Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Lịch sử hình thành các nền dân chủ trên thế giới

 


- Nền dân chủ chủ nô

Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ mà Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự”. Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “Đại hội nhân dân”. Trong Đại hội này, nhân dân có quyền lực thật sự (có dân chủ), mặc dù trình độ sản xuất còn kém phát triển.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước, nhà nước dân chủ chủ nô (nhà nước Athen). Đặc trưng của nền dân chủ chủ nô là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, giai cấp chủ nô quy định: “Dân” chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các công dân tự do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức). Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ” - họ không được tham gia vào việc bầu ra nhà nước. Như vậy về thực chất, nhà nước dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt.

- Nền dân chủ tư sản

Lịch sử loài người đã trải qua hình thái kinh tế - xã hội phong song “chế độ dân chủ phong kiến” đã không tồn tại. Với cách tổ chức quyền lực của nhà nước, giai cấp phong kiến đã thủ tiêu những tiến bộ của nền dân chủ chủ nô trước đó, thiết lập nhà nước quân chủ của giai cấp mình.

Trước sự hà khắc của chế độ chuyên chế (quân chủ) phong kiến, nhân dân (đông đảo là nông dân) đã đấu tranh phản kháng buộc giai cấp quý tộc phong kiến phải thực thi một số yêu cầu dân chủ. Ở phương Tây, vào thế kỷ XIV-XVI, các trào lưu tiến bộ của giai cấp tư sản mới xuất hiện đã nêu cao yêu cầu tự do, dân chủ (nhất là trong lĩnh vực văn hóa, khoa học) mở đường cho sự ra đòi của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản gắn liền với sự hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình khẳng định dân chủ tư sản đồng thời cũng là quá trình phủ định nền quân chủ, diễn ra từ thấp tới cao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ hẹp đến rộng, nhằm xóa bỏ từng yếu tố phản dân chủ của chế độ phong kiến, đi tới phủ định nền quân chủ (mặc dù chưa triệt để). Quá trình khẳng định và phủ định này không phải tự động, tự nhiên mà là quá trình đấu tranh giai cấp quyết liệt của giai cấp tư sản và những đồng minh của nó nhằm xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến. Nền dân chủ tư sản được hình thành tương đối đầy đủ trong quá trình đấu tranh CMTS - một nấc thang quan trọng của tiến bộ lịch sử.

Dân chủ tư sản là một sự phát triển về chất, đó là bước phát triển nhảy vọt so với nền chuyên chế, độc tài của chế độ phong kiến, quân chủ. Bình đẳng, bình quyền, tự do cá nhân là nội dung nổi bật của dân chủ tư sản (những yếu tố chưa hề có trong chế độ phong kiến). Giai cấp tư sản không những hình thành và hoàn chỉnh một nền dân chủ tư sản, mà còn xây dựng một hệ thống chính trị cùng với một hệ thống thiết chế nhà nước nhằm bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ tư sản là xác lập nhà nước pháp quyền (nguyên tắc hoạt động: tam quyền phân lập) và xã hội công dân (công dân có các quyền cơ bản và quyền bầu ra nhà nước) dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu.

So với chế độ quân chủ phong kiến, dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại (C.Mác). Tuy nhiên, để bảo vệ quyền thống trị về chính trị, kinh tế, giai cấp tư sản đã thẳng tay sử dụng chuyên chính đàn áp các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Hiện nay, để tồn tại, giai cấp tư sản buộc phải có nhiều điều chỉnh, trong đó có việc mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân. Nhưng điều đó không có nghĩa là dân chủ tư sản đã biến thành dân chủ “nhân dân”. Với những giới hạn không thể vượt qua, nền dân chủ tư sản vẫn là dân chủ dành cho thiểu số những người có của.

V.I.Lênin cho rằng, ngay trong giai đoạn phát triển nhất của nền cộng hòa dân chủ tư sản thì chế độ dân chủ ấy vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư sản, thực ra, nó chỉ là chế độ dân chủ đối với thiểu số mà thôi[1].

- Nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa)

Thắng lợi chính trị của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khác đã đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động từ địa vị những người nô lệ bị bóc lột và áp bức lên địa vị những người chủ của xã hội. Chính quyền đã thuộc về tay giai cấp cồng nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt động của xã hội để thực hiện quyền làm chủ của những người lao động đã được giải phóng.

Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, việc đảng cộng sản khẳng định trong thực tê vai trò lãnh đạo nhà nước và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa... là những tiền đề, nguyên tắc dẫn tới xác lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ mới về chất cao hơn so với nển đàn chủ tư sàn và các nền dân chủ trước đó. Theo V.I.Lênin: “Xôviết tựu trung là một hình thức và một kiều chế độ dân chủ vô cùng cao hơn, chính là do chỗ nó tập hợp được quần chủng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị, nên nó là cơ quan gần “nhân dân" nhất"[2]. Dân chủ xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong thắng lợi cứa cách mạng chính trị giành chính quyền của giai cấp công nhân, gắn liền với sự ra đời của nhà nước kiểu mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ này lại có một quá trình phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình lịch sử lâu dài mà giai cấp cồng nhân, nhân dân lao động dựa trên nhà nước của mình để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xă hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa sổ nhân dân.

Như vậy, với tư cách là một nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử có ba chế độ (nền) dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chù xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự dân chủ hay không còn phải xem trong nhà nước ấy dân là ai và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế nào.



[1]em y J Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.33, tr. 106-107-

[2] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.37, tr.383.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét