PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHỈ HUY CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRONG PHÒNG CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ”
Đây là một trong những vấn đề mấu chốt, có tính
đột phá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng chống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên; khắc phục những yếu kém, góp
phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Cán bộ chủ chốt và người
chỉ huy cơ quan, đơn vị phải thật sự gương mẫu, tự phê bình và phê bình nghiêm
túc, không những có tác dụng tích cực, lôi cuốn cán bộ, đảng viên trong đơn vị
học tập, làm theo, mà sẽ nhận được sự tôn trọng, kính phục của cán bộ, đảng
viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị. Ngược lại, cán bộ chủ chốt chỉ huy cơ
quan, đơn vị không gương mẫu, không nghiêm túc tự phê bình và phê bình, không
vui vẻ tiếp thu phê bình, thậm chí có biểu hiện răn đe, trù dập người phê bình,
không những tự đánh mất lòng tin của đảng viên và quần chúng, mà còn là môi
trường thuận lợi cho chủ nghĩa cơ hội phát sinh những nhân tố mất ổn định dơi
vào cái bẫy của kẻ thù.
Để phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt, nhất là người chỉ huy
đứng đầu cơ quan, đơn vị, Đảng và Nhà nước cần tập trung chỉ đạo sửa đổi, bổ
sung Nghị định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy tham nhũng. Đồng thời, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ
chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực. Tăng cường tính công khai, minh bạch
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật về
phòng chống tham nhũng; tăng cường tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị
chức năng về phòng chống tham nhũng. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng;
rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán
bộ, đảng viên; khắc phục những bất hợp lý trong đánh giá, bố trí, sử dụng cán
bộ còn nể nang, cục bộ, một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ
chưa công bằng, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm còn nương nhẹ, nể nang, thiếu
cương quyết, thiếu cơ chế để xử lý, thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo,
quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín, trì trệ trong công tác, kém hiệu quả
trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực… nhằm bảo đảm nguyên tắc
bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị và
chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Người chỉ huy đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị các cấp phải tiếp
nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến
nghị của cán bộ, đảng viên, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ,
khuyến khích đấu tranh phòng chống suy thoái đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá”. Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên cam kết rèn
luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá”; các cấp uỷ, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam
kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Đánh giá chính
xác, sàng lọc chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ tiêu biểu xuất sắc, được kiểm
nghiệm trong thực tiễn để sắp xếp, đưa vào nguồn quy hoạch phải đúng tiêu
chuẩn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, kinh tế, xã hội,
quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, cán bộ
chiến dịch, chiến lược có lập trường chính trị vững vàng, trung thành với mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, có năng lực lãnh đạo, trí tuệ, kiến
thức toàn diện, chuyên sâu lĩnh vực mình đảm nhiệm, am hiểu thực tiễn, nhiệt
tình trách nhiệm, sáng tạo trong hành động, có khả năng tổ chức, điều hành,
phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá”, đặc biệt là người chỉ huy đứng đầu chỉ huy cơ quan, đơn vị./.
Văn Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét