Bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở sự hình thành tư tưởng của Người. Đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, đoàn kết, nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo; là sự tiếp thu có chọn lọc, có phê phán các quan điểm của các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng cổ, kim, đông, tây; tinh thần cách mạng, tinh thần độc lập tự do của các dân tộc; kinh nghiệm của các cuộc cách mạng thế giới... vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và trở thành tư tưởng của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là kết quả của sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, học tập kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế; là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một
Hai là, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để đề ra cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Quán triệt, cụ thể hóa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để quyết định đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; Kiên định nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết đúng đắn những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Quá trình đề ra cương lĩnh, đường lối cách mạng, chủ trương, giải pháp lãnh đạo của Đảng, nhất quyết phải căn cứ, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận, nhưng không được dập khuôn, máy móc, giáo điều, kinh viện; phải trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, quán triệt sâu sắc quan điểm “Nước lấy dân làm gốc”; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước; thực hiện đúng nguyên tắc: Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Ba là, Đảng tuyên truyền giáo dục Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, làm cho hệ tư tưởng của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa, tinh thần của toàn xã hội.
Căn cứ vào đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị để xác định rõ nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành tổ chức nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với từng đối tượng. Nội dung tuyên truyền, giáo dục, học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống và chuyên sâu gắn với tình hình thực tiễn. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Đặc biệt, cần “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền, học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị” [7].
Bốn là, đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiện nay, “bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm” trong bối cảnh quốc tế, khu vực còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam… là mảnh đất màu mỡ để những kẻ xét lại có điều kiện trỗi dậy như “nấm độc sau mưa”.
Để đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết phản kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin và đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân. Chỉ kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân mới có thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, nhân sinh quan cách mạng để xem xét, nhận định, phân tích một cách khách quan, toàn diện các hiện tượng chính trị - xã hội đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên thế giới, khu vực và trong nước để có thái độ, trách nhiệm và đề ra quyết sách chính trị đúng đắn, giải quyết hợp lý, hợp tình mọi vấn đề chính trị - xã hội.
Thường xuyên xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Phải vận dụng một cách khoa học, sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng vào những điều kiện lịch sử, cụ thể, từng thời điểm thích hợp. Đồng thời, phải làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, để toàn Đảng tạo thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, thực sự là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, của cả dân tộc Việt Nam. “Tăng cường nền tảng tư tưởng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị”[8]; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh với quan điểm, tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Sở dĩ như vậy, bởi hai đối tượng đấu tranh này thường cấu kết với nhau, dựa vào nhau để chống phá Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cách mạng thế giới. Trong đó, việc đấu tranh với quan điểm, tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội phải kiên quyết, triệt để, không khoan nhượng. Nhưng đối với chủ nghĩa cơ hội, xét lại phải hết sức thận trọng, cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, biết tôn trọng, chờ đợi và không can thiệp vào công việc nội bộ từng đảng để tránh đẩy bạn thành thù, tạo ra mâu thuẫn trong nội bộ phong trào Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế.
Hơn 94 năm lãnh đạo và trưởng thành, 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Điều đó là một minh chứng sinh động, khẳng định bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tuyệt đối trung thành và vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Song, chúng ta cũng cần nhận thức sâu sắc rằng, con đường mà chúng ta đang đi tới là không dễ dàng, bằng phẳng, mà phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng chúng ta luôn tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh được hiện thực hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; các quan điểm sai trái, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận sẽ sớm bị vạch trần bởi tính chất phản khoa học, phản cách mạng của chúng.
Trong tình hình hiện nay, công tác nghiên cứu lý luận, cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao tính khoa học, tính tư tưởng và sự mạnh dạn khám phá, sáng tạo. Xây dựng môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong nghiên cứu lý luận. Khẩn trương ban hành quy chế dân chủ trong công tác nghiên cứu lý luận chính trị. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận, cải tiến tổ chức nghiên cứu lý luận phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn. Phát huy hơn nữa trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong việc bổ sung, phát triển làm phong phú thêm kho tàng lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Đảng cầm quyền.