Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019


Sự thật của cái gọi là “Phúc trình tự do tôn giáo Việt Nam”
Vẫn là giọng điệu của một kẻ kiêu căng, trịch thượng, ngày 29/4/ 2019 vừa qua cái gọi là “nội dung báo cáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam” trong buổi công bố phúc trình thường niên của ủy Hội Quốc Tế Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Thế Gii của Mỹ vi một thái độ áp đặt, thiên kiến chủ quan, đòi hỏi một “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo; vẫn một thủ đoạn xuyên tạc, bôi đen một cách thô thin bất chấp thực tế về nhng thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng thời gian qua. Ở đây bản chất của nó không gì khác là lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo mưu toan phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ các tôn giáo, chia rẽ người có đạo và người không có đạo... nhằm mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam và chế độ XHCN ở Việt Nam
Chúng xuyên tạc, vu cáo, bôi đen tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam; tung ra nhiều luận điệu xằng bậy: “ở Việt Nam không có tự do tôn giáo”, Đảng Cộng sản “vô thần” chủ trương xóa bỏ tôn giáo... là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã và đang thực hiện với tính chất ngày càng tinh vi sảo quyệt. Gần đây, khi một số đối tượng lợi dụng tự do tôn giáo đế hoạt động chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật thì họ tìm cách xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, “bóp nghẹt tôn giáo”, “bắt giam các nhà tu hành vì lý do tôn giáo”, v.v.

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo được khẳng định trong Điều 70 Hiến pháp năm 1992 đó là: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, Nghị định số 22/NĐ - CP, ngày 11/5/2005 của Chính phủ và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quán triệt và thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các quy định pháp lý đó không những phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, “sống tốt đời, đẹp đạo”, góp phần quan trọng vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tiễn cho thấy, sau hơn 30 năm đổi mi đất nước, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt; trong đó, quyền con người, quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự; hiện nay cả nước đã có 12 tôn giáo với 37 tổ tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách, đã và lưu hành trong toàn quốc và trên thế giới. Sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều sự kiện, hoạt động tôn giáo sôi động mang tầm quốc tế, điển hình như nhiều lần đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, những thành tựu đó đã và đang góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, nâng cao vị thế tôn giáo Việt Nam, hình ảnh đất nước con người Việt nam hòa bình, ổn định và phát triển, là thành viên tích cực có trách nhiệm đối với sự phát triển về quyền con người, quyền tự do tôn giáo, cho hòa bình thịnh vượng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới./.
Văn Tráng




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét