Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

HÃY CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ “DÂN CHỦ” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỚI CÁCH MẠNG NƯỚC TA




Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch coi Việt Nam là một trọng điểm chống phá bằng việc tung nhiều chiêu bài như kêu gọi “dân chủ”, “nhân quyền”, “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Đây là một trong những chiêu trò trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, cùng với thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, tạo ra khủng hoảng về chính trị, làm chệch hướng và sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, với mục tiêu quan trọng hàng đầu là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với cách mạng Việt Nam.

Từ mục đích như vậy, các nước phương Tây, nhất là Mỹ đã luôn triệt để sử dụng vấn đề này như là điều kiện “tiên quyết” để thúc đẩy quan hệ ngoại giao, giúp phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh… Ngay từ những năm 90 của Thế kỷ XX, Mỹ, mà đại diện là cơ quan ngoại giao đã nêu ra bốn vấn đề và cũng là mục đích và điều kiện để “giúp Việt Nam” là: Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập chấm dứt sự độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; Làm cho kinh tế thị trường phát triển, mà nòng cốt là kinh tế tư nhân; đề cao các quyền con người ở Việt Nam; Và đưa văn hóa Mỹ vào Việt Nam. Ngay trong phát biểu khi quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ khi đó cũng đã không giấu diếm một trong những mục đích của bình thường hóa là “thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam…, hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của Mỹ…”.
Rõ ràng, họ luôn lợi dụng vấn đề “dân chủ” để mang ra mặc cả, để áp đặt trong các quan hệ khác, có phải vì sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam, vì hạnh phúc thực sự của nhân dân Việt Nam? Không! họ chỉ lợi dụng vấn đề đó để phá hoại công cuộc đổi mới của nhân dân ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và xoay chuyển chế độ theo hướng có lợi cho họ. Các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng các lực lượng chống đối, các phần tử bất mãn chế độ, những người cực đoan trong các tôn giáo, theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và cả dùng tiền, vật chất mua chuộc, lôi kéo, kích động một bộ phận quần chúng nhẹ dạ, cả tin, lợi dụng những khuyết điểm, những sơ hở trong lãnh đạo, quản lý, những tiêu cực của một số cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị để công kích, đòi phải “dân chủ” hóa xã hội, quy kết các khuyết điểm, khó khăn, trì trệ là do sự lãnh đạo của Đảng và do “chế độ độc đảng”. Theo lập luận của chúng, để xã hội phát triển, đòi hỏi phải “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”…, từ đó, chúng thường xuyên tuyên truyền, cổ súy “dân chủ phương Tây”, lối sống phương Tây, lối sống Mỹ vào xã hội nước ta, nhất là với giới trẻ, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng, những giá trị dân chủ đích thực chỉ có ở các nước phương Tây và Mỹ, muốn xã hội phát triển, phải thực hành dân chủ theo mô hình của các nước đó. Điều này đã tác động không nhỏ đến nhận thức và hành động của một bộ phận nhân dân, nhất là đối với một bộ phận đồng bào ta ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức về chính trị còn hạn chế. Bên cạnh đó, chúng cũng tích cực tạo dựng, nuôi dưỡng lực lượng đối lập, tạo dựng ngọn cờ, hòng tìm cách xoay chuyển thông qua bầu cử tự do, thông qua các lực lượng cơ hội, xét lại chui sâu, leo cao vào bộ máy của ta. Đây là những ngón đòn hiểm độc của các thế lực thù địch mà chúng ta phải hết sức cảnh giác và đấu tranh quyết liệt với chúng.
Chúng ta cần khẳng định mạnh mẽ rằng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực hành và đang xây dựng là nền dân chủ “do nhân dân làm chủ”, vì nhân dân thực sự. Quyền lực Nhà nước là thuộc về nhân dân, nhân dân trao quyền lãnh đạo đất nước, xã hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng luôn đại biểu trung thành cho lợi ích và hết lòng, hết sức vì lợi ích của cả dân tộc, chứ không vì một bộ phận giai cấp, một bộ phận trong hệ thống chính trị. Đảng và cả hệ thống chính trị cũng luôn dựa chắc vào nhân dân để hoạt động và vì mục đích cao cả nhất vì độc lập cho dân tộc, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân, thể hiện ở lý tưởng của Đảng, ở mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Dân chủ xã hội có được phát huy thực sự hay không? không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ đa nguyên hay nhất nguyên, một đảng hay đa đảng, mà phụ thuộc vào đường lối, cách tổ chức và lãnh đạo vận hành hệ thống chính trị của đảng đó ra sao. Các nước phương Tây và Mỹ hoặc nhiều quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa có thể có chế độ đa nguyên, đa đảng, nhưng thực chất chỉ có các đảng của giai cấp tư sản nắm quyền, tuy có đặt lợi ích quốc gia lên trên nhưng mục đích cao nhất, tối thượng nhất vẫn là vì lợi ích của giai cấp tư sản, những tập đoàn tư bản kếch xù đã đổ tiền nuôi dưỡng bộ máy của giai cấp tư sản. Người lao động chỉ được hưởng một phần trong đó mà thôi. Và thực sự ở các nước đó, có thực sự dân chủ tuyệt đối dành cho nhân dân? Thưa rằng, dân chủ ở các nước đó dựa trên lợi ích tuyệt đối của các tập đoàn kinh tế, khi vẫn có thể điều hòa được với tuyệt đại bộ phận nhân dân. Còn khi không thể điều hòa được, thì vẫn chỉ phục vụ cho các nhà tư bản và giai cấp tư sản mà thôi, còn nhân dân lao động vẫn bị chèn ép, bị hạn chế rất nhiều quyền của công dân.
Chủ lực


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét