Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

MỘT MẶT THẬT CỦA LUẬT BIỂU TÌNH NƯỚC MỸ TỪNG CỔ SÚY

Mỹ từng ủng hộ người Hong Kong xuống đường bất chấp tình trạng bạo lực, nhưng thái độ của chính quyền Trump khác hẳn khi biểu tình nổ ra trong nước. Trong một loạt tweet cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi đám đông biểu tình vì George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, là "những kẻ côn đồ", cáo buộc "các nhóm có tổ chức" đứng sau tình trạng bạo lực, đổ lỗi cho truyền thông kích động bất ổn, đồng thời yêu cầu cảnh sát bắt và bỏ tù người biểu tình.

Nói thế để biết rằng, biểu tình chẳng được tích sự gì ngoài chia rẽ, rối loạn trật tự xã hội và tàn phá nền kinh tế. Người Mỹ là chúa xúi giục các nước khác biểu tình nhằm tiến đến bạo loạn và lật đổ chế độ của các quốc gia có chủ quyền. Thế nhưng, khi nước Mỹ đối diện với biểu tình thì họ lại rối hết cả lên. Một đất nước được mạnh danh là XỨ TỰ DO lại dùng vũ lực để trấn áp biểu tình. Trong khi đó, sự kiện ở Bình Thuận...Công an nhân dân Việt Nam chỉ biết chịu trận trước đám đông quá khích, nhiều chiến sĩ bị thương. Vậy nơi nào mới là vì dân, nơi nào mới là tự do dân chủ? Qua sự việc này để thấy là Việt Nam không cần biểu tình và không nên có Luật Biểu tình. Người dân có khúc mắc hãy tới trụ sở tiếp công dân ở các cấp, thông qua tiếp xúc cử tri và thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Biểu tình chẳng có lợi lộc gì./.
------

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CÔNG KÍCH VIỆT NAM


Top of Form

Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn và vấn đề chủ quyền của nước ta ở Biển Đông, trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là mạng xã hội, các thế lực thù địch bên ngoài và một số phần tử chống đối, cơ hội bên trong đã tung nhiều thông tin sai lệch bóp méo, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước. 
Không ít cá nhân, nhóm cá nhân cố ra vẻ là “người yêu nước”, “tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia dân tộc” viết bài phát tán trên internet, mạng xã hội với những giọng điệu xuyên tạc. Chúng lập luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia dân tộc có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, theo chúng chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ đã “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp”, nếu vẫn theo đuổi là “bảo thủ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của thế giới; và trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước! Chúng cho rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia) là “tự trói tay mình”, đó là chính sách “không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi”, nếu không thì không bảo vệ được độc lập, chủ quyền, nhất là chủ quyền ở Biển Đông… Cốt lõi của những luận điệu này là dã tâm chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Đúng là thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng không phải vì thế mà chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ đã trở nên “lạc hậu”, phải “từ bỏ”. Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với thế giới bên ngoài, đứng ngoài lề hội nhập quốc tế, “tự mình cô lập mình” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, mà đó chính là chúng ta thể hiện chủ quyền, quyền tự lựa chọn, quyền tự quyết định con đường, mô hình phát triển của quốc gia - dân tộc.
Không thể nói rằng, thực hiện chính sách quốc phòng "ba không" là “tự trói tay mình”, “cần phải thay đổi”, nếu không thì không thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước. Đây thực sự là dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị trong mưu đồ “hướng lái” chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; thực chất là nhằm “kích động” chúng ta phải liên minh với một nước lớn nhất định nào đó, để “bảo vệ độc lập, chủ quyền”! Đó là sự “hướng lái” nhằm đẩy nước ta rơi vào sự lệ thuộc, phụ thuộc mới.
Cần khẳng định cho họ rõ, từ trước đến nay trong lịch sử cũng như thời hiện đại, nhân dân Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc là luôn dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần tự lực cánh sinh, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối độc lập, tự chủ.
Đặc biệt trước những âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch hòng lợi dụng những chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước ta hòng kích động và "thổi lửa" vào những nhận thức sai lệch trong nhận thức về chủ quyền biển đảo, để hòng gây rối... Nhưng chúng đã nhầm không có gì quý hơn độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc của chính nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã làm tất cả vì Hạnh phúc của nhân dân, vì sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Chúng ta sớm biết và kiên quyết đập tan những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch để Việt Nam ta mãi mãi phát triển và thịnh vượng, đó là những mong ước của Đảng và nhân dân ta với tinh thần chính nghĩa, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch...

Giải quyết nạn thông tin giả trên KGM



Sở dĩ thông tin bịa đặt, thông tin giả về các vụ án còn tồn tại trên không gian mạng và luôn phát triển với cấp số nhân là vì mấy vấn đề sau: Thứ nhất, còn nhiều người tin vào những sự “bịa như thật” trên mạng. Nói về vấn đề này, TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, từng nhận xét: Ở Việt Nam, tốc độ phát triển của internet khá nhanh và lượng người sử dụng rất cao (khoảng 64 triệu người), trong khi trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn có những hạn chế nên khó phân biệt được tin thật với tin giả lan truyền trên mạng. Vì vậy, việc nâng cao dân trí thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... là rất cần thiết, đây chính là cái gốc sâu xa nhằm giải quyết vấn đề dư luận sẽ đi theo chiều cạnh nào khi tiếp nhận biển cả thông tin mênh mông. Đối với các vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận, tâm lý xã hội, nhất là các vụ án trọng điểm thì càng cần được định hướng, tuyên truyền sâu rộng để đông đảo các tầng lớp nhân dân được biết, được hiểu, từ đó tự xây dựng nhận thức đúng đắn khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Một quy luật tất yếu là nếu lúa tốt thì cỏ dại khó mọc và ngược lại.
Thứ hai, còn nhiều nhà mạng thiếu trách nhiệm với những thông tin mà mình cung cấp, điều nguy hại hơn là họ còn trả tiền cho cả những thông tin giả, thông tin bịa đặt. Với vai trò là cung cấp nền tảng hơn là vai trò của nhà xuất bản, các nhà mạng lớn trên thế giới hiện nay có vẻ không quan tâm đến độ chính xác của các thông tin, vì thế các thông tin thất thiệt hầu như không bị can thiệp, mặc sức hoành hành trên mạng. Thực tế hiện nay, mạng xã hội không khác gì "chợ truyền thông", trong đó lẫn lộn cả thông tin tốt lẫn thông tin xấu độc. Có lẽ đã đến lúc cần phải nghiên cứu xây dựng các đạo luật, hoặc các công ước có tính quốc tế nhằm quản lý tình trạng trên, không thể để tình trạng vì tiêu chí tự do ngôn luận mà xâm hại các quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thậm chí là quyền lợi chính đáng của một quốc gia. Mục tiêu của các nhà mạng là kiếm tiền từ thông tin thì dứt khoát phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin mà mình đóng vai trò hỗ trợ cung cấp. Trong một cái chợ thì ban quản lý chợ cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng trộm cắp, bất lương của cái chợ đó.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin chính thống có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Về vấn đề này, có lần trao đổi với chúng tôi, nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương cho rằng: Cơ chế thông tin của Nhà nước ta là dân chủ và minh bạch, tuy nhiên đối với từng cơ quan cụ thể, có lúc chưa làm tốt vấn đề này, chính vì vậy mới tạo ra kẽ hở để một số tổ chức, cá nhân có dã tâm lợi dụng, hòng trục lợi và mưu đồ chống phá. Do đó, việc thông tin những vấn đề quan trọng có liên quan tới quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa... của các tầng lớp nhân dân cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện và sâu kỹ. Khi có thông tin đích thực, chính thống, có nghĩa là dư luận đã được định hướng, không còn sự ngả nghiêng, nghi ngờ giữa cái thật và không thật. Báo chí chính thống, cách mạng phải giữ vững vai trò chủ đạo trong thông tin chân thực, tuyệt đối không để lợi ích cục bộ che lấp bản chất cách mạng của các nhà báo, cơ quan báo chí.
Giải quyết được 3 vấn đề trên có nghĩa là chúng ta đã thực hiện được những yếu tố cơ bản, góp phần làm trong sạch môi trường truyền thông, tạo điều kiện tốt nhất để dư luận tiếp cận các thông tin đúng, chân thực, loại bỏ các thông tin xấu độc, giả mạo để người dân hiểu đúng bản chất sự việc, sự thật.

BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG



Hầu hết trẻ em nước ta hiện được thừa hưởng cuộc sống no đủ, được chăm lo chu đáo, được đến trường học hành thuận lợi. Cuộc sống con trẻ tưởng như viên mãn trong tình yêu thương, nâng niu của các bậc phụ huynh sẽ trở nên hạnh phúc, nhưng còn đó những nỗi lo về môi trường sống an lành cho trẻ. Một trong những nỗi lo đó là mặt trái của xã hội thông tin bùng nổ và môi trường mạng đã và đang tạo ra nhiều nguy cơ đối với trẻ em.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dùng internet nhiều nhất thế giới. Hiện nay, phần lớn các gia đình, nhất là các gia đình ở khu vực đô thị có nhiều thiết bị, công nghệ có thể kết nối với internet một cách dễ dàng. Điều đó khiến không chỉ một bộ phận người lớn mà cả trẻ em cũng có thể “nghiện” mạng, “nghiện” iPhone, iPad... Trong khi việc quản lý, kiểm soát thông tin trên môi trường mạng còn lỗ hổng, ý thức nhiều người sử dụng mạng xã hội (MXH) kém cỏi, trẻ em rất dễ bị “ngộ độc” những thông tin, hình ảnh thiếu lành mạnh trên môi trường mạng.
Thời gian qua, dư luận có lúc không khỏi bàng hoàng, đau xót khi nhiều hình ảnh bạo lực, xâm hại trẻ em bị kẻ xấu đưa lên lan truyền, chia sẻ trên MXH. Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý, nếu xâm hại ngoài xã hội chỉ có một vài người chứng kiến trong phạm vi hẹp thì khi hình ảnh trẻ bị bạo lực, xâm hại bị tung lên môi trường mạng sẽ để lại di chứng lâu dài cho người bị hại. Nhiều vụ trẻ em tự tử, tự hại mình cũng bắt nguồn từ áp lực dư luận trên MXH.
Điều đáng nói hơn, do tâm lý thích khoe mẽ, nhiều bà mẹ, ông bố hồn nhiên chụp nhiều ảnh và tùy tiện đưa thông tin của con lên MXH. Hành vi này không những xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em đã được quy định tại Luật Trẻ em mà vô hình trung còn tạo cơ hội cho những kẻ xấu có thể khai thác thông tin, hình ảnh của trẻ để thực hiện những mục đích không lành mạnh. Trong cuộc hội thảo góp ý xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã đưa số liệu mang tính cảnh báo: Vào bất cứ thời điểm nào, trên khắp thế giới có khoảng 750.000 đối tượng đang ngồi tìm kiếm các hình ảnh, video về tình dục trẻ em.
Phiên họp trực tuyến của Quốc hội diễn ra tuần qua, khi thảo luận Báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị các cấp, ngành và cộng đồng phải có những việc làm thiết thực để chủ động phòng ngừa những tác hại của môi trường mạng đối với trẻ em. Kết thúc phiên thảo luận, Quốc hội đề nghị Chính phủ trong năm 2020 ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ban hành văn bản về “Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng”.
Để bảo vệ sự an toàn về thể chất, tâm hồn cho con trẻ trong bối cảnh “thế giới phẳng” hiện nay quả là điều không đơn giản đối với mỗi quốc gia và cả cộng đồng xã hội. Trong khi chờ đợi một chương trình tổng thể, khả thi về phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh phải biết tự bảo vệ con em mình bằng cách thường xuyên giáo dục, quản lý, theo dõi sát sao để trẻ không bị sa đà vào những thông tin, hình ảnh độc hại trên mạng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên và các tổ chức đoàn, đội, hội để hướng trẻ em tiếp cận, thụ hưởng những không gian mạng thật sự an toàn, bổ ích.
Khi bảo vệ sự an toàn của trẻ em ở mọi lúc, mọi nơi, chúng ta mới hiện thực hóa được niềm tin trẻ em là hồng phúc và tương lai của mỗi gia đình, là triển vọng của quốc gia, dân tộc.


TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC BẢO VỆ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM



Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định: Trong những năm qua, Đảng - Nhà nước đã quan tâm đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng, tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Vừa qua, cử tri TP.HCM đã có kiến nghị: Đảng, Nhà nước cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo kịp thời thông tin đến nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời vấn đề này, Bộ Quốc phòng cho biết: Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Hải quân, Phòng không - Không quân, Cảnh sát biển; mua sắm các trang thiết bị vũ khí hiện đại, chủ động nghiên cứu, phát triển trang bị, vũ khí công nghệ cao, nâng cao khả năng nắm tình hình và quản lý các vùng biển...
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã tăng cường lực lượng tàu trực tại các vùng biển trọng điểm, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo của các nước, sẵn sàng các phương án xử trí không để bị bất ngờ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tổ chức diễn tập, luyện tập các phương án, hiệp đồng các lực lượng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo để xử lý tốt các tình huống diễn ra trên biển.
Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc trao đổi thông tin và xử lý các tình huống diễn ra trên biển; đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng với các nước trên thế giới, phối hợp với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển các nước trong khu vực, tổ chức tuần tra chung trên biển, duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển giáp ranh, nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau để giải quyết những vấn đề xảy ra trên biển.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

THẾ NÀO LÀ "BƯNG BÔ"



Trước áp lực của dư luận cho “các tổ chức nhân quyền”, “dân chủ” tầm châu lục như Việt Tân, RFA, BBC hay các nhà dân chủ trong nước tại sao không lên tiếng về các cuộc bạo loạn, đàn áp đang diễn ra ở Mỹ, mới đây, các trang này đã rục rịch lên tiếng.
Thay vì lên án chính quyền Mỹ đàn áp người dân, nhà báo hay đòi điều tra các vụ cảnh sát “bắn nhầm” người vô tội thì các anh lại đăng các tin như “cảm động cảnh sát quỳ gối trước người biểu tình”, “thế lực nào đứng sau các cuộc biểu tình ở Mỹ” và thậm chí, dày mặt như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đăng bài viết “Người Việt so sánh và mơ được biểu tình như ở Mỹ”.
Ở trong nước, trong khi nhiều nhà dân chủ còn đang câm lặng hoặc mải mê đưa tin về biểu tình ở Hồng Kông, cây hài Nguyễn Phúc Gia Huy (Dưa Leo) đã lên tiếng để bảo vệ nước Mỹ thân yêu, khẳng định rằng không khí dân chủ ở Mỹ là thứ mà người dân Việt Nam không thể được hưởng.
Phát ngôn của Dưa Leo là một minh chứng chắc nịch để các nhà khoa học khẳng định khuyết tật ở tay của dưa leo ảnh hưởng tới não bộ như thế nào
Có thể thấy, các đài báo cũng như dân chủ viên đang ra sức bảo vệ hình ảnh nước Mỹ đứng trước nguy cơ sụp đổ trong mắt dân Việt. Nhưng các anh chị quên mất, Việt Nam là nước có tốc độ phát triển 4G và độ phủ sóng Internet giá rẻ nhanh nhất thế giới.
Thế nên, dù các anh chị có ra sức bao biện cho nước mẹ, nhưng các video do chính người dân Mỹ ghi lại về các cuộc biểu tình, về cảnh xe cảnh sát lao vào đám đông biểu tình, về các cảnh hỗn loạn, cướp bóc xảy ra mấy ngày qua thì không nói lên điều tốt đẹp như vậy.
Nó khẳng định một sự thật duy nhất rằng, nước Mỹ không tốt đẹp như những gì các anh chị hay vẽ vời và một nước Mỹ chia rẽ, bất bình đẳng, mâu thuẫn tràn ngập trong lòng xã hội. Và cũng khẳng định rằng, nhân dân Việt Nam chúng tôi bận yêu hòa bình, không hề mơ về biểu tình như Mỹ đâu các con zời VOA nhé .
Dù sao, các anh, các chị đã cho chúng tôi hiểu thế nào là bưng bô rồi. Đúng là các bậc thầy trong nghề này

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG GÓP Ý VÀO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ĐỂ CHỐNG PHÁ

Tất cả lợi ích của Đảng ta đều vì dân và mọi quyết sách của Đảng cũng xuất phát từ nhân dân! Với quan điểm đó, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, Đảng ta trân trọng xin ý kiến của nhân dân để nghiên cứu, xây dựng chủ trương, đường lối lãnh đạo cho sát đúng với sự phát triển của thực tiễn. Song, lợi dụng việc này các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, chống phá quyết liệt quan điểm nhân văn đó. Bởi vậy, cảnh giác và đấu tranh vạch trần các thủ đoạn đó là nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. Lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cấp trong Đảng và mọi tầng lớp nhân dân vào các văn kiện trước khi đại hội Đảng vừa là nguyên tắc, vừa là truyền thống phát huy dân chủ trong Đảng; đồng thời, thể hiện sự gắn bó hữu cơ “giữa Đảng với Nhân dân”, “giữa lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động”. Tuy nhiên, một số thế lực thù địch lại lợi dụng chủ trương đó để chống phá. Trên mạng xã hội - một kênh thông tin và tương tác tiện dụng với nhiều người đã được họ lợi dụng tấn công một cách ác ý vào văn kiện của Đảng, hòng làm mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và giá trị các văn kiện đại hội Đảng. Có thể thấy điều đó, trên mấy khía cạnh sau: 1- Tập trung chống phá đường lối, quan điểm Đại hội XIII của Đảng. Họ cho rằng, văn kiện Đại hội lần này cũng chỉ là sự sao chép và biến tấu từ văn bản các đại hội trước; nội dung không có giá trị gì với sự phát triển đất nước, mà ngược lại là nhân tố kìm hãm sự tiến bộ của dân tộc ta. Bởi vậy, cũng như trước đây, văn kiện Đại hội XIII cũng chỉ là những vấn đề sáo rỗng, giáo điều, bảo thủ; khư khư ôm giữ chủ nghĩa Mác - Lênin để duy trì quyền lực của Đảng mà thôi! Dưới hình thức: “Thư ngỏ”, “Thư góp ý”, “Trao đổi về Đại hội 13, Đảng Cộng sản Việt Nam”,… họ kiến nghị lấy lại tên Đảng, tên Nước trước đây cho “hợp với lòng dân” và để “quy tụ được ý chí của toàn dân tộc”, khởi động tinh thần Việt Nam, kết thành sức mạnh to lớn vượt qua mọi thách thức, chớp lấy thời cơ, đưa đất nước tiến lên! Và trước việc Đảng, Nhà nước ta xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên sai phạm, thì họ xuyên tạc là “thanh trừng nội bộ”, “trả thù cá nhân”, v.v. Từ đó, họ kích động các đối tượng bất mãn viết bài tung lên mạng xã hội, tạo dư luận đòi: Việt Nam phải “thay đổi toàn bộ khung, sườn”, tức là xóa bỏ chế độ “độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản”, thực thi “đa nguyên, đa đảng”, “xã hội dân chủ”, đừng trông chờ vào đường lối Đại hội XIII. Thực tiễn minh chứng: kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng (03/02/1930), Đảng ta đã có 12 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. Mặc dù, mỗi đại hội diễn ra trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, nhưng các văn kiện đại hội Đảng đều chứa đựng những giá trị nội dung và ý nghĩa to lớn về cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa của đất nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân - ý Đảng, lòng dân là một, tạo sức mạnh vô song chiến thắng kẻ thù xâm lược và từng bước vững chắc trong tiến trình bảo vệ, xây dựng đất nước. Cương lĩnh năm 1930 đã đưa đến cao trào cách mạng những năm 30, 40 của thế kỷ XX và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945; đồng thời, tạo cơ sở để Đảng đề ra đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” chống thực dân Pháp. Tại Đại hội II (02/1951), Đảng xác định quyết tâm lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đại hội III (9/1960), Đảng chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Sau khi đất nước thống nhất, từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng vạch ra và ngày càng bổ sung, hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, để khắc phục những bất cập của cơ chế cũ dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh, Đảng đã tiến hành đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và từng bước hình thành Đường lối đổi mới đất nước. Đại hội VI (12/1986), đã phân tích sâu sắc tình hình đất nước, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc. Sau Đại hội VI, tại các kỳ đại hội, nhất là Đại hội VII (6/1991) và Đại hội XI (01/2011) Đảng đã hoàn thiện và cụ thể hóa một bước đường lối đổi mới, mà nội dung cốt lõi được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Tại Đại hội XII (01/2016), Đảng đã đề ra chủ trương: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, v.v. Quán triệt quan điểm của các đại hội, phát huy kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng giành được nhiều thắng lợi. Nhờ đó, đất nước đã vượt qua thách thức từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu cũng như sự bao vây, cấm vận của kẻ thù, tiếp tục vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau hơn ba thập kỷ tiến hành đổi mới, từ một đất nước nghèo, trình độ thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển, có văn hóa, xã hội phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao, v.v. Đặc biệt, trước sự tàn phá của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhiều nước trên thế giới bị động, lúng túng trong đối phó dẫn đến tỉ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao, đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, thì Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phòng, chống quyết liệt ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Đồng thời, động viên toàn dân đoàn kết, phát huy cao độ vai trò của các lực lượng: Y tế, Quân đội, Công an; thực hiện nhiệm vụ “kép” phát triển kinh tế và chống dịch rất hiệu quả, v.v. Nhờ vậy, Việt Nam được thế giới đánh giá là nước khống chế dịch tốt nhất, có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở châu Á hiện nay. 2- Lợi dụng việc chống tham nhũng để chống phá văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Tham nhũng vốn là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp, đồng hành và tồn tại ở mọi nhà nước. Ở Việt Nam, những năm qua, vấn đề này cũng diễn ra hết sức nhức nhối; Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp quyết liệt phòng, chống rất hiệu quả tệ nạn đó. Cần khẳng định rằng, không phải đến bây giờ Đảng ta mới đề cập tới đấu tranh chống tham nhũng, mà vấn đề này Đảng đã nhận thức và cảnh báo từ rất sớm. Nhìn lại các kỳ đại hội Đảng từ sau đổi mới, các văn kiện Ðảng thường xuyên đề cập và nêu quyết tâm cao về phòng, chống nguy cơ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực. Ngay từ giữa nhiệm kỳ của Ðại hội VII, Ðảng ta đã xác định: tham nhũng và các tệ nạn xã hội, cùng với sự tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, là bốn nguy cơ của đất nước và chế độ. Tại Đại hội VIII, nhiệm vụ chống tham nhũng được đặt ra mạnh mẽ hơn (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) là minh chứng cụ thể). Các Ðại hội IX, X và nhất là nhiệm kỳ Đại hội XI, với Nghị quyết Trung ương 4, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng được đặt ra với quyết tâm chính trị rất cao. Đặc biệt, tại Đại hội XII, nhiệm vụ này được đặt ra rất quyết liệt, với: “cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng”1 và “cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng”2. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư, công tác này được tiến hành quyết liệt, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, hiệu quả. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 1.111 tổ chức đảng, 18.265 cấp ủy viên các cấp và 54.573 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 08 tổ chức đảng, 45 đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên; trong đó, 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, gồm: 02 Ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương, 38 sĩ quan trong lực lượng Công an và Quân đội3, v.v. Nhờ đó, đã góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; đồng thời, bác bỏ luận điệu cho rằng: “Độc đảng lãnh đạo không thể chống được tham nhũng”! 3- Công kích, xuyên tạc về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Để chuẩn bị cho Đại hội, công tác quy hoạch nguồn cán bộ được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp chuẩn bị chặt chẽ, thống nhất. Căn cứ kế hoạch tổng thể, cán bộ trong diện quy hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công tác để rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, với nhiều cương vị công tác từ thấp đến cao. Quá trình này được các cấp tiến hành chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; kiên quyết không để những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng,… vào cấp ủy khóa mới. Rõ ràng, đây là bước chuẩn bị nhân sự chủ động từ sớm, từ xa, khoa học và công khai của các cấp cho Đại hội XIII. Sự thực đó bác bỏ mọi xuyên tạc cho rằng: quy hoạch nguồn cán bộ của Đại hội là “thiếu minh bạch”, vì “lợi ích nhóm”; là “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội”; là “tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử của các đại biểu dự Đại hội”!, v.v. Đến nay, các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, được các tiểu Ban văn kiện chuẩn bị công phu, qua nhiều lần lấy ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các bộ, ngành,… và đang tiến hành lấy ý kiến tham gia của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng các cấp và toàn dân. Quá trình đó, Trung ương sẽ “bình tĩnh lắng nghe, trân trọng, cân nhắc thật kỹ, tiếp thu tối đa mọi ý kiến”4 để hoàn thiện và trình Đại hội XIII xem xét quyết định. Chắc chắn văn kiện Đại hội XIII sẽ vạch ra được đường hướng đúng đắn để dân tộc ta vững bước trên con đường đi tới văn minh, hiện đại và giá trị các văn kiện sẽ là bằng chứng hùng hồn bác bỏ mọi sự xuyên tạc.

HÌNH THÀNH VĂN HOÁ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (CNTT) và giao dịch điện tử (gọi tắt là Nghị định 15) có hiệu lực từ ngày 15-4-2020, được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hạn chế “đại dịch” tin giả, tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH). Mạng xã hội không còn là ảo Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), năm 2019, 64 triệu người Việt Nam sử dụng internet, trong đó có tới 58 triệu người dùng MXH. Những con số trên phản ánh quy mô, mức độ sử dụng MXH Việt Nam đang phát triển mạnh, ngày càng giống như một xã hội trên môi trường internet. Bên cạnh những lợi ích to lớn, MXH tiềm ẩn rất nhiều nguy hại, đặc biệt là vấn nạn tin giả, xấu độc, lừa đảo… gây mất an ninh trật tự, tạo bất ổn trong xã hội. Ý thức được mặt trái của MXH, năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, trong đó đã có những quy định khá cụ thể về hành vi thông tin sai sự thật trên môi trường viễn thông. Khoản a và b, Điểm 3, Điều 64 Nghị định 174 nêu rõ việc xử phạt hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước. Đây chính là những căn cứ quan trọng để các cơ quan chức năng xử phạt hành chính hơn 800 trường hợp tung tin giả về đại dịch Covid-19 trước khi Nghị định 15 có hiệu lực. Nghị định 15 thay thế Nghị định 174 có nhiều quy định chi tiết hơn, nhất là xử lý các thông tin sai lệch, giả mạo trên MXH. Điều 101 quy định trách nhiệm cá nhân của người tham gia MXH. Người sử dụng MXH sẽ bị xử phạt với các hành vi cung cấp, chia sẻ: Thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông luật, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, đưa ra lời khuyên: “Người sử dụng MXH hết sức cẩn thận khi đăng tải, chia sẻ, bình luận những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa có các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí lên tiếng, loan tin. Thậm chí, nếu một thông tin đăng tải trên báo chí “có vấn đề” bị gỡ xuống thì người sử dụng phải có trách nhiệm xóa đường dẫn đã chia sẻ trước đó. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền để người dân biết điều gì được làm và không được làm một cách cụ thể. Chẳng hạn, nếu chia sẻ đường dẫn tin, bài của cơ quan báo chí kèm theo lời bình ngắn gọn không làm sai ý tác giả thì không vi phạm nhưng nếu trực tiếp sao chép nội dung tin bài rồi đăng tải mà chưa xin phép tác giả và cơ quan báo chí thì không được phép”. Các chuyên gia dự báo Nghị định 15 sẽ khiến không gian MXH không còn ảo nữa. Giờ đây, bất cứ ai dù vô tình đăng tải, chia sẻ trên MXH ảo sẽ phải gánh hậu quả thật sự, nhiều trường hợp sẽ phải trả giá rất đắt nếu bị khởi tố hình sự. Song hành hai biện pháp Ngay sau khi Nghị định 15 có hiệu lực, hai trường hợp đầu tiên bị xử phạt đều ở tỉnh Quảng Ninh. Trong đó đáng chú ý là trường hợp Đinh Văn Huynh (sinh năm 1984, trú tại huyện Đầm Hà) đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng do bình luận trên một trang MXH, gán ghép bị can trong vụ án là con ruột lãnh đạo tòa án tỉnh Thái Bình. Đinh Văn Huynh làm nghề tự do, đọc thông tin trên mạng rồi “vô tư” gán ghép quan hệ hai người này do có cùng... họ và tên đệm giống nhau. Sau khi làm việc với cơ quan công an, Đinh Văn Huynh đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, tự giác xóa bỏ các thông tin sai sự thật trên MXH. Điều đáng nói là không hiếm trường hợp cán bộ, công chức nhà nước “hồn nhiên” đưa tin tức từ các trang MXH, tin nghi là dựa vào nguồn tin báo chí. Chính chúng tôi đã không ít lần phải giải thích với những người quen rằng: Thông tin họ dẫn lại không phải từ ấn phẩm báo chí chính thống mà chỉ là trang thông tin tổng hợp bất cứ ai cũng có thể tạo ra. Ấn phẩm báo chí phải được Bộ TT&TT cấp giấy phép hoạt động và phải có cơ quan chủ quản. Đồng thời, cảnh báo họ sẽ bị xử phạt nếu thông tin chia sẻ là thông tin xấu độc, tin giả gây hoang mang trong xã hội. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Thanh tra viên chính, Phòng Thanh tra Viễn thông và CNTT (Thanh tra Bộ TT&TT) cho biết: “Đa phần những người sử dụng MXH có hành vi vi phạm đều do thiếu hiểu biết. Thanh tra bộ, thanh tra các sở TT&TT sẽ xử lý những vi phạm ảnh hưởng tiêu cực với mức độ rộng lớn, đặc biệt liên quan đến đại dịch Covid-19. Lúc này, công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ Nghị định 15 sẽ được chú trọng hơn. Sau một thời gian nhất định, sẽ tiến hành xử lý nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng để Nghị định 15 phát huy tác dụng như mục tiêu đã đề ra”. Nhìn từ góc độ văn hóa, các nhà nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra bản chất văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã, con người Việt Nam duy tình, tính cố kết cộng đồng cao. Yêu cầu khi sử dụng MXH lại đòi hỏi phải lý tính, biết suy xét nên đăng tải, bình luận, chia sẻ thông tin nào là thiết thực, bổ ích; đồng thời, không nên soi mói, quá tò mò chuyện cá nhân người khác để tỏ vẻ mình là người thạo tin, có sức ảnh hưởng. PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng: “Để có văn hóa sử dụng MXH tích cực, đúng đắn, không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình, đôi khi thời gian phải tính bằng một, hai thế hệ. Hiện nay, cần song hành hai biện pháp xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật; đồng thời kiên trì tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho người dân, nhất là giới trẻ về yêu cầu, chuẩn mực khi tham gia MXH là hết sức cần thiết”. Hy vọng rằng, với việc thực hiện quyết liệt hai biện pháp nêu trên, văn hóa sử dụng MXH sẽ sớm hình thành, qua đó góp phần ngăn chặn “đại dịch” tin giả, xấu độc trên MXH.

Chủ nghĩa yêu nước Việt nam đã được phát huy trong chống dịch COVID 19 vừa qua



Yêu nước là cơ sở, động lực để dân tộc Việt Nam tồn tại, phát triển trường tồn. Lòng yêu nước của Việt Nam là ”đặc sản”, ”thương hiệu” của dân tộc Việt Nam. Nói đến Việt Nam là nói đến lòng yêu nước của con người Việt Nam. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng,  hàng đầu đó là tính tự tôn dân tộc; lòng tự trọng cao cả, nhân nghĩa, bao dung, đoàn kết, mong uớc hoà bình...Với đặc điểm của lòng yêu nước đó, cho nên, khi có khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ diệt vong, tinh thần yêu nước ấy lại dâng trào, tạo nên sức mạnh vô song, để vượt qua mọi sóng gió. Dịch COVID 19 vừa qua cũng như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại có dịp toả sáng, để rồi chúng ta, đến nay gần như đã khống chế được đại dịch. Khi dịch COVID 19 xuất hiện, bên cạnh hệ thống chính trị nhanh chóng vào cuộc với những nội dung biện pháp kịp thời, thì một vấn đề rất quan trọng, mang tính quyết định để chống dịch hiệu quả đó là ý thức trách nhiệm của người dân đã được phát huy cao độ. thức trách nhiệm được phát huy cao độ đó là mọi người dân đều chấp hành những quy định chống dịch của chính phủ gần như tuyệt đối). Vấn đề đặt ra là ý thức trách nhiệm ấy ở đâu mà có, rất đơn giản đó là từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà có, nó được đúc kết từ đời này đến đời khác, cứ khi gặp khó khăn, hoạn nạn thì tinh thần ấy lại dâng trào, đơm hoa, kết trái.

CÙNG NHAU NHỚ TÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA TA ĐANG QUẢN LÝ

Hiện nay Hải Quân Việt Nam đang Quản lý 21 đảo trên Quần đảo Trường Sa, bao gồm 9 Đảo nổi và 12 Đảo chìm tổng cộng có 33 điểm đóng quân (có đảo 1 điểm, có đảo 2 điểm, có đảo 3 điểm đóng quân). Để giúp mọi người biết nhớ tên các đảo trên Quần đảo Trường Sa ta đang quản lý, tôi xin đăng bài: Tên các Đảo thuộc Quần đảo Trường Sa ta đang quản lý. Nhiều người chưa thuộc hết tên Đảo chìm, đảo nổi cho nên hay nhầm Đảo chìm còn gọi Đá ngầm Nước lên đảo ngập, như trầm mình thôi Đảo nổi thì đã rõ rồi Nước lên như mảng bè trôi xa mờ Vào gần trông thật nên thơ Cây xanh che phủ, nhấp nhô mái nhà Thưa rằng Quần đảo Trường Sa Có 9 đảo nổi, chìm là 12 Tôi xin tóm tắt thành bài Tên 21 đảo để ai cũng tường 9 ĐẢO NỔI Trường Sa thị trấn mến thương Là đảo lớn nhất có đường tầu bay Song Tử Tây lớn thứ hai Nam Yết không rộng, nhưng dài, thứ ba Sinh Tồn gần với Sơn Ca Sinh Tồn Đông tiếp theo là Phan Vinh Trường Sa Đông nhỏ mà xinh Phía Nam có mỗi một mình An Bang. 12 ĐẢO CHÌM Phía Bắc có đảo Đá Nam Đá Lớn 3 điểm luồng làm khá to Tầu vào neo đậu trong hồ Mặc cho bão lớn sóng xô thế nào Đá Thị, Cô Lin, Len Đao Mỗi đảo một điểm thảo nào giống nhau* Tốc Tan ba điểm từ đầu Hồ to, luồng rộng tầu vào tự do Núi Le hai điểm, có hồ Nhưng Luồng chưa có để cho tầu vào Tiên Nữ tên đẹp làm sao Nằm xa bờ nhất, ngọn sào phía đông Đá Tây bạn có biết không Nơi Bộ Thủy Sản nuôi trồng cá tôm Cùng 3 điểm đảo sớm hôm Tầu bè qua lại vui hơn ở bờ Đá Đông tròn rộng, có hồ Nhưng luồng hơi hẹp, ra vô hơi phiền Thuyền Chài ai đã đặt tên Hình như tại giống con thuyền hay chăng Còn một đảo nữa thưa rằng Là đảo Đá Lát ở đằng phía Tây Từ bờ ra tới đảo này Tầu ra thăm đảo, một ngày tới nơi . Hải Đăng st

Việt Nam thực hiện tốt quyền con người trong chống dịch COVID 19



Với quyết tâm chính trị: Chống dịch như chống giặc, vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị đã thực hiện rất tốt việc phòng, chống dịch COVI 19, đến nay, gần như chúng ta đã chiến thắng được đại dịch. Việc chúng ta khống chế được dịnh bệnh có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là chúng ta đã thực hiện tốt quyền con người, quan tâm hết mức đến con người trong thời gian qua.
Quyền con người (nhân quyền) là một nội dung và là một mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: Cho dù đất nước được tự do, độc lập, nhưng nhân dân vẫn đói khổ thì tự do, độc lập ấy trả có ý nghĩa gì. Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay luôn thực hiện tốt vấn đề quyền con người, coi con người là trung tâm của sự nghiệp cách mạng, phấn đấu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, phát triển toàn diện con người, bảo đảm con người có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ, phát triển toàn diện, cuộc sống người dân ngày càng nâng cao. Trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong chống dịch COVID 19 vừa qua, Đảng Nhà nước ta đều đặt vấn đề con người lên hàng đầu. Như thủ tướng chính phủ đã nói: Có thể hy sinh một số quyền lợi về kinh tế nhưng tất cả phải vì sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Quan điểm đó đã lay động đến tận tâm can mỗi người dân, cho nên khi sảy ra dịch bệnh, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân vào cuộc với những biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch rất nhanh chóng, hiệu quả. Cùng với ý thức của người dân (ý thức con người mới XHCN) chúng ta đã nhanh chóng khống chế được dịch bệnh. Đây chính là minh chứng quyền con người ở Việt Nam được kiểm chứng và toả sáng trong thời điểm vừa qua.

Phát huy chủ nghiã yêu nước Việt Nam, nâng cao bản lĩnh, ý thức chính trị trong phòng, chống dịch COVID 19



Với quyết tâm chính trị: Chống dịch như chống giặc, vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị đã thực hiện rất tốt việc phòng, chống dịch COVI 19, đến nay, gần như chúng ta đã chiến thắng được đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, lơ là mất cảnh giác, mà ở thời điểm hiện nay chúng ta phải phát huy hơn nữa mọi nhân tố để chống dịch, đặc biệt là nhân tố tinh thần. Bởi vì hiện nay, tuy chúng ta đã khống chế được dịch nhưng ở nhiều nước trên thế giới, dịch vẫn còn bùng phát, lây lan, trong điều kiện chúng ta hội nhập rất sâu rộng kinh tế- xã hội với quốc tế. Mặt khác, tuy đã khống chế được dịch, xã hội gần như hoạt động trở lại bình thường, nhưng việc phòng chống dịch vẫn phải tiến hành, cho nên chúng ta vẫn phải duy trì nghiêm mọi quy định trong chống dịch. Nếu như trong cách ly xã hội, việc duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã rất khó khăn, thì trong thời điểm hiện nay việc thực hiện các biện pháp trong phòng chống dịch sẽ khó khăn gấp bội phần.  Như vậy để không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội chúng ta cần phải phát huy hơn nữa bản lĩnh, trí tuệ, ý thức chính trị con người Việt Nam. Đây có thể nói là yếu tố rất quan trọng trong thời điểm hiện nay. Bởi vì, những yếu tố này nghiêng về phần tự giác nhiều hơn là các quy định. Nếu mỗi người không có tính tự giác, cho dù các quy định có nghiêm túc bao nhiêu thì cũng rất khó khăn cho việc kiểm soát phòng, chống dịch của từng cá nhân trong thời điểm hiện nay.

Việt Nam thực hiện tốt vấn đề nhân quyền



Thời gian vừa qua, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã đẩy mạnh chống phá ta bằng nhiều hình thức  biện pháp, trong đó hết lời rêu rao là Việt nam vi phạm nghiêm trọng vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên chỉ qua đợt chống dịch COVID- 19 vừa qua ở Việt Nam đã phủ nhận hoàn toàn những sự bịa đặt đó.
Với chủ trương của Việt nam: Chống dịch như chống giặc, khi xuất hiện dịch COVID 19, cả hệ thống chính trị và người dân ở Việt Nam bước vào chống dịch với ý thức chính trị cao độ, đến nay đã khống chế được dịch bệnh. Vấn đề đáng chú ý là trong chống dịch COVID 19 ở Việt Nam, mọi người dân Việt Nam đều được đối xử như nhau, không ai bị bỏ lại phía sau, mọi chi phí trong điều trị chống dịch đều miễn phí. Và điều đặc biệt hơn là, với hơn 300 ca dương tính với COVID 19, hiện nay ở Việt Nam chưa có ca nào tử vong. Đó chính là minh chứng rằng ở Việt Nam luôn quan tâm đến con người, bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu sống con người. Qua chống dịch COVID 19 ở Việt Nam một lần nữa hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng: Ở Việt Nam không có nhân quyền.

Yếu tố chính trị, tinh thần ở Việt Nam trong chống dịch COVID- 19



Với quyết tâm chính trị: Có thể hy sinh một số quyền lợi kinh tế nhưng phải bảo đảm sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, đó chính là lời hiệu triệu của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong chống dịch COVID- 19 vừa qua.
Quan điểm trên chính là minh chứng cho tính ưu việt của chế độ dân chủ XHCN, chế độ vì con người XHCN, mà gói gọn lại đó là yếu tố chính trị, tinh thần XHCN ở Việt Nam- chế độ vì dân. Khi yếu tố chính trị tinh thần đã được chuyển hoá thành vật chất thì nó sẽ thâm nhập rất nhanh vào thực tiễn. Yếu tố chính trị tinh thần XHCN ở Việt Nam trong chống dịch COVID 19 chính là như vậy, khi có chỉ thị chống dịch COVID 19 của chính phủ, mọi người dân Việt nam, với ý chí quyết tâm cao đã nhanh chóng bước vào chống dịch và chấp hành rất nghiêm túc mọi quy định. Chính vì vậy cùng với những nội dung biện pháp của chính quyền, kết hợp với yếu tố tự giác, trách nhiệm cao của người dân đã làm nên chiến thắng đại dịch COVID 19 vừa qua ở Việt Nam. Trong khi trên thế giới có nhiều nước khi có dịch COVID 19 cũng đã nhanh chóng vào cuộc, với nhiều biện pháp nghiêm minh và những gói hỗ trợ kinh tế kích cầu kinh tế rất lớn nhưng do ý thức trách nhiệm người dân chưa cao cho nên đến nay vẫn lay hoay với dịch bệnh.
Hơn lúc nào hết chúng ta phải phát huy hết mức chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cuờng của dân tộc để có được ý thức trách nhiệm cao trong thời điểm hiện nay.

Các dân tộc Việt nam là một



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Tuy nguồn gốc hình thành các dân tộc khác nhau, có dân tộc hình thành tại chỗ, có dân tộc di cư từ ngước ngoài, nhưng các dân tộc luôn sác định như anh em một nhà, như cây một gốc…
Vì sao các dân tộc ở Việt nam đoàn kết, có nhiều lý do, trong đó có ba lý do căn bản sau đây:
Trước hết, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm và chống trọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Khi có giặc ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên các dân tộc Việt nam phải đoàn kết mới tồn tại và phát triển cho đến ngày nay
Thứ hai, do con người Việt nam cũng như con người ở Đông nam Á và ở Châu Á nặng về tình cảm hơn là năng về lý trí so với người ở các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, mà con người Việt Nam, những người được hình thành tại chỗ (gốc Việt) có sẵn bản tính là nhân hậu, nhân nghĩa, yêu nước, tôn trọng, thủy chung, son sắt, thông minh, chịu thương, chịu khó. Khi các tộc người nơi khác di cư đến, trải qua quá trình quan hệ, những đức tính tốt đẹp của người Việt gốc đã được họ tiếp thu, dần dần họ cũng có được những đức tính tốt đẹp của người gốcViệt.
Thứ ba, dân tộc Việt nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện cách mạng XHCN ở Việt nam. Đây là nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định đến sự đoàn kết các dân tộc ở Việt nam. Cách mạng XHCN ở Việt nam với mục tiêu là mang lại cuộc sống bình đẳng, bình quyền, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng XHCN ở Việt nam, đảm bảo ai cũng như ai, không ai bị bỏ lại phía sau, cho nên dân tộc Kinh cũng như dân tộc thiểu số đều như nhau…
               Từ ba lý do trên, cho nên các dân tộc ở Việt Nam luôn bình đẳng, đoàn kết như anh em một nhà.


Ở Việt Nam các dân tộc như anh em một nhà



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đồng bào chung sống đoàn kết giúp đỡ nhau cùng quá trình dựng nước và giữ nước. Tuy là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc ở Việt nam luôn xác định như anh em một nhà, luôn coi là những người con cùng xuất thân từ một bào thai trăm trứng. Suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc Việt nam luôn gắn liền với hai tiếng “đồng bào” trong đối sử, trong đồng cam cộng khổ.
               Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Các dân tộc tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết giúp nhau vừa là mục tiêu, cũng vừa là động lực thúc đẩy cách mạng Việt Nam. Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
               Để thực hiện tốt quan điểm trên, bên cạnh Đảng, Nhà nước ta bên cạnh có nhiều chính sách đối với các dân tộc như trợ cấp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS, đồng bào nghèo… mà còn khuyến khích, động viên phát huy cao độ sự thiện nguyện trong xã hội. Từ yêu cầu trên, thời gian qua chúng ta có rất nhiều phong trào giúp đỡ nhau giữa các dân tộc như:“ lá lành đùm lá rách”; “Ngọn lửa tình thương”; “Trái tim cho em”…Trong chống dịch COVID 19 vừa qua đã xuất hiện nhiều gương sáng trong hoạt động thiện nguyện như: ATM gạo; ATM sách; ATM mì tôm; quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm giúp đỡ người khó khăn…
               Từ vấn đề trên, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Việt nam luôn đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, đùm bọc yêu thương lẫn nhau cùng nhau xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.

Ở Việt Nam không có chiến tranh dân tộc



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, hiện nay có 54 thành phần dân tộc, gồm dân tộc kinh và 53 dân tộc thiểu số. Dân tộc Kinh là dân tộc đa số. Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp bách của cách mạng Việt Nam. Trong các cương lĩnh, nghị quyết ở  các thời kỳ cách mạng, Đảng ta có nhiều quan điểm về xây dựng mối đoàn kết dân tộc, nhưng cô đọng, căn cốt nhất là vấn đề: Các dân tộc tôn trọng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đây vừa là mục tiêu, nhưng cũng là biện pháp của cách mạng Việt Nam.
               Các dân tộc luôn tôn trọng lẫn nhau:
               Thứ nhất, Dân tộc Kinh luôn tôn trọng các DTTS; ngược lại các DTTS luôn tôn trọng dân tộc Kinh.
               Thứ hai: các DTTS luôn tôn trọng lẫn nhau.
               Các dân tộc giúp đỡ lẫn nhau:
                Dân tộc Kinh giúp các dân tộc thiểu số; các dân tộc thiểu số giúp dân tộc Kinh và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó được minh chứng là trong xã hội vừa qua, ngoài việc trợ cấp xã hội của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số, và người nghèo, trong xã hội còn có rất nhiều phong trào giúp đỡ lẫn nhau của các tổ chức, cá nhân như  “ lá lành đùm lá rách”; “Ngọn lửa tình thương”; “Trái tim cho em”…Trong chống dịch COVID 19 vừa qua đã xuất hiện nhiều gương sáng trong hoạt động thiện nguyện như: ATM gạo; ATM sách; ATM mì tôm; quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm giúp đỡ người khó khăn…
               Từ vấn đề trên, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Việt nam luôn bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển kinh tế- xã hội, nên đời sống nhân dân luôn được nâng cao. Chính vì vậy, ở Việt nam từ trước đến nay không có xung đột dân tộc, không có chiến tranh dân tộc, các dân tộc hòa thuận, đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.

Các dân tộc Việt nam là một



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Tuy nguồn gốc hình thành các dân tộc khác nhau, có dân tộc hình thành tại chỗ, có dân tộc di cư từ ngước ngoài, nhưng các dân tộc luôn sác định như anh em một nhà, như cây một gốc…
Vì sao các dân tộc ở Việt nam đoàn kết, có nhiều lý do, trong đó có ba lý do căn bản sau đây:
Trước hết, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm và chống trọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Khi có giặc ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên các dân tộc Việt nam phải đoàn kết mới tồn tại và phát triển cho đến ngày nay
Thứ hai, do con người Việt nam cũng như con người ở Đông nam Á và ở Châu Á nặng về tình cảm hơn là năng về lý trí so với người ở các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, mà con người Việt Nam, những người được hình thành tại chỗ (gốc Việt) có sẵn bản tính là nhân hậu, nhân nghĩa, yêu nước, tôn trọng, thủy chung, son sắt, thông minh, chịu thương, chịu khó. Khi các tộc người nơi khác di cư đến, trải qua quá trình quan hệ, những đức tính tốt đẹp của người Việt gốc đã được họ tiếp thu, dần dần họ cũng có được những đức tính tốt đẹp của người gốcViệt.
Thứ ba, dân tộc Việt nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện cách mạng XHCN ở Việt nam. Đây là nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định đến sự đoàn kết các dân tộc ở Việt nam. Cách mạng XHCN ở Việt nam với mục tiêu là mang lại cuộc sống bình đẳng, bình quyền, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng XHCN ở Việt nam, đảm bảo ai cũng như ai, không ai bị bỏ lại phía sau, cho nên dân tộc Kinh cũng như dân tộc thiểu số đều như nhau…
               Từ ba lý do trên, cho nên các dân tộc ở Việt Nam luôn bình đẳng, đoàn kết như anh em một nhà.


Giá trị tốt đẹp ở các tôn giáo luôn được phát huy Ở Việt Nam



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú cả hình thức lẫn sự sùng đạo. Mỗi tôn giáo đều có giáo lý, giáo luật khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi tôn giáo, luôn có những giá trị tốt đẹp rất hợp với đạo đức truyền thống con người Việt nam mà cần phải phat huy.
               Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo lý tôn giáo dù khác nhau nhưng đều có điểm chung là đề cao tính nhân đạo, hướng thiện của con người. Người viết: “Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thíc Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” Tư tưởng bác ái của Chúa Giê Su, tư tưởng từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha của đức Phật và tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử có sự tương đồng với lý tưởng đọc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người trân trọng và đề
đồng bào chung sống đoàn kết giúp đỡ nhau cùng quá trình dựng nước và giữ nước. Tuy là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc ở Việt nam luôn xác định như anh em một nhà, luôn coi là những người con cùng xuất thân từ một bào thai trăm trứng. Suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc Việt nam luôn gắn liền với hai tiếng “đồng bào” trong đối sử, trong đồng cam cộng khổ.
               Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Các dân tộc tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết giúp nhau vừa là mục tiêu, cũng vừa là động lực thúc đẩy cách mạng Việt Nam. Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
               Để thực hiện tốt quan điểm trên, bên cạnh Đảng, Nhà nước ta bên cạnh có nhiều chính sách đối với các dân tộc như trợ cấp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS, đồng bào nghèo… mà còn khuyến khích, động viên phát huy cao độ sự thiện nguyện trong xã hội. Từ yêu cầu trên, thời gian qua chúng ta có rất nhiều phong trào giúp đỡ nhau giữa các dân tộc như:“ lá lành đùm lá rách”; “Ngọn lửa tình thương”; “Trái tim cho em”…Trong chống dịch COVID 19 vừa qua đã xuất hiện nhiều gương sáng trong hoạt động thiện nguyện như: ATM gạo; ATM sách; ATM mì tôm; quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm giúp đỡ người khó khăn…
               Từ vấn đề trên, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Việt nam luôn đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, đùm bọc yêu thương lẫn nhau cùng nhau xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.

Các tôn giáo ở Việt Nam rất đoàn kết




               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Hiện nay ở Việt nam có 16 tôn giáo với 43 tổ chức giáo hội. Tôn giáo ở Việt nam có tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh; có tôn giáo truyền thống và tôn giáo mới. Có thể nói, Việt Nam như một bảo tàng thu nhỏ của tôn giáo thế giới, các tôn giáo rất phong phú đa dạng vè loại hình và tính chất tín ngưỡng. Là một quốc gia đa tôn giáo nhưng ở Việt nam, các tôn giáo sống rất ôn hòa, đoàn kết, không có mâu thuẫn, ở Việt nam không có chiến tranh tôn giáo. Vì sao ở Việt Nam, các tôn giáo ôn hòa, đoàn kết?, xin được chỉ ra ba lý do căn bản sau:
               Thứ nhất, do các dân tộc ở Việt Nam rất đoàn kết.
               Đoàn kết là sức mạnh của dân tộc Việt nam, là cơ sở bảo đảm dân tộc Việt nam tồn taị và phát triển. Trước khi là các tín đồ tôn giáo, mọi người đều là công dân Việt nam, mà đã là công dân Việt nam thì luôn gắn bó đoàn kết với nhau.
               Thứ hai, các tôn giáo ở Việt nam, đều biến đổi, mang đậm nét tập tục truyền thống, văn hóa con người Việt nam
               Các tôn giáo ở Việt nam, kể cả tôn giáo nội sinh và ngoại nhập muốn tồn tại và phát triển đều phải biến đổi theo phong tục, tập quán con người Việt Nam. Tập tục, truyền thống, văn hóa con người Việt nam rất phong phú, đa dạng, nhưng nhì chung đó là sự hiếu trung, kính trọng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cho nên cho dù tôn giáo nào ở Việt Nam, cũng phải theo tập tục Việt nam. Ví dụ tập tục thờ cúng Việt nam; tập tục Sinh, Lão, Bệnh, Tử….Những tập tục đó là tác nhân để các tôn giáo ôn hòa, đoàn kết, kéo các tín đồ gần với nhau hơn.
               Thứ ba, Các dân tộc nói chung, các tôn giáo ở Việt nam nói riêng, luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam; thực hiện cách mạng XHCN ở Việt Nam.
                Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt nam; là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người ở Việt nam. Trong các cương lĩnh, nghị quyết ở  các thời kỳ cách mạng, Đảng ta có nhiều quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cô đọng, căn cốt nhất là vấn đề: Đảng và Nhà nước Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, tôn trọng, phát huy những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong đời sống xã hội; các tôn giáo ở Việt nam luôn bình đẳng và được pháp luật bảo hộ. Chính những quan điểm của Đảng như vậy, là cơ sở quan trọng để các tôn giáo có niềm tin hành đạo và đoàn kết lẫn nhau.
               Từ ba lý do trên khẳng định các tôn giáo ở Việt nam luôn ôn hòa, đoàn kết. Ở Việt nam không có mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh tôn giáo.

Việt Nam cần thận trọng khi “mở cửa” hiện nay



Hiện nay chúng ta về cơ bản đã chống được dịch COVID 19 và bắt đầu bước sang giai đoạn mới: Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên nhiều nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất lớn nếu như chúng ta không có cơ chế cụ thể để vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bởi vì Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh, nhưng thế giới xung quoanh vẫn còn loay hoay với dịch bệnh. Một điều rất đáng quan tâm là nếu nền kinh tế của chúng ta tự cung tự cấp, thì trong điều kiện hiện nay không phải bàn, nhưng do nền kinh tế của chúng ta hội nhập quốc tế rất sâu rộng cho nên chúng ta phải mở cửa để đối tác bên ngoài vào làm ăn theo thỏa thuận. Vấn đề đặt ra là chúng ta mở như thế nào, mức độ ra sao. Đây mới là vấn đề cần bàn.
Hiện nay, nếu chúng mở cửa để nước ngoài vào, theo tôi cần làm tốt những vấn đề sau:
Một là, đối tượng vào phải cách ly xã hội theo thời gian quy định
Hai là, khi đối tượng đã cách ly xã hội và vào làm việc chúng ta phải quản lý được đối tượng trong quá trình ở Việt Nam hoặc khi đối tượng về nước (tạo ra khu vực quản lý riêng).
Ba là, người nước ngoài cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định phòng chống dịch như người Việt Nam.
Bốn là, không nên mở cửa để người nước ngoài vào du lịch
 Đây là việc làm rất khó khăn, không dễ vượt qua và rất tốn kém, nhưng chúng ta phải làm như vậy thì mới khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho xã hội.


Một số kinh nghiệm khi truy cập Internet để đảm bảo an toàn thông tin
 Trước tình hình lây nhiễm mã độc, lộ lọt thông tin gây tổn hại cho người dùng cá nhân, các cơ quan, đơn vị đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, Để trở thành người dùng mạng thông minh, người dùng Internet cần tự nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ mình. Sau đây là một số nội dung cần ghi nhớ và thực hành liên tục trong quá trình truy cập mạng, dù là dùng máy tính, điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào. Đồng thời, cùng chia sẻ để người thân, đồng nghiệp của mình được biết.
Tuyệt đối thận trọng đối với các thông báo mời gọi trúng thưởng, có người tặng quà, tặng tiền,...
Thống kê cho thấy, hầu hết các thông báo dạng này là các thông báo lừa đảo, ít có ai cho không chúng ta cái gì mà người nhận còn không hề hay biết. Và nếu có thì người ta cũng thường sẽ không yêu cầu người dùng phải đặt cọc, ứng tiền hay làm gì liên quan tới tài sản của mình. Trong các trò chơi may mắn mà các thương hiệu tổ chức, thường họ sẽ mời người dùng lên tận nơi để nhận hàng hoặc xin thông tin để gửi hàng tới. Đặc biệt, các hãng lớn sẽ không bao giờ thu phí và cũng không tặng ai cái gì, chỉ có kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạn tiền của chúng ta mà thôi.
Để đảm bảo chắc chắn và cũng nhằm tránh thông tin cá nhân bị lợi dụng, người dùng cần xác minh người gọi cho mình đúng là “chính chủ”. Ví dụ, khi có ai đó nhắn cho chúng ta về việc trúng thưởng trên Facebook thì chỉ trả lời nếu họ nhắn từ fanpage hoặc từ một người bạn đã biết từ trước. Cẩn trọng hơn nữa, người dùng có thể gọi điện lên trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty liên hệ với mình nhằm xác nhận trước khi cung cấp thông tin cá nhân.
Hãy nhớ kỹ các thông tin sau là thông tin cực kì nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để làm chuyện xấu (và chúng ta sẽ phải gánh hậu quả) cần được giữ kín nhất có thể:
- Số điện thoại;
- Số chứng minh nhân dân, số căn cước;
- Số hộ chiếu;
- Thông tin thẻ tín dụng, bao gồm mã thẻ và mã bảo mật (CVV);
- Tất cả mọi loại mật khẩu và mã PIN thẻ ATM, thẻ tín dụng,...

Đại hội Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội



Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cán bộ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng XHCN. Cán bộ tốt thì cách mạng mới thành công. Ngược lại cán bộ không tốt, cách mạng sẽ suy yếu, thậm trí diệt vong. Đường lối là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi. Đường lối đúng cách mạng thắng lợi, đường lối không đúng cách mạng sẽ không phát triển, thậm chí thụt lùi và dẫn tới diệt vong.
Vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay, luôn quan tâm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, đặc biệt luôn trú trọng công tác cán bộ và công tác xây dựng đường lối, coi hai mặt công tác này là vấn đề hệ trọng, mang tính sống còn sự nghiệp tồn tại, phát triển của Đảng và qua hoạt động thực tiễn, đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện hai mặt công tác này.Tuy nhiên trong từng thời điểm, từng cấp, từng ngành, từng cơ quan đơn vị còn bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; lơi lỏng, thiếu chặt chẽ, sơ sài trong xây dựng chủ trương, đường lối, nghị quyết. Nguyên nhân của vấn đề trên có nhiều, trong đó có việc tổ chức đại hội Đảng còn hình thức, sơ sài, không đúng quy trình ở nhiều cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị dẫn đến vẫn còn có những cán bộ yếu, không tốt chui vào cấp ủy, vẫn còn chủ trương, chính sách chưa phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Trên tinh thần đó, trước thềm đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc, chúng ta phải tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, chất lượng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội để phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ để từ đó tìm ra những người có tài, có đức vào trong cấp ủy, đồng thời để định ra những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, góp phần đưa cách mạng Việt nam cập bến vinh quang.



Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong chống dịch


Cùng với ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, quyết đẩy lùi dịch COVID 19, Quân đội nhân dân Việt nam, cùng với lực lượng công an nhân dân và các lực lượng khác nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp để chống dịch hiệu quả.
Với quyết tâm mãnh liệt  “Chống dịch như chống giặc”, bên cạnh thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ theo kế hoạch đã định, quân đội đã nhanh chóng triển khai và thực hiện các nội dung, biện pháp để chống dịch COVID 19. Khi có dịch xuất hiện, theo chỉ đạo của chính phủ, chỉ trong một thời gian ngắn quân đội đã xây dựng và tổ chức diễn tập với các tình huống đa dạng để chống dịch. Trên cơ sở đó các cấp trong quân đội đã thành lập ban chỉ đạo, các tổ đội công tác, các lực lượng theo từng nhiệm vụ để chống dịch. Với phương châm mỗi cán bộ, chiến sỹ là một tuyên truyền viên, một chiến sỹ quân y, một chiến sỹ dân vận khéo trong chống dịch, mọi cán bộ, chiến sỹ trước hết bản thân mình gương mẫu thực hiện tốt mọi quy định trong chống dịch, sau đó đã làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định trong chống dịch. Đồng thời, với những việc làm thiết thực, cụ thể, lời nói ân cần, chân tình cởi mở nhiều cán bộ chiến sỹ đã gây ấn tượng mạnh cho nhân dân trong những ngày cách ly tập trung. Những việc làm tốt đó đã được các cấp, các ngành và nhân dân ca ngợi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng những lời ca tụng, biểu dương khen ngợi với những lời văn đầy xúc cảm.
Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, kết quả trong chống dịch COVID-19, đã càng tỏ rõ bản chất tốt đẹp của quân đội anh hùng. Từ những việc làm trên, chúng ta cho đến nay gần như đã chống được dịch thành công. Đây cũng chính là tính ưu việt của chế độ CNXH mà chúng ta đang xây dựng và cũng là tính ưu việt của quân đội từ nhân dân mà ra.



Quân đội ta là quân đội của dân



Quân đội nhân dân Việt Nam trung với Đảng, hiếu với dân nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Một đội quân, “đi dân nhớ, ở dân thương”, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Với bản chất tốt đẹp của quân đội nhân dân anh hùng, nên trong chống dịch COVID 19 vừa qua, quân đội được chính phủ giao phó đảm nhận nhiều nhiệm vụ rất quan trọng, trong đó có nhiệm vụ tổ chức cách ly những người có nghi ngờ dịch bệnh. Tổ chức cách ly cho số lượng người lớn (mấy ngàn người đến mấy chục ngàn người), có thể nói đây là nhiệm vụ rất quan trọng, khó khăn nhưng cũng rất vinh dự cho Quân đội. Thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ, ngay từ những ngày đầu quân đội đã làm tốt công tác giáo dục, quán triệt, bảo đảm mọi cán bộ, chiến sỹ trong khu vực cách ly nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, có ý chí quyết tâm cao, bền gan, cộng khổ cùng thực hiện nhiệm vụ với nhân dân. Với phương châm, mỗi quân nhân là một chiến sỹ quân y, một tuyên truyền viên, một chiến sỹ dân vận, một nhà tâm lý giỏi. Từ yêu cầu đặt ra như vậy, cùng với công tác giáo dục, quán triệt tốt, kết hợp với bản chất tốt đẹp của quân đội anh hùng, cho nên khi thực hiện nhiệm vụ trong những ngày tổ chức cách ly chống dịch, mọi cán bộ, chiến sỹ ở các khu vực cách ly tập trung đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều tấm gương cán bộ, chiến sỹ đã vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, đã được Đảng, Nhà nước khen ngợi, nhân dân ca tụng. Nhiều quân nhân, với những việc làm cụ thể đã gây ấn tượng không bao giờ quên đối với nhân dân, làm cho hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ sang mãi trong lòng nhân dân.
Từ kết quả chống dịch COVID 19 vừa qua, càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của quân đội anh hùng, quân đội của dân, do dân, vì dân, quân đội của Bác Hồ kính yêu.