Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: TRỌN MỘT ĐỜI VÌ ĐẢNG, VÌ DÂN

 Trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người chiến sỹ cộng sản, nhà lãnh đạo xuất sắc, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn và nghĩa tình đã ngừng đập vào ngày 19/7/2024.

Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Được kết nạp vào Đảng ngày 19/12/1967, khi vừa 23 tuổi và đang học năm thứ tư Khoa văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, kể từ đó, người đảng viên Nguyễn Phú Trọng đã ý thức rất cao về sự tu dưỡng, rèn luyện bản thân với một định hướng đẹp và không lay chuyển, như lời một bài hát, lời thơ mà nhiều lần Tổng Bí thư nhắc đến: “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương, nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sảnˮ và "Còn một giây, một phút tàn hơi; Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!.”
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân.
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; trong mọi hoàn cảnh luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện; sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí.
Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ khóa VII đến khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị (từ khóa VIII đến khóa XIII), Tổng Bí thư (từ khóa XI đến khóa XIII), Chủ tịch nước (từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2021), Chủ tịch Quốc hội (khóa XI, XII), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến rất to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong 3 nhiệm kỳ qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cống hiến lớn đối với công cuộc phát triển đất nước, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, thực hiện chiến lược về bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Thế nhưng, là người sống giản dị, khiêm tốn, mẫu mực và chân thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu khi nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng vẫn chỉ nhận rằng: “tất cả những gì tôi đã làm là vô cùng nhỏ bé so với công lao giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đảng viên đi trước; sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của nhân dân, mà trực tiếp là những cơ quan - nơi tôi từng học tập, công tác và làm việc."
Với những công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà lý luận, nhà khoa học xuất sắc của Đảng
Trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, tạo được sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, với những dấu ấn nổi bật, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng cao, càng bền vững.
Không chỉ là nhà lãnh đạo tài năng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là nhà lý luận, nhà khoa học xuất sắc.
Không chỉ là nhà lãnh đạo tài năng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là nhà lý luận, nhà khoa học xuất sắc.
Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cống hiến lớn về mặt lý luận, với công trình dày công nghiên cứu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."
Bằng lập luận chặt chẽ, phân tích sâu sắc, chắt lọc từ thực tiễn phong phú, đồng chí đã tổng kết lịch sử phát triển của thế giới đương đại cũng như thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó khẳng định một cách khoa học về con đường duy nhất đúng cho sự phát triển của đất nước - đó là con đường xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: nhân dân Việt Nam đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của Đảng, là nguyên lý thành công của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu duy nhất đúng để đạt được tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Ngoài tác phẩm lý luận lớn này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn có nhiều cống hiến trên các lĩnh vực lý luận chuyên ngành. Đó là các cuốn sách: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” (2/2023); "Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới" (7/2023); "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" (11/2023); "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” (11/2023); “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (6/2024)…
Các cuốn sách của Tổng Bí thư đã nhận sự quan tâm đặc biệt và đều được các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và Nhân dân ta đánh giá rất cao, không chỉ do giá trị tư tưởng và nội dung của tác phẩm, mà một phần chính là bản thân tác giả - một con người có trí tuệ, có nhân cách và luôn luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân."
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu rõ rằng Đảng phải biết tự sửa, biết dựa vào dân để chỉnh đốn, chỉnh đốn là từ bên trên trở xuống. Vì vậy, đồng chí đã trực tiếp làm Tổng Tư lệnh (Trưởng ban Chỉ đạo) “cuộc chiến” chống tham nhũng, với tinh thần không khoan nhượng, ai không làm, ai do dự thì đứng sang một bên… và “cuộc chiến” này đã tạo được niềm tin mạnh mẽ trong Nhân dân.
Là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá, gắn liền giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư khởi xướng và chỉ đạo đã phát huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn, mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
“Lò lửa” của Nhân dân được nhóm lên không chỉ khiến “củi khô,” “củi tươi” đều phải cháy, mà còn có tác dụng răn đe, suy ngẫm cho cả những ai tay chưa kịp nhúng chàm.
“Cuộc chiến” này có lý luận, có bài bản. Lý luận đó được thể hiện cơ bản trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” (2/2023) của đồng chí Tổng Bí thư. Cuộc chiến này có mục tiêu rõ ràng và nhân tố quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ, toàn diện và thường xuyên của Đảng; dựa vào dân, lắng nghe dân. Đặc biệt là sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ, sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động cụ thể trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của đồng chí.
Nhờ vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Và thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hóa. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hóa là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, lối sống văn minh của một quốc gia và công cuộc chấn hưng văn hóa là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.
Người giành được trọn vẹn “lòng tin” của dân và sống trong “lòng dân”
Ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng răn mình, giũa sáng tứ đức “cần, kiệm, liêm, chính” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã dạy; từng bước trưởng thành và đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân.
Đồng thời, Tổng Bí thư luôn yêu cầu từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, phải toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của Nhân dân lên trên hết, trước hết; phải lấy tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là hiệu quả công tác, uy tín của bản thân và gia đình để làm thước đo chủ yếu; phải trên cơ sở tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ, để tạo ra một êkíp, một tập thể cộng sự ăn ý, đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh…
Nhân dân cả nước luôn dành sự kính trọng, tin tưởng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản chân chính, một lãnh đạo tài ba, người luôn nhất quán giữa nói và làm, lấy dân làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, lấy lợi ích của dân làm mục tiêu phấn đấu; luôn gần dân, sát dân và có một trái tim vô cùng nhân hậu.
Ghi nhận những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từng khẳng định: "Anh là nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa. Tính cách thì nhân hậu, nhưng quyết liệt, không khoan nhượng trong công cuộc chỉnh đốn Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch hơn, xứng đáng là “công bộc, là đầy tớ trung thành của Nhân dân” như Hồ Chủ tịch từng khẳng định."
Xin mượn câu trong tác phẩm nổi tiếng "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Liên Xô Nikolai Alekseyevich Ostrovsky để kết bài và là nén tâm hương đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đã có những công lao, đóng góp to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc ta: “Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân!"./.

“NẾU LÀ NGƯỜI HÃY LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN”


Tôi vinh dự được tham gia đưa tin sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (ngày 2-2-2023).
Tôi vẫn còn nhớ như tạc vào gan dạ những lời đầy tâm huyết, xúc động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi lễ: “Tôi xin nguyện suốt đời phấn đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện; cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, như lời của một bài hát: "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản!"...
Cả hội trường im lặng và tôi quan sát có nhiều đồng chí rơm rớm nước mắt khi nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động phát biểu.
“Nếu là người hãy là người cộng sản!”. Mong muốn ấy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như muốn gửi gắm đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hãy là một người cộng sản trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là một tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên noi theo. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; trong mọi hoàn cảnh luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
Với tinh thần “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng cao, càng bền vững.
Đặc biệt, trên cương vị là Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá. Nhờ vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta những năm qua đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-Người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng! Chúng ta nguyện học tập ở đồng chí đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí; tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, quyết đoán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong mọi công việc; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập trở thành người cộng sản kiên trung, trong sáng, theo tấm gương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.
Tác giả: Duy Thành
Nguồn: Báo Quân đội nhân dân
Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản
Tất cả cảm xúc:
2

SUY NGẪM!

 

- Người nghèo nói: Có tiền là hạnh phúc
- Người tàn tật nói : Đi được là hạnh phúc
- Người mù nói : Nhìn được là hạnh phúc
- Người điếc nói : Nghe được là hạnh phúc
- Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc
- Người chưa chồng nói: Có chồng sẽ hạnh phúc
- Người chưa vợ nói: Có vợ sẽ hạnh phúc
- Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc
- Người lo lắng sợ hãi nói: Bình an là hạnh phúc
- Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc
- Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc
- Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc
- Người đang rất đói nói: Được bữa cơm là hạnh phúc
- Người đang buồn ngủ nói: Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc
- Người không có quần áo đẹp nói: Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc
- Người không có xe nói: Có xe để đi sẽ hạnh phúc
- Người không có điện thoại nói: Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc...
Thực ra con người họ thấy thiếu cái gì thì họ nghĩ rằng có nó sẽ hạnh phúc. Nhưng khi có rồi họ lại muốn cái khác và nhiều hơn nữa. Thành ra mãi mãi không bao giờ họ thấy hạnh phúc vì ham muốn là vô cùng. Vậy thì bạn làm sao đủ sức để thỏa mãn ham muốn đây!
“BIẾT ĐỦ” và hài lòng với những gì mình có chính là hạnh phúc.
Hay nói cách khác, hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có.

NGOẠI GIAO CÂY TRE

 

Tờ The Washington Post Sunday số ra hôm 21/07/2024 vừa rồi có bài viết về ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó có đoạn như sau:
“On the world stage, Mr. Trong was seen as an artful practitioner of Vietnam’s “bamboo diplomacy” — called so for bending in different directions — as the country navigated ties with its most important economic partners, China and the United States, while also building bonds with nations such as India and Russia.
His hold within Vietnam was less finessed. His anti-corruption drive attempted to burnish public trust in the Communist Party and its stewardship of Vietnam’s economy, one of the most dynamic in the region, with sectors that include a growing start-up culture.”
“Trên trường quốc tế, ông Trọng được coi là một nhà ngoại giao điệu nghệ với đường lối "ngoại giao cây tre" của Việt Nam - được gọi như vậy vì sự linh hoạt đa phương - khi đất nước này điều hướng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh tế quan trọng nhất của mình, Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời xây dựng tình hữu hảo với các quốc gia như Ấn Độ và Nga.
Chính sách đối nội của ông ở Việt Nam lại ít mềm mại hơn ngoại giao. Chiến dịch chống tham nhũng của ông nhằm cố gắng củng cố niềm tin của công chúng vào Đảng Cộng sản và sự lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với nhiều lĩnh vực mà trong đó bao gồm cả một văn hoá khởi nghiệp.”
***
Nhắc đến ngoại giao của Việt Nam, những năm gần đây chúng ta quá quen với thuật ngữ “ngoại giao cây tre”. Và không ít kẻ lấy cái tính chất mềm dẻo của cây tre ấy ra để giễu nhại, theo kiểu ám chỉ sự ba phải, không chính kiến vân vân và vân vân… Những kẻ ấy, may thay cho quốc gia, ngoài chém gió, chửi đểu, không được nhận bất kỳ trọng trách nào bởi nếu điều đó xảy ra, chúng có thể đưa cả nước vào biển lửa.
Hãy tưởng tượng thế này, nếu bạn mở một công ty truyền thông quảng cáo, chuyên chạy các chiến dịch cho những nhãn hàng và bạn có khách hàng quen thuộc (thậm chí thân thiết) là Pepsi chẳng hạn, thì Coca có sẵn lòng làm việc với bạn không?
Câu trả lời rất nhiều khả năng là KHÔNG.
Để là một công ty truyền thông quảng cáo có thể hợp tác với các đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, công ty đó phải là xuất sắc nhất ở tầm vóc toàn cầu, công ty đó phải là nơi nhãn hàng tìm đến vì nhận thấy có thể nhận được lợi ích chứ không phải chỉ là loại “có kinh nghiệm, có tiềm lực, có sáng tạo” nhưng thực tế thì dễ lẫn vào đám đông cả ngàn công ty khác cùng nghề truyền thông quảng cáo.
Các quốc gia lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đều có những lãnh đạo lọc lõi, khôn ngoan và đủ già dặn để biết cách “chơi” của một đối tác khác với mình là như thế nào. Họ biết Việt Nam chọn làm cây tre mà họ vẫn chơi, điều đó cho thấy Việt Nam phải có cái gì đó thu hút họ đúng nghĩa. Làm cây tre không hề dễ, nhất là khi đối tác nhận biết luôn thái độ điều hướng uyển chuyển của mình.
Chỉ nói riêng Mỹ thôi, họ đẻ ra Project 88 chuyên để soi Việt Nam xoay quanh chuyện nhân quyền, nhằm dùng cái đó mà ép Việt Nam suốt năm này qua năm kia. Trong tình thế ấy, để thực hiện được ngoại giao cây tre, phải thừa nhận là quá tài.
Việt Nam là nước nhỏ mà có thể chơi được với tất cả các nước lớn và nhận được sự tôn trọng trong thế không phải quỳ gối như một chư hầu, đó chính là điều chúng ta nên suy nghĩ kỹ trước khi có nhận xét này nọ. Chúng ta có bạn bè cá nhân. Đối đãi với bạn bè cá nhân đã cực khó. Đằng này, điều hành một quốc gia và tìm ra phương cách ứng biến với các quốc gia lớn lúc nào cũng nhăm nhe chỉ muốn biến mình thành chư hầu trong tình hình thế giới phân cực rõ rệt lại còn khó hơn triệu lần.
Bởi thế, phải thừa nhận, ngoại giao cây tre là một chính sách đã được thực thi một cách phi thường. Không phi thường thì báo chí của phe Project 88 như kể trên không ghi nhận bằng những lời như vậy đâu.
Làm tre thật ra không dễ.

Chủ thể quyền lực xã hội là nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

 


Toàn bộ các hoạt động của đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị - xã hội đều hướng đến vấn đề trung tâm là bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Hệ thống các quyền, lợi ích thụ hưởng của nhân dân được bảo đảm bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội là biểu hiện đầy đủ nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ý chí, quyền lực của nhà nước và mục đích hoạt động của các cơ quan đại diện các giai cấp, tầng lớp xã hội là ý chí, nguyện vọng của nhân dân, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đồng thời tạo điều kiện, cơ hội để người dân cống hiến và phát triển toàn diện theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Dân là chủ và dân làm chủ[1]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”[2].



[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, “Dân vận” (1949), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 232.

[2] Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp (sửa đổi năm 2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.1.

GIỮ VỮNG QUAN ĐIỂM KHÁCH QUAN, TOÀN DIỆN, LỊCH SỬ CỤ THỂ VÀ PHÁT TRIỂN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY


Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua đều bắt nguồn từ việc Đảng ta luôn kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng.
Đó là sự kiên định và sáng tạo trên cơ sở tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thời đại. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước ta luôn vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể của Chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn, góp phần xây dựng cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước như ngày nay.
Một công cụ sắc bén để phân tích các vấn đề xã hội
Quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển là một công cụ sắc bén để phân tích các vấn đề xã hội và tìm ra những giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó cũng là công cụ nhận thức quan trọng để Đảng ta kiên định, vận dụng sáng tạo và phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Quan điểm khách quan yêu cầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phản ánh trung thực sự vật, hiện tượng với tất cả bản chất, những mối quan hệ vốn có của nó; nắm vững và tôn trọng những quy luật khách quan của hiện thực; đồng thời, không rơi vào chủ quan duy ý chí; không được lấy ý chí chủ quan, ý muốn chủ quan, nguyện vọng, tình cảm cá nhân để áp đặt cho thực tế.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng và mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành và những mắt khâu trung gian, gián tiếp của chúng; cả hiện tại, quá khứ và xu hướng phát triển trong tương lai; phải đồng bộ, không cục bộ, phiến diện. Song trong mối liên hệ cụ thể, từng giai đoạn phải nắm đúng trọng tâm, then chốt, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, tránh dàn trải, không viển vông, ảo tưởng. Trong quá trình xem xét toàn bộ mối liên hệ, bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng, phải dự báo được khả năng vận động, phát triển; chống mọi biểu hiện trì trệ, bảo thủ.
Quan điểm lịch sử, cụ thể chỉ rõ trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét đúng các quá trình, các giai đoạn phát triển của các sự vật, hiện tượng; nhận thức được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Chỉ ra được mối liên hệ, quy luật khách quan; vị trí, vai trò của từng mối liên hệ quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, cần phải đấu tranh chống mọi biểu hiện xa rời thực tiễn với những điều kiện, hoàn cảnh riêng.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng; phải khái quát và làm sáng rõ được xu hướng vận động, phát triển chủ đạo trong cả tự nhiên, xã hội và mỗi con người. Sự phát triển là quá trình biện chứng, có tính chất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước tụt lùi tạm thời, nhưng tất yếu cái mới sẽ ra đời. Do đó, cần phải có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, đấu tranh, loại bỏ mọi lực cản ảnh hưởng sự phát triển của tự nhiên, xã hội và mỗi con người.
Giữ vững quan điểm trong lãnh đạo, quản lý
Giữ vững quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong gần 40 năm đổi mới đất nước, Đảng ta luôn kiên định: Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đảng đề ra chiến lược phát triển tổng thể là: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
Đảng ta luôn vận dụng sáng tạo bài học tôn trọng thực tiễn khách quan, quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển để đưa ra những quyết sách sáng suốt, đúng đắn, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển trong giai đoạn mới; quyết tâm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; thể hiện tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước với những bước đi, lộ trình cụ thể đến năm 2025, 2030 và 2045, để phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, với phương châm “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, Đảng, Nhà nước đã quán triệt sâu sắc, lãnh đạo, chỉ đạo, nắm vững và xử lý tốt 4 kiên định, 12 định hướng, 10 mối quan hệ, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm; phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; hình thành đồng bộ thể chế phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên các trụ cột: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và nền dân chủ XHCN Việt Nam.
Cùng với lãnh đạo phát triển tổng thể các mặt, các lĩnh vực trong tính chỉnh thể, Đảng ta còn đánh giá vị trí, vai trò của từng lĩnh vực, yếu tố làm cơ sở để xác định, xây dựng từng bước đi, lộ trình và giải pháp phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững đất nước, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thúc đẩy c.h.u.y.ể.n đ.ổ i s.ố, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chú trọng phát triển những ngành, lĩnh vực là thế mạnh của đất nước và của từng vùng, ngành, địa phương.
Thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia; chú trọng đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, tập trung cho vùng “lõi nghèo”, đặc biệt khó khăn, tránh dàn trải, lãng phí.
Phát triển con người toàn diện, con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của phát triển. Phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện quan điểm “dân là gốc”, “dân là trung tâm” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để phát triển trẻ em toàn diện, thực hiện tốt công tác người cao tuổi, thanh niên, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tập trung cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.
Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa-xã hội, phát triển văn hóa-xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế. Phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Thực hiện hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục-đào tạo và nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với nền kinh tế tri thức, kinh tế số, đô thị thông minh.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và người dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm.
Tích cực phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; giữ vững thế chủ động chiến lược, bảo đảm an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước. Chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, âm mưu “phi chính trị hóa” LLVT; phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội. Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh; chủ động phối hợp với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến.
Vận dụng đúng đắn, linh hoạt quan điểm đối tác, đối tượng; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi trong quan hệ quốc tế. Kiên trì thực hiện chính sách cân bằng trong quan hệ với các nước lớn; coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng; đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác quan trọng khác, tạo lợi ích thực chất giữa Việt Nam và các nước; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam./. #NB

Quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ gắn bó chặt chẽ với nhau.

 


 Mọi công dân có quyền bình đẳng trong hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, đồng thời có nghĩa vụ, có sự bình đẳng trong đóng góp sức mình vào việc tạo ra các giá trị đó; có quyền được hưởng cuộc sống hòa bình, an toàn và có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ công dân mà mình đảm nhiệm; có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội, đồng thời cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm cho sự quản lý đó được thực hiện một cách hiệu quả. Quyền công dân được đảm bảo bằng kinh tế, chính trị, bằng hệ thống tổ chức và pháp luật, trong đó đảm bảo bằng kinh tế là quan trọng nhất. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất quy định mục đích của các tổ chức, các hình thức hoạt động của các bộ phận trong kiến trúc thượng tầng, nhằm bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của nhân dân dân lao động.