Kế tục tư tưởng
vì dân của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong thời
kỳ Đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là mục tiêu, là bản chất, là
động lực phát triển đất nước. Cương
tĩnh xây dựng đắt nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chù nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống
ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và
phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. ... Nhân dân thực
hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”1.
Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), vấn đề dân chủ đã được Đảng ta đưa vào chủ đề
của Đại hội, đồng thòi trở thành một mục độc lập trong phần xin của Báo cáo
chính trị với tiêu đề: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân”, đồng thời bổ sung thành tố “hoàn thiện, phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân” trong mục tiêu, nhiệm vụ
của Đại hội2. Điều này thể hiện sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ của Đảng
không chỉ về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà còn về vai trò to lớn
của dân chủ, vì không phát huy dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ
không có chủ nghĩa xã hội.
Từ
các cách tiếp cận trên có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội (giá trị nhân văn) phản ảnh
những quyền cơ bản của con người,
là một hình thức tổ chức nhà
nước của giai cấp cầm quyền, một chế độ chính trị - xã hội mà ở đó những quyền
cơ bản của con người (tự do, bình đẳng, tôn trọng sự thống nhất trong đa dạng...)
pháp luật thừa nhận và bảo vệ; đồng thời những quyền này được thể chế thành các
nguyên tắc (quyền lực thuộc về nhân dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật,
thiểu số phục tùng đa sổ, quyền tự do tư tưởng, ý chí, hành động, bầu cử tự do và công bằng...) để quy định quyền lợi, trách nhiệm của nhân
dân đối với nhà nước, cộng đồng và ngược lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét