Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

ĐẨY MẠNH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc và là quy luật phát triển tất yếu của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo; nâng cao chất lượng, uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên, để Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XII của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khi đề cập đến vấn đề tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đã khẳng định giải pháp hàng đầu để thực hiện tốt các mục tiêu trên là nâng cao nguyên tắc nêu gương, tự phê bình và phê bình của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ cao cấp. Như vậy, phê bình và tự phê bình được coi là “vũ khí”, “chìa khóa thành công” , là sự đột phá của khâu đột phá, là một trong những bước then chốt của công tác then chốt xây dựng Đảng.
Có thể thấy, tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc cơ bản, được quan tâm, chú trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Đảng. Nhưng thực tế cho thấy, tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao. Trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cán bộ lãnh đạo chưa nghiêm túc nêu gương tự phê bình và phê bình.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi các chi bộ từ nhỏ nhất, phải nâng cao hơn nữa chất lượng tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những giải pháp mang tính thiết thực, toàn diện như: nâng cao trách nhiệm bí thư chi bộ; mở rộng dân chủ; duy trì chặt chẽ chế độ tự phê bình và phê bình; Tự phê bình và phê bình phải trung thực, thẳng thắn, khách quan gắn với xử lý kỷ luật nghiêm minh; Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện tự phê bình và phê bình, bảo đảm nghị quyết của Đảng thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Để hoạt động, tự phê bình và phê bình sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu trong công tác Đảng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự tồn vong của dân tộc. 
LAN LAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét