Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Lòng yêu nước?
            Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thể hiện tình yêu đối với đất nước như thế nào cho đúng mới là điều đáng quý và thể hiện là người có văn hóa, có trình độ.
           Để cho những kẻ phản bội Tổ quốc, phá hoại đất nước, bôi nhọ danh dự uy tín dân tộc Việt Nam kích động, xúi dục thì lại trở thành người kém hiểu biết, tiếp tay cho kẻ thù.
           Hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng sự hiểu biết, tỉnh táo, thông minh, bằng trái tim của người Việt Nam để xây dựng cuộc sống, tương lai của chính mình và các thế hệ con em chúng ta được tốt đẹp hơn.


Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Kẻ hưởng lợi đằng sau biểu tình “ôn hòa”?

Cái cách con người hành xử với nhau trong cuộc biểu tình “ôn hòa” phản đối Luật Đặc khu ngày 10/6/2018 làm bản thân tôi cảm thấy rất giận và rất đau. Một dân tộc yêu nước, đoàn kết nhưng dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng bởi những kẻ mưu đồ bất chính. Rồi ai sẽ là kẻ hưởng lợi và ai là người chịu thiệt hại cuối cùng?

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

LÒNG YÊU NƯỚC LÀ CAO QUÝ, SONG ĐỪNG ĐỂ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

Mấy ngày gần đây sau khi nghe tin Quốc hội sắp thông qua dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã có nhiều ý kiến trái chiều về thời hạn thuê đất 99 năm tại dự thảo luật này.
Trong khi Quốc hội đang họp và dự thảo thông qua, có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội băn khoăn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm tại 3 đặc khu có vị trí đắc địa và nhạy cảm có ảnh hưởng tới vấn đề chính trị, an ninh - quốc phòng khi đất đặc khu rơi vào tay các nhà ngoại quốc. Nhưng cũng có đại biểu Quốc hội phân tích một số mặt có lợi khi cho thuê đất kinh doanh. Đây là vấn đề có tính chiến lược của Quốc gia các đại biểu Quốc hội đang phải thảo luận cân nhắc để đưa ra quyết sách có lợi cho quốc gia dân tộc.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

“Biện” thì ít mà “phản” thì nhiều


Những ngày hè oi ả mùng 6, mùng 7 và mùng 8 tháng 6 năm 2018, bên trong nghị trường, các đại biểu Quốc hội khóa XIV đang sôi nổi bàn thảo về  qua Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt mà dân giã gọi là “Luật Đặc khu” thì bên ngoài, nhân dân cả nước cũng hào hứng thể hiện ý kiến của mình, từ những bàn bạc trong gia đình và cả qua những cuộc tuần hành tập thể khá đông người dân tham gia.   
Như vậy, rất nhiều người trong xã hội ta, dù hằng ngày phải tần tảo lo toan sinh kế của gia đình và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cơ quan, đơn vị nơi công tác, nhưng vẫn không nguôi trăn trở với những việc hệ trọng liên quan đến quốc gia đại sự của đất nước. Với một thái độ trung thực, thẳng thắn, tư duy phản biện có cơ sở khoa học, có lý lẽ thuyết phục, có chiều sâu văn hóa, có sự cân nhắc lợi- hại trước sau, có sự cảnh tỉnh, cảnh báo cần thiết, nhiều ý kiến đóng góp đã thể hiện tâm- tầm- tài của một công dân có trách nhiệm đối với vận mệnh chế độ và tương lai đất nước. Đó là tư duy phản biện khoa học, vì nước, vì dân, nên đã được cơ quan thẩm quyền và người có trách nhiệm chắt lọc, tiếp thu để đưa ra những quyết định hợp thời, đúng lúc.
Nhưng cũng qua sự việc này cho thấy, trong xã hội ta vẫn còn một số người hoặc là thiếu tỉnh táo, hoặc là thiếu động cơ trong sáng, nên đã đưa ra những ý kiến phản biện theo kiểu “phản bác”, không những không đưa ra được những cơ sở, lý lẽ có sức thuyết phục, mà còn cố ý làm nghiêm trọng hóa vấn đề nhằm làm nhiễu nhương dư luận, gây phân tâm lo lắng. Đáng nói hơn, có những kẻ “ăn leo, nói theo”, chứa đựng động cơ “phá hoại” hơn là “phản biện”, “biện” thì ít mà “phản” thì nhiều. Thậm chí có những kẻ đã lợi dụng sự việc này để tung ra những luận điệu sai trái, hằn học, xuyên tạc, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và hoạt động, công tác lập pháp của Quốc hội.
Lắng nghe ý kiến của nhân dân, ngày 9/06/2018, Quốc hội đã xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Đây cũng là biểu hiện minh chứng cho sự sáng suốt của nhân dân mà đại diện là các đại biểu quốc hội. Mọi việc hệ trong của xã hội sẽ được thẩm định trong nhân dân, tuy nhiên những ý kiến tiêu cực, phá hoại sẽ bị loại bỏ.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Các vị có muốn tiếp tục làm con cừu cho Huy Đức không ?

Dư luận trên mạng xã hội đang bàn tán về việc Trương Huy San (Osin Huy Đức) chỉ đạo một số tay chân liên hệ với các cựu lãnh đạo về hưu, để nhờ đứng tên vào bức thư kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước về dự thảo luật An ninh mạng đang được Quốc Hội họp mấy ngày qua. Theo nguồn thông tin này, Trương Huy San đang thực hiện “một phi vụ rất hay ho”, là tiến hành soạn thảo một lá thư kiến nghị về luật An ninh mạng để tạo làn sóng dư luận hòng tác động đến Quốc Hội. Tuy nhiên, vì Trương Huy San chỉ giỏi đâm chém, tung tin, không giỏi viết văn chính sách. Bên cạnh đó, kiến thức về luật pháp, về an ninh mạng cũng không đủ để thuyết phục các nhà lãnh đạo cấp cao nên Osin đã mượn danh mượn kiến thức của Nguyễn Quang Đồng (Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Truyền thông – IPS) bằng cách chỉ đạo cho Nguyễn Quang Đồng trực tiếp soạn thảo thư kiến nghị theo những gạch đầu dòng từ Osin Huy Đức.

Không thể xuyên tạc, bóp méo hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam

Pháp luật Việt Nam ngày nay không chỉ kế thừa truyền thống pháp lý, phong tục tập quán nhân đạo, khoan dung của dân tộc, mà còn tham khảo học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết. Thế nhưng, vì những lý do nào đó vẫn còn một số kẻ vốn kỳ thị với chế độ XHCN, với Đảng và Nhà nước ta đã viện dẫn một công ước quốc tế về quyền con người và số điểm khác biệt nào đó giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia khác rồi nói rằng: “Pháp luật Việt Nam lạc hậu”, nhiều điều luật của Việt Nam (trong Bộ luật Hình sự, năm 1999) “mơ hồ”. Có kẻ còn nói: “Pháp luật Việt Nam vi phạm chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người”… Vậy phải chăng pháp luật Việt Nam “lạc hậu” so với các nước, pháp luật Việt Nam “mơ hồ” và trái với chuẩn mực pháp luật quốc tế về quyền con người?

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Phải chăng Hoàng Ngọc Diêu và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "nhận chỉ" từ Việt Tân?


           Cùng thời điểm Mẹ Nấm bắn tin “tuyệt thực”, “kêu oan”, thì trên mạng xã hội Hoàng Ngọc Diêu người livetream trực tiếp để hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho biểu tình. Phải chăng, cả Mẹ Nấm và Hoàng Ngọc Diêu đều đang nhận chỉ thị từ bên ngoài, mà điển hình là tổ chức khủng bố Việt Tân? và đây là các bước để dọn đường cho một cuộc biểu tình bạo loạn sắp tới mà ở đó như Hoàng Ngọc Diêu nói, lực lượng chức năng chỉ có thể biết được thời gian, địa điểm vào phút chót?. 
           Dù với lý do gì thì sự xuất hiện cùng lúc hai vụ việc trên không phải ngẫu nhiên, do đó chúng ta phải cần hết sức cảnh giác.

Mẹ Nấm, đang âm mưu gì?


Theo thông tin một số trang mạng rêu rao rằng, Mẹ Nấm đã “tuyệt thực” cả tuần nay (từ ngày 05 đến 11/5/218) với lý do để “phản đối chế độ giam giữ và việc đã bắt, giam giữ mình không đúng pháp luật”. Vậy Mẹ Nấm đang “tuyệt thực” thế nào?. Hóa ra, chị ta “không nhận thức ăn của trai giam để ăn” nhưng… “vẫn ăn những đồ ăn từ ngoài gửi vào”. Ôi vậy thì “tuyệt thực” cái nỗi gì???.
          Lâu nay, cộng đồng mạng đã quá nhàm chán với những vở diễn mang tên “tuyệt thực” mà các dân chủ dởm thay nhau “diễn”. Lúc đầu, khi vở diễn mới được thực hiện bởi Cù Huy Hà Vũ thì người ta cũng có chút tò mò. Thế nhưng, lần lượt từ Bùi Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, và giờ đến Mẹ Nấm bị bóc mẽ dù tung hô luận điệu tuyệt thực nhưng người thì vẫn cứ béo trục béo tròn thì cộng đồng mạng đã tỏ tường rằng “tuyệt thực” chỉ là một chiêu trò được bày ra để lòe bịp dư luận mà thôi. Thiết nghĩ, Mẹ Nấm cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại.

ÂM MƯU HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm, không chỉ có tác động đến đời sống tinh thần của người dân mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tình hình an ninh, tật tự. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có nhiều loại hình tín ngưỡng cùng tồn tại; đại đa số tín đồ đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực, tôn giáo tự thân nó đã chứa đựng những yếu tố phức tạp và luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam.

Hội Thánh Đức Chúa Trời-đầy đủ yếu tố của một nhóm cuồng tín


Thứ nhất, Giáo Hội này không công nhận bất kỳ tôn giáo nào khác và cho rằng họ là tôn giáo duy nhất tồn tại hợp lệ.
          Thứ hai, hoạt động dựa trên việc khai thác tài chính của các hội viên, trục lợi từ hội viên bằng thủ thuật tâm lý.
          Thứ ba, tập trung chiêu mộ những người trẻ, những người nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý.
          Thứ tư, Giáo phái này kiểm soát cuộc sống của các hội viên để họ thấy rằng mình không thể có cuộc sống nào khác ngoài Hội “Thánh Đức Chúa Trời”.

NÂNG CAO NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM, TINH THẦN CHỦ ĐỘNG-GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY


Cùng sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (4.0) hiện nay, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển mạnh, có tác động ảnh hưởng rất lớn đến người dân Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nói riêng. Chúng lợi dụng sức mạnh lan truyền của Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, thông tin bịa đặt...có tính chất chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, quân đội, công an, đe dọa an ninh quốc gia. Việc nhận diện và đấu tranh có hiệu quả là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ. Trong đó thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần chủ động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng chuyên trách là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm việc nhận diện và đấu tranh được thực hiện có hiệu quả, thực chất và có chiều sâu.

Triển khai tên lửa ra Trường Sa - “Nói một đằng làm một nẻo”


Hãng tin CNBC ngày 2/5 dẫn thông tin tình báo của Mỹ cho biết, quân đội “nước ngoài” đã âm thầm triển khai tên lửa trên một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép, việc làm này của “nước ngoài” ngay lập tức đã bị nhiều quốc gia lên tiếng phản đối.
          Việc triển khai tên lửa này của “nước ngoài” trên Trường Sa là một mối đe dọa nghiêm trọng đến đảm bảo hòa bình và an ninh trên Biển Đông nói riêng và  trên toàn thế giới nói chung.
          Trước đây “nước ngoài” đã từng tuyên bố sẽ không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Qua hành động triển khai tên lửa cùng nhiều hành động phi pháp khác của họ tại tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy “nước ngoài” vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại cam kết của chính họ. Điều này khiến cộng đồng quốc tế đánh giá “nước ngoài” đã “nói một đằng làm một nẻo” và rất khó để các quốc gia khác tin tưởng khi nước này phản bội lại các cam kết trước đó của mình.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

MỘT SỐ THỦ ĐOẠN CHỦ YẾU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI


   Chống phá quân đội ta, làm cho quân đội suy yếu và biến chất là một mũi nhọn trong chiến lược chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Chúng triệt để lợi dụng sức mạnh lan truyền của Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, thông tin bịa đặt, sai sự thật, xuyên tạc vấn đề, thông tin có tính chất chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, quân đội, công an, đe dọa an ninh quốc gia với một số thủ đoạn chủ yếu là:

ÂM MƯU CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỊCH TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI


Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, trở thành một nhu cầu trong đời sống con người, có ảnh hưởng rất lớn cả tích cực và tiêu cực đến người dân Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nói riêng. Chúng lợi dụng sức mạnh lan truyền của Internet, mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, thông tin bịa đặt...có tính chất chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, quân đội, công an, đe dọa an ninh quốc gia với một số âm mưu chủ yếu sau:

Lật tẩy chiêu trò chia rẽ Đảng và Quốc hội

Cứ mỗi lần Quốc hội Việt Nam tiến hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng của đất nước thì những đối tượng thù địch, bất mãn lại tung ra chiêu trò công kích đã cũ. Họ cho rằng: Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, mọi việc do Đảng chỉ đạo; Quốc hội thờ ơ với những vấn đề hệ trọng của đất nước… Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả, nỗ lực hết sức để mọi quyền lực Nhà nước đều của dân, do dân, vì dân…

Luận điệu cũ mèm của các “thầy phán” chuyên quy chụp, phỉ báng nền tư pháp Việt Nam

Mấy ngày gần đây, mạng xã hội rộ lên trào lưu chém gió của các “thầy phán” xung quanh một số phiên toà hình sự, điển hình là phiên toà phúc thẩm xử vụ dâm ô trẻ em ở Bà Rịa – Vũng Tàu; phiên toà sơ thẩm xử vụ chạy thận làm 9 người chết ở Hoà Bình.
Đây là hai phiên toà hình sự ở hai địa bàn khác nhau, nội dung xét xử cũng khác nhau nhưng thu hút dư luận do tính chất đặc biệt của vụ án. Ở phiên toà phúc thẩm xử bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ về tội dâm ô với trẻ em, dư luận bức xúc do phán quyết của phiên toà không đúng với bản chất vụ án, có dấu hiệu bao che tội phạm.

Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Có 3 tiêu chí để tạo nên trường phái ngoại giao: một là phải có cơ sở lý luận ngoại giao vững chắc, thứ hai là phải có kinh nghiệm ngoại giao đã được thực tế kiểm nghiệm, và thứ ba là phải có bản sắc ngoại giao của riêng mình. Theo PGS.TS Vũ Dương Huân, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, về ngoại giao Hồ Chí Minh, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ đủ cả 3 tiêu chí trên.
Cơ sở lý luận của ngoại giao Hồ Chí Minh gồm các nhân tố: Một là truyền thống văn hóa Việt Nam, hai là tinh hoa ngoại giao của cha ông, thứ ba là tinh hoa văn hóa Đông Tây, và thứ tư là học thuyết Marx-Lenin.
Bác Hồ,Chủ tịch Hồ Chí Minh,Stalin,Mao Trạch Đông,Liên Xô,Chiến tranh chống Pháp,Chiến tranh chống Mỹ
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô năm 1955.

Tại sao lại cắt xén, “hướng lái” dư luận hiểu sai về Luật An ninh mạng?

Vừa qua, một số tờ báo đã giật tít rất kêu, lập lờ như: Luật An ninh mạng: Mất nhiều hơn được; Dự thảo Luật An ninh mạng: Thêm giấy phép, tăng chi phí… Giữa rừng thông tin kèm theo vô vàn những lời bình luận, phân tích nghe có vẻ đầy sự chính nghĩa, đứng về phía doanh nghiệp, vì sự hưng thịnh của đất nước… nhưng thật ra đây là cái bẫy mà tác giả đã dày công “buông lưới”.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Âm mưu lợi dụng kết quả công cuộc phòng chống tham nhũng để nói xâu chia rẽ Đảng với nhân dân


Có thể nói chưa bao giờ Đảng và Nhà nước, nhân dân ta lại kiên quyết, mạnh mẽ trong công cuộc phòng chống tham nhũng lãng phí như thời điểm hiện tại. Chỉ trong thời gian ngắn kể từ sau khi Đại hội XII của Đảng, rất nhiều vụ việc liên quan đến tham ô lãng phí được đưa ra ánh sáng, nhiều cán bộ, cá nhân được điều tra, đem ra xét xử như hiện nay.
          Không phải vì lý do gì mà công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay mới được thực hiện mà Đảng và nhân dân ta trước đây vốn rất đã chú trọng công tác này. Như Bác Hồ đã nói, phê bình và tự phê bình giống như việc rửa mặt hàng ngày, phải làm thường xuyên thì cơ thể mới sạch sẽ, mạnh khỏe. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lịch sử, với điều kiện, thời cơ và thách thức hiện tại, công cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã được đẩy lên một cấp độ mới. Đặc biệt, Đảng xác định rõ ràng rằng không có vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng, bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào nếu vi phạm sẽ bị điều tra và đem ra xét xử. Hoàn toàn không có khái niệm “hạ cánh an toàn”, kể cả các cán bộ đã về hưu hoặc các vi phạm xảy ra từ trước vẫn sẽ bị xem xét nếu mắc sai lầm, khuyết điểm. 
          Thực tế, gần đây công cuộc phòng chống tham nhũng của nhân dân ta đã thu được kết quả rất tốt. Từ việc điều tra xét xử, Nhà nước đã tìm ra giải pháp để khắc phục  một số dự án lớn trước đây thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn giờ đã được khắc phục, đi vào hoạt động và bắt đầu sinh lãi, điển hình như  dự án Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), ngày 27/4/2018 đã đi vào vận hành trở lại sau gần 30 năm thua lỗ nghìn tỷ.
          Với những kết quả của công cuộc phòng chống tham nhũng, lòng tin của nhân dân được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, đây cũng là điểm để các thế lực thù địch lợi dụng nói xấu Đảng. Trên các trang mạng nước ngoài, chúng tận dụng cơ hội tuyên truyền theo hướng trong Đảng toàn chỉ có tham nhũng, cán bộ cao cấp của Đảng cũng tham nhũng, những cơ quan đơn vị lớn của Nhà nước cũng để xảy ra tham nhũng. Bề ngoài chúng tỏ ra lo lắng, đồng cảm với nhân dân  nhưng thực chất là chúng đang hoạt động nhằm mục đích chỉ rẽ Đảng với dân, làm suy yếu đất nước và tìm cơ hội đầu cơ chính trị cá nhân.
          Mặc dù các thế lực thù địch có cố tình xuyên tạc, bêu xấu thế nào thì công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và nhân dân ta vẫn sẽ được thực hiện. Tuy nhiên mỗi người chúng ta hãy tỉnh táo, nhận diện đúng vấn đề, các cá nhân, tổ chức  mắc sai phạm đã và đang được công khai trước công chúng chỉ là số ít trong đại đa số cán đảng viên ưu tú vốn cũng xuất phát từ nhân dân mà ra.  

THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ VIỆC HOÀN THIỆN LUẬT PHÁP VỀ VẤN ĐỀ AN NINH MẠNG


Vừa qua, quốc hội Việt nam đã thảo luận  Dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, gồm 8 chương và 55 Điều đang được lấy ý kiến rộng rãi để tiếp tục hoàn chỉnh và trình Quốc hội vào kỳ từ cuối năm 2017 đến 5/2018. Luật này được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị và mọi mặt tác động đến đời sống xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là những diễn biến phức tạp trên không gian mạng.
Việc ban hành luật An ninh mạng là hết sức cần thiết làm công cụ để chống lại các thế lực thù địch đang lợi dụng không gian mạng để chống phá gây rối, mất trật tự an toàn xã hội cũng như quốc phòng an ninh của nước ta. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người dân được tiếp cận thành tựu từ CNTT, mạng Internet vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam không cho phép bất cứ ai lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội, đe dọa an ninh quốc gia.
Việt nam chúng ta đứng trong số 20 quốc gia sử dụng, khai thác mạng Internet lớn nhất thế giới thông qua thống kế về lưu lượng khai thác của tổ chức Internet thế giới với trên 50% dân số sử dụng, đứng trong tốp 6 các quốc gia tại châu Á. Với các mạng xã hội, phổ biến là trang Facebook, Việt Nam hiện được xếp trong nhóm những nước đứng đầu thế giới về mức độ tăng trưởng số người sử dụng. Ngoài ra các kênh thông tin điện tử ở Việt Nam đang có sức phát triển mở rộng một cách mạnh mẽ, song song với đó là sự phát triển các trang blog cá nhân trên mạng xã hội như: Facebook, Google +, Twitter, Instagram, Zalo, Viber, …  Qua đó, thấy luật pháp Việt Nam rất tôn trọng và khuyến khích việc tiếp cận Internet để nâng cao chất lượng công việc cũng như các hoạt động giải trí.


Quốc hội đang thảo luận thông qua luật An ninh mạng - Tháng 5/2018 
Tuy vậy, có những nhận thức vội vàng, kém hiểu biết khi phát ngôn rằng “ Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google… thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam…” – Phát ngôn của Trương Huy San trong thời gian vừa qua.
An ninh mạng là một vấn đề hết sức quan trọng với các quốc gia trên thế giới, nó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của một quốc gia chứ không phải là những ảnh hưởng, sự cố nhỏ lẻ mang tính tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp…Gân đây, không gian mạng là công cụ đắc lực cho các thế lực chống phá Đảng và nhà nước ta, chúng lợi dụng các hình thức phi truyền thống qua không gian mạng để lôi kéo, xuyên tạc các sự kiện của đất nước để bôi nhọ, xuyên tạc sai sự thật…gây mất lòng tin, cả tin và các luận điệu chống phá của chúng. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý làm công cụ mạnh mẽ ngăn chặn lại các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù..… Do đó, việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng hết sức cần thiết nhằm phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, an ninh chính trị và an toàn cho đời sống xã hội của đất nước và người dân. Qua đó, cho thấy phát ngôn của Trương Huy San là hết sức vô cảm, vội vàng và thờ ơ trước những khó khăn, thách thức của an ninh đất nước trong thời kỳ mới. Chúng ta hy vọng, cuối tháng 5 này quốc hội thông qua luật An ninh mạng và sớm ban hành để chúng ta xây dựng một không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước./.