội nghĩa, cặn bà của xã hội.
          Nguyễn Năng Tĩnh sinh 1976, nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An được xác định là một cơ sở cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân "ẩn nấp trong cơ quan Nhà nước với vỏ bọc thầy giáo dạy thanh nhạc". Nguyễn Năng Tĩnh sử dụng FB cá nhân để kích động, cổ xúy cho các hành vi chống phá nhà nước, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; tuyên truyền, vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, nhân quyền ở Việt Nam; kích động giáo dân biểu tình chống chế độ dưới các danh nghĩa dân chủ, nhân quyền...
         Trương Minh Đức sinh năm 1960 là một phóng viên thoái hóa biến chất, đồng thời là đảng viên của tổ chức phản động có tên "Đảng Vì Dân". Trương Minh Đức chuyên viết bài xuyên tạc sự thật, bôi nhọ hình ảnh dân tộc. Tháng 3 năm 2008 Đức đã từng bị Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Thuận tuyên 5 năm tù giam về tội lợi
dụng các quyền tự do, dân chủ
Với những gì phân tích ở trên, hẳn bạn đọc đã rõ tính chất phản động của Truyền Thông Thái Hà. Những tiếng nói lạc lõng của họ không thể đại diện cho lương tri và pháp luật, cần phải nên án mạnh mẽ!


Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019


KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA
CÁ NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
                                                   
Đánh giá một cách tổng quát ở nước ta cho thấy, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ ra, cũng đã có những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng. Trong tình hình hiện nay, việc nhận diện một cách chính xác chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng để có biện pháp đấu tranh là vấn đề bức thiết. Do đó, cần phải nhận diện đúng để có giải pháp đấu tranh, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do đó mà nó sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm như: Bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh thiếu kỷ luật; óc hẹp hòi; óc thực dụng; óc lãnh tụ.
Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Đó là bệnh chính, bệnh mẹ sinh ra nhiều chứng bệnh khác như: tự tư tự lợi, sợ khó sợ khổ, không yên tâm công tác; ham địa vị danh tiếng; lãng phí, tham ô... Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với chủ nghĩa tập thể, nó là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát triển quan điểm của mình về chủ nghĩa cá nhân:
Tháng 3/1960: Chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường.
Tháng 3/1961: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác, là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội.
Tháng 01/1965: Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt.
Tháng 7/1965: Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
Tháng 02/1969: Chủ nghĩa cá nhân việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.
Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa cá nhân và cá nhân chủ nghĩa có nội hàm giống nhau. Có thể định nghĩa ngắn gọn về chủ nghĩa cá nhân trong tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với đạo đức cách mạng, trái với chủ nghĩa tập thể, cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân.
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHỈ HUY CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRONG PHÒNG CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ”


Đây là một trong những vấn đề mấu chốt, có tính đột phá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên; khắc phục những yếu kém, góp phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Cán bộ chủ chốt và người chỉ huy cơ quan, đơn vị phải thật sự gương mẫu, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, không những có tác dụng tích cực, lôi cuốn cán bộ, đảng viên trong đơn vị học tập, làm theo, mà sẽ nhận được sự tôn trọng, kính phục của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị. Ngược lại, cán bộ chủ chốt chỉ huy cơ quan, đơn vị không gương mẫu, không nghiêm túc tự phê bình và phê bình, không vui vẻ tiếp thu phê bình, thậm chí có biểu hiện răn đe, trù dập người phê bình, không những tự đánh mất lòng tin của đảng viên và quần chúng, mà còn là môi trường thuận lợi cho chủ nghĩa cơ hội phát sinh những nhân tố mất ổn định dơi vào cái bẫy của kẻ thù.
Để phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt, nhất là người chỉ huy đứng đầu cơ quan, đơn vị, Đảng và Nhà nước cần tập trung chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Nghị định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy tham nhũng. Đồng thời, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng; tăng cường tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị chức năng về phòng chống tham nhũng. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên; khắc phục những bất hợp lý trong đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ, một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm còn nương nhẹ, nể nang, thiếu cương quyết, thiếu cơ chế để xử lý, thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín, trì trệ trong công tác, kém hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực… nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị và chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người chỉ huy đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị các cấp phải tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của cán bộ, đảng viên, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích đấu tranh phòng chống suy thoái đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; các cấp uỷ, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Đánh giá chính xác, sàng lọc chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ tiêu biểu xuất sắc, được kiểm nghiệm trong thực tiễn để sắp xếp, đưa vào nguồn quy hoạch phải đúng tiêu chuẩn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, cán bộ chiến dịch, chiến lược có lập trường chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, có năng lực lãnh đạo, trí tuệ, kiến thức toàn diện, chuyên sâu lĩnh vực mình đảm nhiệm, am hiểu thực tiễn, nhiệt tình trách nhiệm, sáng tạo trong hành động, có khả năng tổ chức, điều hành, phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, đặc biệt là người chỉ huy đứng đầu chỉ huy cơ quan, đơn vị./.
Văn Cường

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN CÁC TÀ ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(tiếp theo và hết)

Đấu tranh, đẩy lùi và ngăn chặn
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các tà đạo; trong đó đã chủ động nắm tình hình các địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trái pháp luật.

ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN CÁC TÀ ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Nhận diện tà đạo
Theo Từ điển tiếng Việt: “Tà đạo là đạo giáo chuyên dùng bùa phép mê hoặc người; đường lối sai quấy không chính đáng”. Còn theo Đại từ điển tiếng Việt: "Tà đạo: Tôn giáo khác với tôn giáo được coi là chính thống". Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Đoài, Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân định nghĩa: "Tà đạo là một loại đạo lạ (so với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống) nhưng khuynh hướng hoạt động mê tín dị đoan, phản văn hóa, vi phạm pháp luật".

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Nghĩa cử cao đẹp của thuyền viên Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa Việt.


Tại hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở thủ đô Bangkok - Thái Lan, Tổng thống Duterte đại diện cho người dân Philippines  bày tỏ lòng biết ơn trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc thuyền viên Việt Nam đã cứu sống các thuyền viên nước này gặp nạn tại Biển Đông. Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, cho biết: "Tổng thống Duterte đã nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn đến thuyền trưởng và các thuyền viên tàu cá Việt Nam , những người đã cứu ngư dân Philippines gần Bãi cỏ Rong. Sự tốt bụng và lòng trắc ẩn này sẽ luôn được Philippines và nhân dân Philippines ghi nhớ. Tổng thống Duterte đã bày tỏ sự biết ơn đến Việt Nam thông qua Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc".
Các thuyền viên Philippines được thuyền viên Việt Nam cứu sống.
Từ truyền thống nhân hậu, cao đẹp của nhân dân ta, các thuyền viên Việt Nam đã thể hiện được bản chất, tinh thần dân tộc, tạo tiếng vang lớn về lòng nhân ái, ý thức dân tộc trong mọi hoàn cảnh. Sự việc đã được các thuyền viên và nhân dân Philippines ghi nhớ và biết ơn.
Gạt ra khỏi yếu tố chính trị, các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, dù lý do gì đi nữa, nghĩa cử cao đẹp của các thuyền viên đã thể hiện truyền thống Việt, làm nên hình ảnh đẹp đẽ của con người Việt Nam với bạn bè năm châu. Chúng ta cần phải biết tự hào về truyền thống cũng như phát huy những nét đẹp đó, để giữ gìn truyền thống, nét đẹp văn hóa Việt Nam.