Ngày 1/1/2019, luật An ninh mạng có hiệu lực,
thực tế khi đưa luật An ninh mạng vào hệ thống hành lang pháp lý, không gian
mạng quốc gia đã dần đi vào an toàn, lành mạnh và rộng khắp.
Thật vậy, không gian mạng an toàn hơn khi mọi người được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian
mạng trước các thông tin xấu, độc, xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các
hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác
gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mỗi người dân được tham
gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu,
phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục,
bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.
Ngoài
ra, nhờ luật An ninh mạng, mọi người dân được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi
của mình: Điều 16, Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi
phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật,
cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện
pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này
có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông
tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Điều 17, Luật An ninh mạng sẽ giúp
bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, bí
mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Điều 18, Luật An ninh
mạng giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài
sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Điều 19, Luật An
ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như
tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ… Điều 26, Luật An ninh mạng “gia cố”
thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu
các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông,
mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có
trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không
hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ
thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng
(trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính
trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng
đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản
lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình. Với luật an ninh mạng, trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian
mạng theo quy định tại Điều 29, Luật An ninh mạng.
Hơn nữa, không gian mạng quốc gia được lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian
mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ
an ninh mạng cần thiết (Điều 5), giúp lực lượng này hoạt động hiệu lực, hiệu
quả hơn, đồng nghĩa sẽ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hữu hiệu hơn.
Mỗi người dân, khi tham gia không gian mạng,
quyền lợi của cá nhân sẽ bảo đảm khi mọi người dân đều bình đẳng trước pháp
luật. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm cộng đồng về an ninh mạng sẽ được tăng
cường hơn, khi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông
tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng được xác định trách nhiệm cụ thể,
góp phần quan trọng hình thành không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Như vậy, không gian mạng đã trở lên AN TOÀN, qua
đó cũng là điều kiện để cho các hoạt động xã hội trên không gian mạng LÀNH MẠNH,
giữ gìn bản chất văn hóa tốt đẹp, bài trừ các hiện tượng tha hóa, chống lại các
biểu hiện suy đồi, không văn minh.
Có như vậy, không gian mạng mới trở lên RỘNG
KHẮP mang lại lợi ích cho mỗi người dân, cũng là điều kiện để duy trì thế trận
an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên không gian mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét