Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021
Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân
-Thường xuyên rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện và loạỉ bỏ các văn bản trải
với các quy định về quyền con người, qưyền công dân được qvcy định trong hiến
pháp và luật.
Việc rà soát,
phát hiện và loại bỏ vãn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đúng các nguyên tắc hiến định, đó là việc hạn chế
quyền con người, quyền công dân phải do luật quy định, tất cả các văn bản dưới
luật có các quy định hạn chế quyền con người, quyền công (dân phải bị đỉnh chỉ
hoặc hủy bỏ. Đồng thời quy định rõ trong luật, những quyền nào là quyền có
thể bị hạn chế, theo đúng nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về quyền con người,
quyền con người có thể bị hạn ché, nhưng không phải tất cả các quyền đều có thể
bị hạn chế.
- Đẩy mạnh công
tác tuyền truyền, phổ biển, giáọ dục pháp luật về quyền con người, quyền công
dân
+Triển khai và thực hiện tốt
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật
giai đoạn 2017 - 2021, trong đó gắn giáo dục quyền con người, quyền công dân
với giáo dục pháp luật nói chung trong toàn xã hội và trong nhà trường; thực
hiện tốt và hiệu quả Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo
dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017-2025.
+
Đổi mới và nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con
người từ “mô hình “đẩy” (Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc đưa pháp
luật đến với
người dân) sang mô hình “kéo” (người dân tự tỉm hiểu pháp luật là chính; những
người thuộc diện chính sách sẽ nhận được sự trợ giúp pháp lý của Nhà nước2);
mở rộng đối tượng và đưa nội dung quyền con người, quyền công dân vào chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và
cán bộ đoàn thể chính trị, xã hội.
+Đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền, giáo dục cả chính quy và không chính quy, và trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Kiện toàn tổ
chức, bộ máy thỉ hành pháp luật, xác định rõ, cụ thể quyền hạn và trách nhiệm
của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà
nước
Thực tiễn cho
thấy, quyền lực tập trung càng lớn, thi mức độ tha hóa càng lớn, quyền lực
không bị kiểm soát thi nguy cơ lạm quyền, xâm phạm quyền con người càng cao. Do
vậy, thực hiện nghiêm nguyên tắc Nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
chỉ được làm những gì pháp luật quy định; các cơ quan nhà nước thực thi đúng
thẩm quyền và nghĩa vụ mà luật đã quy định, kiểm soát hữu hiệu tình trạng xung
đột vai trò và xung đột lợi ích trong thực thi công vụ.
- Tăng cường
công tác tiếp công dân gắn với cồng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật về quyền con người, quyền công dân, thực hiện trảch nhiệm bồi thường
nhà nước
+Tiếp công dân, gắn với công
tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về quyền con người, quyền công dân là công việc thường xuyên và phải đó là
ừách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được pháp luật
quy định. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chế độ tiếp công dân của lãnh
đạo các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, thực hiện
nghiêm các quy định của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.
+Xử lý nghiêm minh các hành vi
vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm từ phía công quyền, cán bộ công chức nhà
nước, đưa ra khỏi hệ thống công quyền đối vói cán bộ suy thoái phẩm chất, đạo
đức lối sống, vi phạm quyền con người, quyền công dân và thực hiện nghiêm, hiệu
quả Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với hành vi vi phạm của công quyền
đối vói người dân.
-Tăng cường vai
trỏ của luật sư, phát triển đồng bộ các dịch vụ pháp lý, nhằm nâng cao năng lực
tiếp cận công lý, tiếp cận pháp luật của người dân
Trong nhà nước
pháp quyền, vai trò của luật sư đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ quyền và lợi
ích họp pháp của cá nhân, công dân. cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng
đổi ngũ luật sư, cán bộ trợ giúp pháp lý, và các dịch vụ pháp lý có chất lượng
cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho người
dân. Chú trọng phát triển mạng lưới trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, đối tượng dễ bị tổn thương trong xã
hội, các nhóm bị xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
Đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt
động bổ trợ tư
pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trợ giúp pháp lý, tạo sự lựa chọn
cho người dân.
-Nâng cao hiệu quả quản lỷ nhà nước về cổng tác hợp tác quốc
tế về pháp luật và tư pháp frên lĩnh vực quyền con người
+Chủ động tham gia các quan hệ
hợp tác song phương và đa phương trên lĩnh vực pháp luật và tư pháp về quyền
con người.
+ Nghiên cứu học tập kinh nghiệm, mô hình tốt của một số nước
tiên tiến, có kinh nghiệm ừong lĩnh, vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
quyền con người. Đồng thời tham gia xây dựng các cơ ché khu vực và quốc tế như cơ chế liên họp quốc về quyền con người; cơ chế khu vực ASEAN về quyền con người.../.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét