Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

CẦN XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG NGƯỜI XUYÊN TẠC, ĐĂNG TIN SAI SỰ THẬT

 

Những ngày qua toàn thể triệu triệu người dân Việt Nam ở trong nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tỏ lòng đau buồn, tiếc thương vô hạn khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần vào chiều ngày 19/7/2024. Hàng triệu người đồng loạt thay ảnh đại diện, ảnh bìa (bằng việc đưa hình ảnh về màu đen, hình cờ rủ, lá rụng về cội, bông hoa sen… ) trên các trang mạng xã hội và đưa lại những hình ảnh, những phát ngôn ấn tượng về nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Lợi dụng sự mất mát đau thương của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên một số diễn đàn trang mạng xã hội đã có những tài khoản đăng tải, chia sẻ những thông tin giả xuyên tạc sự thật về những phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để thực hiện mục đích chính trị nhằm xuyên tạc, bôi lem hình ảnh của đồng chí Tổng Bí thư, xuyên tạc chống phá chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đây là thủ đoạn tinh vi đã được một số báo đài, trang mạng thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam hay các tổ chức cá nhân phản động tiến hành trong thời gian qua.

Để không mắc bẫy của những kẻ đang âm mưu lợi dụng việc toàn thể người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế bày tỏ sự tiếc thương sau khi tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần được công bố, mỗi chúng ta, những người sử dụng mạng xã hội cần hết sức cảnh giác với các chiêu trò cắt, ghép, xuyên tạc sự thật của chúng. Cần tiếp cận thông tin từ những nguồn chính thống, không chia sẻ, tán phát các nguồn tin, bài chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật; không tiếp tay cho những kẻ đang âm mưu lợi dụng việc Tổng Bí thư từ trần để thực hiện cho mục đích chính trị chống phá đất nước

St. Trường Tồn 

#TổngBíthưNguyễnPhúTrọng

Cảnh giác mưu đồ cổ xúy “ngôn luận tự do, báo chí tự do”

 



Trong các luận điệu chỉ trích Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, có thể thấy các lập luận đã cố tình tập trung vào vế đầu của “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” năm 1948, khẳng định tự do tư tưởng, tự do xuất bản là quyền cơ bản của con người, mà bỏ đi vế sau là quyền tự do đó nằm trong khuôn khổ pháp luật và thể chế mỗi quốc gia.

Thay vì xem xét các mối quan hệ giữa Hiến pháp, pháp luật và hoạt động báo chí thực tiễn, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí chỉ tập trung vào các vụ việc và cá nhân cụ thể để xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam. Khái niệm mà họ sử dụng chính là "ngôn luận tự do", "báo chí tự do", gần với khái niệm tự do tuyệt đối, không có giới hạn.

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) nhiều năm gần đây xếp Việt Nam ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí của 180 quốc gia, với những lý do chủ yếu là “đàn áp các blogger”, “bắt giam các nhà báo”, nhưng trong những vụ việc này, các đối tượng bị bắt giữ đều có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để đưa tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

Trên một kênh truyền thông ở hải ngoại thiếu thiện chí, khi bình luận về Việt Nam gần đây, có một bài viết về bảng xếp hạng của RSF. Nhưng tổ chức RSF lại không đưa ra được khái niệm hay cách hiểu nào về tự do báo chí. Nếu họ cho rằng không thể bắt giữ các nhà báo và cho rằng không ai đáng bị bắt vì lý do tham gia ngôn luận, thì có lẽ họ đã bỏ qua hoàn toàn việc hoạt động báo chí phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Với cách lập luận như vậy, họ đang cổ xúy cho ngôn luận tự do, báo chí tự do mà không chịu bất cứ trách nhiệm xã hội nào.

Trong vụ việc bắt giữ một nữ nhà báo gần đây, có thể thấy rõ trong thời gian dài, nhà báo này đã công khai chỉ trích nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên trang cá nhân của mình, như Công ty Cổ phần Đại Nam, Quỹ Sống Foundation, Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam... với lời lẽ nặng nề nhưng không có căn cứ xác đáng. Núp dưới chiêu bài “nêu nghi vấn”, “đặt dấu hỏi”, “phân tích giả định”, “đấu tranh chống tiêu cực”, nhà báo này đã tùy tiện đưa ra những thông tin có nhiều dấu hiệu quy chụp, phán xét không khách quan, sai sự thật, bất chấp luật pháp và đạo lý.

Ngôn luận tự do dựa theo những phán đoán, suy diễn chủ quan, ác ý đã dẫn một người từng là nhà báo kiêm luật sư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức khác. Một số nhà báo, luật sư, người dùng mạng xã hội khác bị bắt cũng có chung vi phạm pháp luật như vậy.

Khi phê phán, chỉ trích Việt Nam không có tự do ngôn luận và tự do báo chí, các thế lực thù địch cũng không chỉ ra được điều luật nào, quy định nào ngăn cản tự do của nhà báo, mà có xu hướng áp đặt hình mẫu phương Tây cho Việt Nam. Đó là một cách tiếp cận không có cơ sở khoa học. Nội hàm của tự do ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm có thể giống nhau về phổ quát, còn lại sẽ mang đặc điểm của mỗi thể chế chính trị-xã hội. Thực chất, không có nơi nào có tự do tuyệt đối, đây chỉ là một khái niệm mang tính tương đối và có sự phát triển trong các nền tảng xã hội khác nhau.

Như vậy, ngôn luận tự do, báo chí tự do theo cách mà các thế lực thù địch tuyên truyền là đề cao tư tưởng của các cá nhân, không đi kèm trách nhiệm và các khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội, không quan tâm hoặc xem nhẹ những hệ quả gây ra cho xã hội, cộng đồng. Điều đó khác rất xa với tự do ngôn luận, tự do báo chí chân chính có trách nhiệm với sự phát triển tiến bộ của xã hội và nhân loại.  

          V3.

Các nhà lý luận mác-xít đã chỉ mặt những phần tử cơ hội

 



Ngay từ khi mới ra đời, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã phải đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm sai trái, thù địch được núp bóng dưới mọi hình thức. Trong các tác phẩm của mình, C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin đã chỉ ra một loại kẻ thù hết sức nguy hiểm, đó là những phần tử cơ hội, khoác áo cộng sản nhưng lại ngấm ngầm chống phá Đảng. Đó là những con người chỉ vì lợi ích nhất thời hằng ngày mà quên đi những quan điểm chủ yếu lớn; chạy theo những thành công chốc lát và đấu tranh cho những thành công chốc lát mà không tính đến hậu quả về sau... tất cả những việc ấy có thể xuất phát từ những động cơ “thành thật”. "Nhưng đó là và sẽ vẫn là chủ nghĩa cơ hội, mà chủ nghĩa cơ hội “thành thật” có lẽ lại là thứ chủ nghĩa cơ hội nguy hiểm hơn hết cả” và nguồn gốc sinh ra chủ nghĩa cơ hội ấy từ các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng và lịch sử.

V.I.Lênin là người kế tục xuất sắc nhất sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, đã phấn đấu quên mình để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại báo hiệu sự suy sụp của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của cách mạng vô sản, đưa chủ nghĩa Mác lên một bước phát triển mới, thành Chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng, nhất là những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga Xô viết, trong bài viết “Về vấn đề thanh đảng”, V.I.Lênin vạch rõ mặt những phần tử cơ hội trong đảng, những phần tử giỏi về thủ đoạn “ngoại giao tư sản”, khả năng thích ứng “thay màu đổi sắc để ẩn nấp được dễ dàng hơn, như con thỏ rừng, về mùa đông, thay lông thành màu trắng”. Vì thế, V.I.Lênin yêu cầu, cần phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược. Theo V.I.Lênin, có như vậy sẽ làm cho đảng trở thành một đội tiền phong của giai cấp vô sản vững mạnh hơn.

Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống mọi biểu hiện cơ hội trong Đảng. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, việc đầu tiên, trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng, Người căn dặn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Để Đảng Cộng sản là một Đảng thực sự cách mạng, chân chính, tất yếu phải đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội trong Đảng, nhất là cơ hội về chính trị.

Trong bối cảnh hết sức khó khăn khi mới thành lập Đảng, nhưng nhiệm vụ đấu tranh chống những phần tử cơ hội trong Đảng luôn đặt ra yêu cầu cấp thiết. Song cũng phải nhận diện rõ và phân loại đối tượng cụ thể để có phương pháp đấu tranh phù hợp. Nghị quyết của toàn thể Hội nghị Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 20 và 30-3-1938 chỉ rõ: “Phải tẩy sạch những phần tử trotsky đã lọt vào trong Đảng”. Do đó, muốn đấu tranh phòng, chống biểu hiện cơ hội về chính trị tốt, cần phải nhận diện đúng thực chất “cơ hội về chính trị”.

          V3.

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội.

 Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội (DLXH), bảo đảm khoa học, chính xác, khách quan, toàn diện và độ tin cậy cao…

Ngày 31 tháng 7 năm 2024, tại thành phố Hải Phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội" (sau đây gọi tắt là Kết luận số 100- KL/TW).

Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện, đùng thực tế, khách quan tình hình triển khai, thực hiện, những kết quả nổi bật, những khó khăn, hạn chế, bất cập, điểm nghẽn, bài học kinh nghiệm rút ra sau 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư về việc "đổi mới và năng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; Đồng thời, phát hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo cần nhân rộng, qua đó đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dư luận xã hội trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự, chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng dự và chủ trì Hội nghị; Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đồng chí Đinh Thị Mai, Phó Trường Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành và Thường trực các tỉnh ủy, thành ủy; đại diện lãnh đạo ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và đội ngũ cán bộ làm công tác DLXH và cộng tác viên dư luận xã hội Trung ương và địa phương.

 Với tinh thần, thẳng thắn, dân chủ, trách nhiệm, Hội nghị dành nhiều thời gian nghe các đại biểu thảo luận, phân tích về những nội dung được đề cập trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, khẳng định công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội đã có những chuyển biến tích cực và đạt được các kết quả khá toàn diện. Cụ thể:

(1) Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tiếp tục được nâng lên, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên và cần thiết của cả hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.

(2) Tổ chức bộ máy làm công tác DLXH được kiện toàn; đội ngũ cán bộ và cộng tác viên DLXH ở Trung ương và địa phương tiếp tục được củng cố, mở rộng, hoạt động có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên.

(3) Số lượng, chất lượng các cuộc điều tra, thăm dò, các báo cáo nhanh DLXH ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Từ năm 2014 đến tháng 7/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức 100 cuộc điều tra và gửi báo cáo kết quả tới các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, xây dựng hàng trăm báo cáo nhanh (phản ánh hơn 600 vấn đề của xã hội) gửi các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các địa phương, đơn vị đã tổ chức 1093 cuộc điều tra, hơn 17.000 báo cáo gửi cấp ủy địa phương, đơn vị. Nội dung phản ánh những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế giới, đặc biệt là các sự việc, sự kiện có tầm ảnh hưởng, liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và các vấn đề nóng, bức xúc, nổi cộm trong xã hội.

(4) Công tác nắm bắt, phản ánh, định hướng dư luận xã hội đã đi vào nền nếp, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp có thêm thông tin đánh giá sát thực tình hình tâm trạng, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân.

(5) Công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ DLXH được quan tâm, triển khai theo hướng coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, bám sát yêu cầu nhiệm vụ; cập nhật kiến thức, phương pháp mới về điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội cũng còn một số vấn đề cần được cấp ủy, chính quyền quan tâm, như: Công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được coi là một khâu thiết yếu trong quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kể cả ở cấp Trung ương. Về tổng thể, hằng năm số lượng các cuộc điều tra, thăm dò DLXH tuy có tăng song chưa nhiều. Việc nắm bắt DLXH đôi khi chưa nhanh nhạy, kịp thời, chưa phân tích, đi sâu tìm hiểu, lý giải nguyên nhân của các luồng ý kiến khác nhau. Tính phát hiện, dự báo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đề xuất, kiến nghị chưa nhiều. Đội ngũ cộng tác viên DLXH đông nhưng chưa mạnh, chất lượng chưa đồng đều. Hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận và phương pháp điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH chưa nhiều. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác DLXH còn hạn chế.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội thời gian qua. Đồng chí đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp; ngành Tuyên giáo; cán bộ và cộng tác viên dư luận xã hội các cấp tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, Viện Dư luận xã hội tiếp thu đầy đủ ý kiến quý báu, sâu sắc của các đại biểu; tập trung hoàn thiện thật tốt Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 100- KL/TW. Trên cơ sở đó, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dư luận xã hội. Thứ hai, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dư luận xã hội. Thứ ba, công tác dư luận xã hội phải bám sát nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, của địa phương và ngành, bám sát “hơi thở” của cuộc sống, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thứ tư, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, bảo đảm khoa học, chính xác, khách quan, toàn diện và độ tin cậy cao. Thứ năm, quan tâm củng cố, nâng cấp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác dư luận xã hội và cộng tác viên dư luận xã hội các cấp.

Trước đó, các đại biểu đã được thăm quan thực tế tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng và xem phim tư liệu về Kết quả 10 năm triển khai, thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư Khóa XI về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”.

Tại Hội nghị, Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã được vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao Bằng khen cho 22 tập thể, 19 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội./.


“Bắt bệnh” thiếu niềm tin một cách mù quáng

 


1. Trên trang Facebook cá nhân, một cán bộ hưu trí ở phía Nam bỗng dưng đăng bài viết bày tỏ bức xúc, quy chụp và lớn tiếng phê bình lối sống của một số cán bộ cấp cao. Chủ tài khoản mạng xã hội này cho rằng cán bộ tốt bây giờ không còn nữa nên bản thân thật sự mất niềm tin. Biết anh từ khá lâu nên chúng tôi gặng hỏi, sao anh lại quy chụp kiểu “vơ đũa cả nắm” như thế. Anh bực dọc: “Bây giờ cán bộ ai chả thế. Những người tưởng chừng là tốt, là hay rồi cũng đã “nhúng chàm”. Thế thì còn biết tin ai, tin vào đâu”.

Không đồng tình với quan điểm đó, chúng tôi đấu lý rồi kể tên hàng loạt cán bộ cấp cao liêm chính, giản dị, sống vì dân. Bảo rằng cán bộ tha hóa, biến chất trong xã hội bây giờ không hiếm, nhưng đó không phải là tất cả. Đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Thuyết phục mãi anh mới chịu hạ giọng, nhưng vẫn chua thêm một câu qua điện thoại, đại thể: Nói chung, không thể tin được cán bộ bây giờ!

Một câu chuyện khác, khi báo chí đăng tải một bài viết về tấm gương cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ở miền Trung, dù không biết cán bộ đó là ai, không rõ thực hư thành quả cá nhân đó đạt được như thế nào nhưng nhiều người đọc ở ngoài Bắc vẫn bình luận bày tỏ sự hoài nghi, thậm chí dị nghị: Lại “bôi trơn”, tung hô nhau đây. Đúng là “đài nói láo, báo nói thêm”...

Rõ ràng, tâm lý xã hội đang thật sự có vấn đề. Đó không chỉ là tâm lý của những người dân bình dị mà còn là lối nghĩ của không ít trí thức, người có vị trí xã hội, kể cả những người có chức trách, nhiệm vụ đi tuyên truyền, giáo dục. Công bằng mà nói, lâu lắm rồi, báo chí và các phương tiện truyền thông chưa quan tâm thỏa đáng, đúng tầm mức việc tuyên truyền về người tốt-việc tốt, cán bộ tiêu biểu, điển hình, mô hình... 

Minh chứng là khi thử thao tác tra cứu Google với cụm từ “gương cán bộ cấp tỉnh, thành phố”... thì kết quả thu được thật khó tin: Gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay số cán bộ cấp tỉnh, thành phố, cán bộ công chức ở các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương được báo chí truyền thông viết thành gương điển hình.

Thực tế cho thấy, không phải không có điển hình, mà chính những người trong cuộc lại ngại được tuyên truyền, vì tâm lý sợ “lợi bất cập hại”... Mặt khác, ngay cả cơ quan báo chí cũng chưa dành nhiều thời gian, đầu tư công sức để mở chuyên trang, chuyên mục ngợi ca, tôn vinh các điển hình, mô hình, cái hay, cái đẹp một cách hệ thống, thường xuyên, hiệu quả. Cũng bởi thế mà trong dòng chảy thông tin xã hội, thông tin mạng xã hội lấn át thông tin báo chí chính thống; thông tin tiêu cực bao trùm lên thông tin tích cực một cách khó kiểm soát.

Kết quả khảo sát tại một số cơ quan báo chí cho thấy, những bài viết về cái hay, cái đẹp, gương người tốt-việc tốt thời gian qua nhận được rất ít sự quan tâm của bạn đọc, lượng chia sẻ, tương tác khá khiêm tốn; số lượng bình luận bày tỏ thái độ tiêu cực, thiếu niềm tin nhiều hơn sự ghi nhận, khen ngợi nhân vật điển hình.

Thậm chí trong không ít năm, các giải thưởng báo chí ở nhiều cấp, ngành, địa phương thường ưu tiên giải thưởng cho các tác phẩm đề cập đến nội dung đấu tranh chống tiêu cực, dám bóc trần những hạn chế, yếu khuyết của đời sống xã hội. Hơn thế, trên báo chí, mạng xã hội hiện nay, người ta nói nhiều đến sự vô cảm và dễ dàng bắt gặp những tin tức tội phạm, câu chuyện tiêu cực, hành vi ứng xử kém văn hóa... Những thứ ấy được đào xới, lan truyền một cách bừa bãi, nhận sự ủng hộ của cộng đồng mạng theo lối a dua, ăn theo; nhưng lại có quá ít người sẻ chia, ủng hộ những tấm gương tốt, việc làm thiện, cách sống hay. 

2. Ông cha ta đã dạy “... mất niềm tin là mất tất cả”. Những người không tin tưởng vào chính mình, không có niềm tin vào cuộc sống, nhất là những điều tốt đẹp sẽ không biết bản thân nên làm gì, hành động thế nào. Từ đó, họ sinh ra tâm lý chán nản, không muốn làm việc tốt, không có động lực dấn thân, cống hiến. Khi một cá nhân không có niềm tin sẽ không tin vào phẩm chất, năng lực của chính mình; không còn khả năng đương đầu với khó khăn, thử thách, dễ dàng buông xuôi. Tổ chức, cơ quan, địa phương có những cá nhân mất niềm tin thì công việc sẽ đình trệ, nội bộ mất đoàn kết.

Vì thiếu niềm tin vào người tốt, cái tốt của xã hội nên không ít cá nhân nhìn nhận xã hội này bằng những gam màu xám xịt. Nhiều người sinh ra bất mãn, tự ti, cực đoan. Khi đó, họ so sánh xã hội này với xã hội khác, xã hội hiện nay với xã hội ngày xưa... Điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn của việc đòi hỏi thay đổi chế độ, đòi hỏi dân chủ quá trớn, tự do quá đà. Trong xã hội có những cá nhân mất niềm tin như vậy như những đốm lửa nhỏ cháy âm ỉ, từng ngày lan truyền tạo thành đám lửa lớn, sinh ra những xung đột kiểu “đại dịch... thiếu niềm tin”.

Điều đáng nói là các thế lực thù địch, phản động luôn tung ra những luận điệu xuyên tạc, quy chụp về các hiện tượng tiêu cực, cá nhân sai phạm, từ đó hướng lái dư luận xã hội mất niềm tin vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, vào sự lãnh đạo của Đảng, đòi thay đổi chế độ.

Trong thời đại của “xã hội ảo”, lợi dụng internet, mạng xã hội, những kẻ hiềm khích, chống phá dựng nên nhiều “tấm gương tốt” ở bên kia chiến tuyến, dựng nên cuộc chiến tranh tâm lý, tạo ra sự nghi ngờ bao trùm trong xã hội, thật-giả, tốt-xấu lẫn lộn khiến người dân hoang mang, mất niềm tin. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”. Đó là nguy cơ của mọi nguy cơ, vì mất niềm tin là mất tất cả!

3. Thật ra, người tốt, cái tốt luôn hiện hữu quanh ta. Vấn đề là mỗi người cần tĩnh tâm nhìn nhận để phát hiện ra điều đó, bởi người tốt thì không bao giờ lộ thiên, điều tốt thì thiêng liêng, cao quý, rất khó để cảm nhận đủ đầy giá trị của nó. Những người tốt thường khiêm tốn, không thích khoe khoang thành tích cá nhân, không thích được vinh danh, xướng tên trên truyền thông, báo chí. Lòng tốt đôi khi chỉ là những cử chỉ, lời nói động viên rất nhỏ, có khi chỉ thoảng qua khiến chúng ta khó nhận ra, ví dụ như việc giúp một người già qua đường, nhường ghế cho một người yếu thế trên xe buýt... Đừng nghĩ rằng việc tốt phải là những việc to tát, lớn lao.

Ngày nay, trong cuộc sống náo nhiệt với sự đa dạng về văn hóa, ứng xử... chắc hẳn không ít người từng bắt gặp những con người, hành vi chưa tốt, để rồi chép miệng “xã hội tốt-xấu lẫn lộn, chẳng thể tin ai”. Cũng không phải tự nhiên mà người ta nghi ngại như vậy. Bởi đôi khi, sự giả tạo vẫn tồn tại trong cuộc sống và trong nhiều trường hợp có phần lấn át cái hay, cái đẹp, khiến chúng ta khó nhận ra cái tốt trước mắt. Đặc biệt, khi người ta đánh giá con người qua “xã hội ảo” nhiều hơn xã hội thực thì việc kiểm chứng thông tin càng trở nên khó khăn gấp bội.

Cái đẹp, cái thiện vẫn âm thầm, lặng lẽ tồn tại xung quanh chúng ta. Người tốt là người biết lo nghĩ cho người khác, sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng, quê hương, đất nước. Tuy nhiên, để phát hiện người tốt-việc tốt, để “cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” thì công tác tuyên truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không ít cơ quan truyền thông, báo chí vẫn xem đó là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, cũng là việc cần kíp để nhân lên niềm tin tốt đẹp trong xã hội. Ví như ở Báo Quân đội nhân dân, với trách nhiệm vinh danh, nhân lên phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và những giá trị cao đẹp chân-thiện-mỹ trong đời sống xã hội, liên tục hơn 14 năm qua, tờ báo chiến sĩ đã duy trì hiệu quả Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý”, phát hiện hàng nghìn tấm gương sáng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để cán bộ, quần chúng soi chiếu, học tập, làm theo.

Như vậy, để khắc phục, khống chế “đại dịch... thiếu niềm tin” đang lan tràn rộng khắp thì giải pháp cần kíp và lâu dài vẫn là quan tâm kiếm tìm, tôn vinh, nhân lên những tấm gương sáng, hành động đẹp trong đời sống xã hội. Phần việc này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mà trước hết cần phải thay đổi tư duy, quan niệm về sự ghi nhận, đón nhận, tán dương cái hay, cái tốt, cái đẹp bằng sự lạc quan, tin tưởng tuyệt đối của cả cộng đồng xã hội./.

          V3.

Ngăn chặn “sóng độc” tà đạo

 Với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhiều năm qua các tổ chức bất hợp pháp núp bóng tôn giáo luôn tìm mọi cách xâm nhập vào cộng đồng dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số vốn còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa để lôi kéo người dân.

Không chỉ tuyên truyền mê tín dị đoan, phản văn hóa, trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, hoạt động của các tà đạo còn gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xâm phạm trật tự xã hội, đe dọa an ninh quốc gia.

Hơn 13 năm đã qua nhưng nhiều người vẫn chưa quên vụ việc đáng buồn xảy ra tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) vào tháng 5/2011. Dại dột nghe theo lời kêu gọi của các đối tượng xấu, hơn 7.000 bà con người dân tộc H’Mông từ các tỉnh miền núi phía bắc, thậm chí cả các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông đã kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé để tránh “ngày tận thế”.

Tại đây, hàng trăm lều bạt được dựng lên, những người biểu tình lập barie tại lối vào bản Huổi Khon và bố trí người canh gác 24/24 giờ khiến tình hình an ninh, trật tự diễn biến vô cùng phức tạp.

Trước đó, vào tháng 4/2011, các đối tượng Vàng A Ía, Thào A Lù đã cùng một số tay chân thường xuyên tuyên truyền rằng “đến ngày 21/5/2011 sẽ là ngày tận thế” và đầu tháng 5 tại Mường Nhé sẽ xuất hiện “một thế lực siêu nhiên” đưa người H’Mông đến “miền đất hứa”. Để thực hiện “giấc mộng đổi đời”, các đối tượng phản động đã kích động đám đông biểu tình đòi tự do tôn giáo, đòi lập “Vương quốc Mông tự trị”.

Vụ việc sau đó đã được các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, đám đông được giải tán, các đối tượng cầm đầu đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, người dân bị kẻ xấu lôi kéo đều quay trở về nơi cư trú.

Tuy nhiên sau hơn 13 năm vụ việc đã một lần nữa đặt ra những vấn đề cấp bách liên quan lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa khi thời gian gần đây có sự gia tăng rất đáng quan ngại của nhiều tổ chức bất hợp pháp núp bóng tôn giáo xâm nhập vào cộng đồng bà con dân tộc thiểu số, nổi lên là các tà đạo “Vàng Chứ”, “Dương Văn Mình”, “Bà Cô Dợ”, “Giê-sùa”, “Đạo bà Sính”,...

Đáng nói là cách thức tổ chức hoạt động, thủ đoạn tiếp cận, lôi kéo người tham gia của những tà đạo này có nhiều điểm giống nhau, do đó người dân có thể dễ dàng nhận diện để phòng tránh.

Thứ nhất, các tà đạo đều cố tình dựng nên những câu chuyện, “lời phán truyền” đầy tính hoang đường.

Như người lập ra tà đạo Vàng Chứ đã bịa tạc rằng mình là con của đức chúa trời với người con gái H’Mông. Nhìn thấy trái đất sắp đến ngày tận thế cho nên chúa trời đưa Vàng Chứ xuống trần gian để cứu giúp người H’Mông, ai đi theo Vàng Chứ sẽ được ban cho đôi cánh giúp bay lên trời, không bị trận đại hồng thủy nhấn chìm.

Còn Dương Văn Mình, sinh năm 1961 (còn có tên gọi khác Dương Súng Mình, Giàng Sống Minh, nguyên quán ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) bịa ra câu chuyện về việc “Chúa Giê-su nhập vào Dương Văn Mình, giao sứ mệnh cho Dương Văn Mình làm vua, chúa của người H’Mông, dẫn dắt người H’Mông”.

Không chịu thua kém người đồng hương cùng xã Thượng Thôn của mình, Lý Thị Sính sinh năm 1951, hành nghề bói toán, cúng bái tại Thái Nguyên cũng lập ra tà đạo mang tên “Đạo bà Sính”.

Năm 1989, khi Dương Văn Mình tự xưng là “Chúa Giê-su” ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thì tại Thái Nguyên, Lý Thị Sính cũng tự xưng là “Đức mẹ Maria” thực hiện sứ mệnh dẫn dắt đồng bào H’Mông có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc.

Một số đối tượng ở nước ngoài cũng dùng chiêu bài giả lời Chúa, tự nhận mình “thực hiện sứ mệnh của Chúa” để dựng nên các tà đạo lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia.

Như năm 2015, David Her - tức Hờ Chá Sùng (hiện đã ngoài 60 tuổi) người H’Mông gốc Lào, cư trú tại Mỹ lập ra tà đạo Giê-sùa. David Her tự nhận mình chính là thiên sứ (người đưa tin), sứ giả của Chúa Giê-sùa, biết trước ngày Chúa tái lâm và mình được chọn làm vua của người H’Mông, ai tin và đi theo Chúa Giê-sùa sẽ có đất nước riêng.

Đến năm 2016, Vừ Thị Dợ, sinh năm 1977, người H’Mông, gốc Lào, sống tại Mỹ, đã dựng nên tà đạo “Bà Cô Dợ” bằng “công thức” quen thuộc là dựng nên câu chuyện mình được đức Chúa Trời chọn sinh ra Chúa Giê-su lần thứ hai có tên là Cứ Nu Si Lông sinh năm 2000 (là con trai út của Dợ) để cai trị người H’Mông trong 1.000 năm. Ai theo “Bà Cô Dợ” sẽ được ban phước lành và sự giàu có.

Chỉ cần bình tâm, tỉnh táo, chúng ta sẽ nhận ra một sự phi lý ở đây: các đối tượng ra sức tuyên truyền mình, hoặc người thân của mình là Chúa Giê-su nhập vào, Chúa Giê-su tái lâm, vậy rốt cuộc “Chúa Giê-su” mà những người này đề cập đến đã chọn ai để khiến họ phải thi nhau tranh giành sự ảnh hưởng và lãnh địa hoạt động như vậy? Hay mục đích của họ thực chất chỉ là giả danh Chúa để thực hiện những mưu đồ đen tối mà thôi?

Không chỉ bịa tạc, các tà đạo còn rao giảng những luận điệu phi lý, phản văn hóa, đi ngược thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội.

Như việc tuyên truyền chỉ cần đi theo các tà đạo thì bà con không phải làm lụng vất vả vẫn có ăn, không học cũng biết chữ, người trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi, tiền tự khắc trên trời rơi xuống! Nhiều người đã dại dột bỏ nhà cửa, vườn tược, bán trâu bò đi theo các “Chúa Trời tự phong” để rồi rơi vào cảnh nheo nhóc bần hàn, ốm đau mãi không thể khỏi, cuộc sống trở nên cơ cực.

Bà con bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé vẫn nhớ dịch bệnh kinh hoàng xảy ra năm 2009. Khi đó, trong bản, hàng trăm người bị mắc dịch kiết lỵ, sốt phát ban, song các “trưởng đạo”, “thừa tác viên” - là tay chân của tà đạo Vàng Chứ đã bỏ mặc dân, khiến bệnh tình trong cộng đồng phát tác ngày một trầm trọng, nhưng người dân không ai dám báo chính quyền vì sợ “bị Chúa quở trách”.

Ngay khi phát hiện sự việc, các cán bộ quân y của Đồn Biên phòng Leng Su Sìn nhanh chóng tới chữa trị cho bà con nên dịch bệnh được dập tắt.

Các tà đạo còn tuyên truyền lối sống phản văn hóa, mê tín dị đoan như tà đạo Vàng Chứ kêu gọi người dân đập bỏ bàn thờ tổ tiên; các gia đình phải đăng ký để... bay lên trời và phải nghe đài “Ma-ni-la” (bản chất là một kênh phát thanh ở nước ngoài chuyên tuyên truyền các nội dung phản động-PV).

Hay tà đạo Dương Văn Mình tuyên truyền chỉ cần đưa người chết vào “nhà đòn”, khấn vái đủ 24 giờ, có khả năng người chết sẽ sống lại. Tà đạo Giê-sùa thì kêu gọi các tín đồ chỉ thờ duy nhất Chúa Giê-sùa, ông bà tổ tiên không có ý nghĩa gì hết! Lợi dụng sự hiểu biết hạn chế của bà con, các đối tượng xấu kích động tín đồ bỏ xóm làng để di cư đến những nơi mà chúng chỉ định, khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn, khó khăn càng thêm chồng chất.

Từ đây, tình trạng đói nghèo gia tăng trong đồng bào dân tộc thiểu số, cản trở công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, làm phát sinh những bất cập trong công tác quản lý cũng như bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

Đi sâu tìm hiểu cái gọi là “giáo lý” của những tà đạo này, chúng ta sẽ nhận thấy điểm giống nhau là đều tìm cách lợi dụng những giáo lý, giáo luật và các tín điều của những tôn giáo hợp pháp để cải biến, xuyên tạc, tạo ra vỏ bọc cũng như “giáo lý” riêng của mình. Như David Her triệt để lợi dụng một số câu, điều trong Kinh Thánh của đạo Tin Lành để “biến thể” thành “giáo lý”, “giáo luật” của tà đạo “Giê-sùa”.

Tương tự, nội dung rao giảng của tà đạo do Lý Thị Sính lập ra vốn được chế lại từ Chương 7 (tựa đề Cứu rỗi) trong sách Khải huyền, Kinh Thánh Tân Ước của đạo Tin Lành. Tà đạo Vàng Chứ cũng tự xuất bản tài liệu truyền đạo gồm 3 quyển in chữ Mông Latin, dày cả nghìn trang nhưng không hề ghi nơi in, đơn vị xuất bản, năm phát hành hay cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung.

Bà con người H’Mông cho biết họ không hiểu gì khi đọc trực tiếp các văn bản này! Mặt khác, nhằm né tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, các tà đạo này thường xuyên thay đổi địa điểm, hoạt động lén lút.

Mục đích đầu tiên mà các tà đạo hướng tới là trục lợi, thu lời bất chính cho những đối tượng “trùm sò”.

Như Lý Thị Sính trong quá trình điều hành “Đạo bà Sính” ra sức thu tiền của tín đồ để vun vén cho cá nhân. Tà đạo Dương Văn Mình lập ra quỹ Vàng Chứ với lời kêu gọi ai đóng góp càng nhiều thì sẽ càng được sung sướng, hạnh phúc, chết sẽ được lên thiên đường.

Thực chất số tiền này Dương Văn Mình và các tay chân của y chia nhau hưởng lợi, trong khi người dân càng đóng tiền càng thấy mình thêm nghèo khó nhưng “đâm lao phải theo lao” vì sợ nếu dừng lại thì sau này sẽ không được lên thiên đường! Cũng có người kịp nhận ra chân tướng của sự thật nên dũng cảm tố cáo các hoạt động lừa đảo của tà đạo Dương Văn Mình tới chính quyền.

Kết quả là dù vỗ ngực tự nhận “được Chúa nhập vào, làm vua của người H’Mông” song Dương Văn Mình cũng không thoát khỏi lưới pháp luật. Năm 1990, Dương Văn Mình bị Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang kết án 5 năm tù giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân và tuyên truyền mê tín dị đoan.

Bên cạnh mục đích trục lợi, một số tổ chức tôn giáo bất hợp pháp còn thực hiện âm mưu thâm độc là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh trật tự, chống phá chính quyền, âm mưu lật đổ chế độ.

Như các tà đạo Vàng Chứ, Dương Văn Mình, Giê-sùa... thường xuyên xúi giục người dân bất hợp tác với chính quyền, làm trái các quy định của pháp luật, không cho trẻ em đến trường, không nhận hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, không đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp... hòng gây áp lực, đưa ra những yêu sách phi lý đối với chính quyền.

Thay vì hướng bà con dân tộc thiểu số chung sống an vui cùng các dân tộc khác, cùng nhau làm ăn, cải thiện cuộc sống thì những tà đạo này luôn tìm cách lợi dụng, kích động họ biểu tình, đòi quyền tự trị, lập ra “nhà nước” của mình mà sự việc xảy ra ở Mường Nhé năm 2011 là minh chứng cụ thể.

Mặt khác, chúng ra sức lôi kéo người có uy tín trong cộng đồng tham gia tà đạo, khi không đạt được mục đích thì thẳng tay sát hại nạn nhân, như vụ việc xảy ra với cụ Giàng Sè Páo (91 tuổi), xã Nà Bủng, huyện Mường Nhé tháng 7/2010.

Nguy hiểm hơn, một số đối tượng vẫn âm thầm tích trữ vũ khí, chờ chỉ đạo từ nước ngoài để tiến hành bạo loạn, lật đổ chính quyền. Đây rõ ràng là hoạt động của các tổ chức chống phá phản động được che đậy dưới vỏ bọc tôn giáo, cần bị lên án, vạch trần và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

 Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”, “là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Tổng Bí thư nhấn mạnh, chúng ta phải khẩn trương phát triển ngành công nghiệp văn hóa, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.

Thực tế cho thấy, đây chính là xu thế phát triển văn minh tất yếu của nhân loại. Công nghiệp văn hóa đã và đang là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Công nghiệp văn hóa đã và đang là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Thậm chí, xét về tổng thể, ngành công nghiệp văn hóa đang có nhiều lợi thế hơn, bởi văn hóa chính là nguồn “của cải”, nguồn tài nguyên vô tận, càng khai thác tốt, càng gia tăng giá trị.

Hơn thế, phát triển công nghiệp văn hóa còn là cách thức hữu hiệu, cơ hội vàng để lan tỏa, quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc ra thế giới, góp phần gia tăng sức mạnh mềm quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Từ đó giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của quốc gia.

Đối với một quốc gia có nhiều tiềm năng và lợi thế về bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa tốt đẹp, sự phong phú, đa dạng, đặc sắc về các giá trị, sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể như Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là lựa chọn đúng đắn, cần được đề cao, coi trọng.

Từ những định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là của đồng chí Tổng Bí thư, những năm qua, các tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước đã nỗ lực triển khai hành động, tăng cường các biện pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Xác định công nghiệp văn hóa là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế cần chú trọng để đem về các nguồn lợi kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng nguồn thu quốc gia. Trong đó trước hết cần tập trung vào các ngành văn hóa thế mạnh của đất nước như du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ,…

Đối với một quốc gia có nhiều tiềm năng và lợi thế về bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa tốt đẹp, sự phong phú, đa dạng, đặc sắc về các giá trị, sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể như Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là lựa chọn đúng đắn, cần được đề cao, coi trọng.

Theo báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam năm 2023, kể từ khi thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, nhất là sau hai năm thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, đến nay, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa vào GDP nước ta hằng năm đều có sự cải thiện đáng kể.

Cụ thể: năm 2018 đã đóng góp được 5,82% (vượt xa chỉ tiêu 3% vào năm 2020 mà Chiến lược đề ra); năm 2019 đã tăng lên 6,02%. Ngay cả trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành, ngành công nghiệp văn hóa vẫn có đóng góp tích cực vào GDP với con số ước tính là khoảng 4%.

Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2018-2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp khoảng 44 tỷ USD, tương đương 1,059 triệu tỷ đồng. Trong số 12 ngành công nghiệp văn hóa thì có tới 6 ngành (điện ảnh; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; nghệ thuật biểu diễn; du lịch văn hóa; phần mềm và các trò chơi giải trí) đã đạt những dấu ấn phát triển quan trọng, đồng thời đều có mức đóng góp vào GDP vượt xa kỳ vọng. Đặc biệt, các ngành như điện ảnh, thời trang, kiến trúc đều đóng góp từ 7- 8% vào GDP.

Hiện nay, ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa mang thương hiệu quốc gia có giá trị, có sức thu hút trên thị trường, thu về lợi ích kinh tế cao...

Với những thành tựu đáng mừng đó, chúng ta có thể lạc quan tin tưởng, trong những năm tới, mục tiêu đóng góp 7-8% vào GDP của ngành công nghiệp văn hóa sẽ nhanh chóng đạt được. Việt Nam sẽ sớm trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Ngành công nghiệp văn hóa sẽ thật sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu, đóng góp lớn cho tiến trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta hiện nay cũng nảy sinh một số bất cập, hạn chế, đáng quan tâm, lo ngại, trong đó có cả nguy cơ “đổi màu” văn hóa dưới nhiều hình thức.

Thực tế cho thấy, khi thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa, không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa vì mục tiêu câu khách, thu hút người sử dụng để thu nhiều lợi nhuận đã bất chấp tất cả, chạy theo thị hiếu văn hóa tầm thường, thấp kém của một bộ phận công chúng.

Một số tổ chức, cá nhân sẵn sàng đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ không phù hợp, phản văn hóa mang tính khiêu dâm, bạo lực, đi ngược lại thuần phong mỹ tục và chuẩn mực giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Cũng vì lợi nhuận và để hút khách, những cá nhân, tổ chức này đã thương mại hóa văn hóa bằng mọi cách thức, chiêu trò. Như việc “cách tân”, tàn phá những giá trị đặc sắc lâu đời của các công trình văn hóa, di tích lịch sử, biến tấu tùy tiện, thô thiển các chương trình lễ hội văn hóa truyền thống, các sản phẩm văn hóa,… Hậu quả của việc làm này đã khiến cho văn hóa dân tộc đứng trước nguy cơ bị biến tướng, phai màu, đổi màu, mất đi bản sắc tốt đẹp vốn có.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải tăng cường mở cửa hội nhập nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, gia tăng lợi nhuận. Quá trình đó sẽ khiến cho nhiều sản phẩm, loại hình dịch vụ văn hóa từ nhiều quốc gia có cơ hội du nhập ồ ạt vào Việt Nam. Trong số đó nguy cơ có cả những sản phẩm, dịch vụ văn hóa nước ngoài chứa đựng những nội dung dung tục, bạo lực, cổ xúy cho lối sống thực dụng, đề cao vật chất tầm thường, coi đồng tiền là trên hết,… không phù hợp chuẩn mực văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tuy nhiên, những sản phẩm phản văn hóa ấy lại đánh vào tâm lý tò mò, hiếu kỳ, thích mới lạ của một bộ phận công chúng, nhất là giới trẻ, dần hình thành tâm lý sùng ngoại, sính ngoại, xem thường, bỏ quên văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó còn có cả tình trạng đáng lo ngại là một số cá nhân, hầu hết là người trẻ có xu hướng đua đòi, bắt chước làm theo, biến tấu những sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thống thành các sản phẩm lai căng dị hợm, lố lăng để cho... vui, cho “ngầu”, để được nổi tiếng!

Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động đã khai thác, lợi dụng tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa của nước ta để thực hiện tham vọng chính trị đen tối: Từ đổi màu văn hóa để tiến tới đổi màu, thay đổi chế độ chính trị.

Theo đó, các đối tượng thường mượn các sự kiện văn hóa, các chương trình hợp tác văn hóa, hay thông qua các tour du lịch văn hóa, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa để truyền bá các sản phẩm văn hóa độc hại, làm băng hoại, nhuốm bẩn văn hóa dân tộc. Tăng cường đánh bóng, lăng xê, ca ngợi văn hóa phương Tây, coi đó là chuẩn mực văn hóa tiến bộ, văn minh của nhân loại. Từ đó cổ xúy công chúng chạy theo giá trị văn hóa tự do phương Tây, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp văn hóa dân tộc, xúi bẩy người dân rời xa, xóa bỏ nền văn hóa cổ hủ, mất tự do, dân chủ ở Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động còn tăng cường tài trợ, cổ vũ, “xúc tiến” hòng mưu đồ đẩy nhanh quá trình đổi màu, xóa sổ văn hóa Việt Nam. Kích động dân chúng đòi phát triển văn hóa tự do phi chính trị, độc lập với chính trị, không chấp nhận đường hướng, chủ trương, đường lối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với văn hóa...

Đặc biệt, chúng lợi dụng những kẽ hở, hạn chế của công tác quản lý trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta để sản xuất, phát tán các sản phẩm, dịch vụ phản văn hóa, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hoặc núp bóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hóa để thực hiện âm mưu phá hoại ổn định chính trị và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam… Như việc tìm cách tung ra hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ văn hóa trá hình để truyền bá văn hóa nước ngoài phản động, chống phá Đảng, Nhà nước; in ấn, lồng ghép tinh vi các nội dung xuyên tạc trắng trợn lịch sử mưu đồ “viết lại lịch sử”, “hạ bệ thần tượng”, “nói nhiều sẽ tin”…; vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong các sản phẩm, ấn phẩm văn hóa như phim ảnh, sách, truyện, bản đồ, quà tặng du lịch,…

Như vậy, có thể thấy, mưu đồ và nhiều nguy cơ hòng đổi màu văn hóa dân tộc đang hiện hữu và sẽ ngày càng trở nên thách thức, nghiêm trọng hơn trong quá trình nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa.

Do đó, chúng ta cần đề cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, phòng chống. Đồng thời chủ động, tích cực khai thác hiệu quả giá trị kinh tế của văn hóa để thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững của đất nước như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quyết không đánh đổi, hy sinh văn hóa lấy kinh tế đơn thuần. Đẩy mạnh đổi mới để phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc nhưng phải cảnh giác, đề phòng, không để bị đổi màu, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, bởi “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Tiếp tục xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu.

 Thường trực Ban Bí thư Lương Cường yêu cầu, Đảng bộ Khối cần tiếp tục quan tâm, tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, đoàn kết thống nhất; gắn bó mật thiết với nhân dân; đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức, cơ sở đảng.

Sáng 31/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm việc với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Nguyễn Văn Thể, Ủy viên  Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Khối cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối, Bí thư các đảng ủy trực thuộc…

Đảng bộ Khối hoàn thành toàn diện các mặt công tác với khối lượng công việc rất lớn

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Lại Xuân Lâm cho biết: Hiện nay, Đảng bộ Khối có 61 đảng bộ trực thuộc, trong đó hơn 1.000 tổ chức cơ sở đảng, hơn 5.000 chi bộ với hơn 78 nghìn đảng viên.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng ủy Khối được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao tham mưu và hoàn thành 05 đề án, báo cáo quan trọng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc đảm bảo mục đích, yêu cầu, đúng tiến độ và được Trung ương đánh giá cao.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành luôn đoàn kết, thống nhất cao, thường xuyên tự phê bình và phê bình nghiêm túc trên tinh thần xây dựng và tiến bộ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, bảo đảm tập thể lãnh đạo và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đảng ủy Khối và các cấp ủy đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, có sự chuyển biến rất tích cực trên các mặt công tác. Trong đó, Đảng ủy Khối và các cấp ủy trực thuộc đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Khối và tình hình thực tiễn cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá bằng các chương trình công tác, nghị quyết chuyên đề, chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả rõ rệt.

Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy được phát huy, tính chiến đấu của tổ chức đảng được nâng cao; dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ Khối được đề cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nghị quyết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với học tập và làm theo Bác và các quy định về trách nhiệm nêu gương được thực hiện nghiêm túc, bài bản với quyết tâm chính trị cao. Qua đó, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa, chấn chỉnh và xử lý kỷ luật nghiêm những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”, xây dựng Đảng bộ Khối trong sạch, vững mạnh.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức đã thực sự được đẩy mạnh và có nhiều đổi mới. Việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương nghiêm túc, đảm bảo mục đích, yêu cầu; việc xây dựng chương trình hành động đã chú trọng đến tính khả thi, từng bước khắc phục tình trạng hình thức. Công tác nắm, định hướng và xử lý tình hình tư tưởng và dư luận xã hội được tăng cường. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được quan tâm thực hiện quyết liệt. Công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng đảng viên được tập trung chỉ đạo toàn diện; từng bước chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đáng chú ý, trong công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến; cấp ủy các cấp đã bám sát tình hình thực tiễn và yêu cầu của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể được tăng cường phát huy vai trò của các đoàn thể trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Công tác phối hợp với đảng đoàn, ban cán sự đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị chủ động, bài bản, chặt chẽ hơn...

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã báo cáo, bổ sung, phân tích, làm rõ nhưng kết quả của Đảng bộ Khối trong thời gian qua. Trên cở sở phân tích, đánh giá và thống nhất với các giải pháp trong thời gian tới, các đại biểu đã đề xuất kiến nghị nhiều nội dung để công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Nhận thức đầy đủ hơn nữa về vị trí, vai trò, vị thế, đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới

Phát biểu tại buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đánh giá, thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã có nhiều đổi mới sáng tạo và cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo, động viên các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ phát huy vai trò là hạt nhân chính trị, đoàn kết, thống nhất và tích cực cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ Khối, Nghị quyết Đại hội các cấp, qua đó hoàn thành toàn diện các mặt công tác với khối lượng công việc rất lớn.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ghi nhận Ban Thường vụ Đảng ủy Khối có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với đặc thù, tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc mới nảy sinh từ thực tiễn; lựa chọn giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm để chỉ đạo thực hiện; do đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay có nhiều chuyển biến tích cực, đồng đều trên các mặt công tác so với nhiệm kỳ trước, nhất là việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo chương trình, kế hoạch công tác.

Nhấn mạnh nhiều kết quả Đảng ủy Khối đạt được trong công tác chính trị, tư tưởng cán bộ, đảng viên; kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; hoạt động của các đoàn thể trong Đảng bộ, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, chất lượng công tác phối hợp với Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan Trung ương cũng được làm tốt hơn, chặt chẽ hơn.

Thường trực Ban Bí thư khẳng định, những kết quả đó đã đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng viên và góp phần rất quan trọng vào những thành tựu của đất nước.

Nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và các cấp ủy trực thuộc cần nhận thức đầy đủ hơn nữa về vị trí, vai trò, vị thế của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đối với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

“Chất lượng xây dựng các tổ chức đảng và trách nhiệm cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối có ý nghĩa rất quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước nói riêng”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Nhấn mạnh Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương là nơi các cơ quan đầu não của Trung ương, vì vậy Thường trực Ban Bí thư đề nghị cấp ủy các cấp cần phối hợp chặt chẽ với đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan Trung ương chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ XIII, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, gương mẫu, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ đề ra.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và giữ gìn đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Đảng bộ, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phát sinh để xử lý từ sớm, từ xa, không để phát sinh thành vấn đề lớn, thành điểm nóng.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, Đảng bộ Khối cần tiếp tục quan tâm, tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; giữ vững và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất; gắn bó mật thiết với nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức, cơ sở đảng.

Thường trực Ban Bí th đề nghị Đảng ủy Khối và các cấp ủy tổ chức quán triệt, cụ thể hóa để triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, trong đó chú trọng bảo đảm chất lượng của văn kiện và công tác nhân sự.

Tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể nêu một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ, trong đó có việc tập trung rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ XIII, nghị quyết đại hội các đảng bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2020 - 2025; các nghị quyết của các hội nghị Trung ương, nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ; nghị quyết của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Trung ương...

Đồng thời, tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối và các cấp ủy trực thuộc; chú trọng xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng tham mưu của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; chỉ đạo quyết liệt việc triển khai tổ chức thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá đã được Đại hội XIII của Đảng bộ Khối đề ra…/.