Gần đây, các thông tin về dự án Thủ Thiêm, các khu đất vàng tại thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đến dư luận xung quanh dự án quản lý hành chính công của
thành phố Hà Nội lien quan đến công ty Nhật Cường, và mới đây là tin tức về
đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng… cho thấy tình hình tham nhũng, tiêu cực còn
đang diễn biến rất rất phức tạp. Như một triết gia người Pháp Montesquieu từng
khuyến cáo: “Mọi người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực”
. Đối
với một đảng cầm quyền, điều cốt tử nhất để cầm quyền bền vững chính là phải
chống cho được tình trạng lạm quyền, tham nhũng. Cuộc chiến phòng chống tham
nhũng, tiêu cực từ sau Đại hội XII của Đảng cho đến nay, chính là đã khôi phục
niềm tin của nhân dân vào Đảng. Trên diễn đàn Quốc hội, tại các cuộc tiếp xúc
cử tri và nhiều diễn đàn dân chủ khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể chính trị-xã hội đều khẳng định vấn đề này. Quan trọng hơn, điều đó còn
củng cố niềm tin trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng vào tính nghiêm minh
của pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng. Sự nghiêm minh ấy thể hiện tính chiến
đấu rất cao của Đảng ta, không chỉ chống tham nhũng từ cơ sở, chống tham nhũng
“vặt” mà phải làm gương từ trên trở xuống, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi
phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ
vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương
yêu, quý trọng của nhân dân”.
Tình hình vừa qua cho thấy, hành vi tham nhũng, tiêu cực diễn biến
ngày càng tinh vi, nghiêm trọng, phức tạp cả về tính chất, mức độ và hậu quả. Song
việc phát hiện, xử lý vẫn còn ít, giữa phát hiện và xử lý còn chưa tương xứng,
nhiều vụ việc xử lý chưa đủ nghiêm. Hành động thực tế của các cấp ủy địa
phương, các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng ở cơ sở so với quyết
tâm chính trị của Đảng còn có khoảng cách, thậm chí có nơi còn nói không đi đôi
với làm, biện pháp phòng, chống chưa phù hợp với thực tiễn tham nhũng, tiêu
cực. Việc kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức chưa tốt; thu hồi tài sản
tham nhũng chưa triệt để; chưa thực sự kiểm soát tài sản, thu nhập đối với
người thân của đối tượng tham nhũng để phát hiện và xử lý tài sản tham nhũng bị
tẩu tán. Hệ thống pháp luật trong phòng chống tham nhũng vẫn còn không ít sơ
hở, bất cập... Mặc dù Đảng ta với tinh thần “quân pháp bất vị thân”, không có
vùng cấm, không có giới hạn, không còn chỗ hạ cánh an toàn trong xử lý tham
nhũng như lời TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: “Nếu ai cảm thấy cản
trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét