Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người ở Việt Nam

 


- Hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện các quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị

Triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 theo tinh thần cải cách tư pháp, phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; trong đó tiếp tục nghiên cứu giảm dần các tội danh có áp dụng án tử hình theo lộ trình, đặc biệt là các tội phạm về kinh tế và các tội liên quan đến ma túy; đảm bảo thực hiện tốt các quyền con người; thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và bổ sùng chế độ tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm hệ thống tư pháp đối vi người chưa thành niên, đảm bảo chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phù hợpvới Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Trình Quốc hội xem xét thông qua các văn bản luật liên quan trực tiếp đến quyền con ngưi, trong đó có Luật về Hội, Luật Biểu tình, Luật Giám sát và phản biện xã hội, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Chuyển giới...

Tiếp tục thể chế hóa và thực hiện có hiệu quả các quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, trong đó.có. quyền sống và sống trong môi trường trong lành; quyền xác định dân tộc; quyển của người chuyển giới tính, người đồng tính, lưỡng tính; quyền của người chấp hành án phạt tù...

-Hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa

Hoàn thiện các quy định về chế độ sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, khai thác đối đa tiềm năng, trí tuệ, bảo đảm khởi nghiệp và thực hiện quyền tự do kinh doanh của cá nhân, công dân và tổ chức; hoàn thiện thiết chế và cơ chế giải quyết các tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế bảo vệ quyền về tài sản, nhân thân phi tài sản.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và các sản phẩm văn hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực phát triển, bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; thực hiện quyền xác đinh dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, bảo tồn và phát huy đa dạng văn hóa; hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền tác giả và các quyền có liên quan, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực văn hóa.

Trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm quyền học tập, xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ tích cực cho việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực sáng tạo của người dạy và người học; bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, không phân biệt đối xử; giáo dục nghề nghiệp gắn kết đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách ưu đãi cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; có cơ chế đặc thù tuyển chọn và trọng dụng nhân tài. Tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020; Đề ấn đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện để học sinh dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường giáo dục tốt; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; mở rộng việc giảng dạy bằng tiếng dân tộc thiểu số, từng bước thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

Trong lĩnh vực lao động và việc làm và y tế, hoàn thiện. pháp luật theo hướng tiếp tục xây dựng và thực hiện chinh sách phù hợp với các giai tầng xã hội, tập trung xây dựng pháp luật về an sinh xã hội, nâng cao mức sổng của người dân, các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng chính sách thực hiện bảo hiểm y tế cho thân nhân người lao động. Hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; sửa đổi Bộ luật Lao động theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động...

Tiếp tục triển khai Chương trinh mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 và Chiến lược việc làm đến năm 2020; Đề án đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Lúật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản...), giúp giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển+Hoàn thiện pháp luật về y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, theo hướng bảo đảm để công dân có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, huy động tối đa mọi nguồn lực, xây dựng, phát triển hệ thống bệnh viện, ứạm y tế, phòng khám bệnh, coi ừọng chăm sốc sức khỏe ban đầu. Tiếp tục triển khai Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020; tiếp tục chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế; hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghi dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới; và quyền của phụ nữ và nam giới để họ có thể tự dỏ quyết định và đưa ra quyết định có trách nhiệm về số con và khoảng cách giữa những lần sinh con mà không phân biệt những yếu tố như giới tính, khuyết tật, y tế, hiện trạng kinh tế hay xã hội và dân tộc.. .Nghiên cứu xây dựng một số luật mới như: Luật tiền lương tối thiểu, Luật Trợ giúp xã hội, Luật về công tác xã hội, Luật Hiến máu, Luật Dự phòng và hỗ trợ phục hồi cho người sử dụng ma tủy, Luật Bảo vệ sức khỏe tâm thần, Luật Dân số, Luật về người có công với nước, Luật Phòng, chống mại đâm, Luật An sinh xã hội. Đồng thòi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số luật hiện hành cho phù hợp với thực tiễn đất nước và các công ước quốc tế về quyền con người như Luật Phòng, chữa bệnh truyền nhiễm;Luật Khám bệnh, chữa bệnh;Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác...

Trong lĩnh vực nhà , bảo đảm quyền có nhà ở, tiếp tục đẩy mạnh việc ưiển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó dành ưu tiên để thực hiện hỗ ừợ nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân nghèo tại khu vực đô thị và nông thôn, nhóm đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam); hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nghèo nâng cao điều kiện về chỗ ở để đảm bảo an toàn, ứng phó với bão, lũ, lụt và biến đổi khí hậu vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh việc triển khai các chính sách nhằm phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020; đẩy manh thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, trong đó tập trung phát triển hạ tầng thiết yếu cho các vùng đặc biệt khó khăn, phát ứiển sản xuất, nâng cao thu nhập bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát, đào tạo nghề cho nông dân.

Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Đe án nâng cao nhận thức cộng đồng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1002/QĐ-TTgngảv 23/7/2009 nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, tăng khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai, góp phần phát triển ổn định và bền vững, hạn chế thiệt lìại do thiên tai gây ra. Lồng ghép tiép cận quyền con người trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là bảo vệ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương khi xảy ra các thảm họa tự nhiên. Dự báo nguy cơ di dân do biến đổi khí hậu và bảo vệ quyền con người của họ.

Khuyến khích sự phát triển trong đa dạng và hài hòa của các tổ chức tôn giáo, sự tham gia củã các tổ chức tôn giáo vào các hoạt động xã hội, nhân đạo, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.                                               

 Hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện các quyền con người trong tĩnh vực quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế

Xây dựng và hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chống khủng bố; đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia. Đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù với các nước và vùng lãnh thổ, xây dựng mới các luật điều chỉnh lĩnh vực an ninh phi truyền thống.

Dự báo và có phương án phòng, chống có hiệu quả tội phạm buôn bán người; triển khai các giải pháp hỗ trợ tái hòa nhập cho các nạn nhân bị mua bán; đẩy manh các chiến dịch truyền thông phòng, chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt tại các tỉnh biên giới; tăng cường hợp tác với các nước ừong khu vực, các tổ chức quốc té và phi chính phủ nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cho công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

Ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong nước bảo đảm tính tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc gia nhâp Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và các thành viên gia đình họ năm 1990 (ICRMW); Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích năm 2006 (CPED).

Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trinh Quốc hội xem xét việc gia nhập các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế có liên quan đến quyền con người.  Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đẹn việc thực thi Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế; đánh giá các điều kiện đảm bảo việc thực thi Quy chế Rome tại Việt Nam.

Xem xét rút bảo lưu đối với Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ- sung các văn bản pháp luật liên quan tới quyền của người lao động, quyền thành lập và gia nhập công đoàn phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tổn thương

-Hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

Xây dựng các chính sách, biện pháp và ưu tiên nguồn lực cho việc tiếp cận an sinh xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở cho phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, nguội nghèo.

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 – 2020 vói mục tiêu 100% người cao tuổi khi ốm đau đữợc khám chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; 100% người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc được nuôi dưỡng tập trung ừong các cơ sở bảo trợ xã hội; 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát; 80% người cao tuổi không có người phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng toong các cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc

Tiếp tục xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em và Chương trình hành động quốc gia vì ưẻ em giai đoạn 2012 - 2020; nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương, ngành; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội.

Tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới ừong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về bĩnh đẳng giới; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, đảm bảo đạt được tỷ lệ đại biểu nữ được bầu vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp như dự kiến; đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức bạo lực nhằm vào phụ nữ và ừẻ em gái, bạo lực gia đình.

Tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; tiếp tục các chính sách, chương trình quốc gia và các biện pháp nhằm đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số, xóa bỏ sự phân biệt đối xử và định kiến xã hội đối vói người dân tộc thiểù số; bảo đảm các cộng đồng thiểu số được tham vấn, tham khảo trong quá trinh ra quyết đinh về các vấn đề có tác động đến họ; xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn chặn sự ngược đãi; tăng cường đầu tư cải thiện chất lượng giáo dục tại các vùng có các dân tộc thiều số sinh sống; ngăn ngừa trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số bỏ học, từng bước nâng tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi.

Tiếp tục triển khai Đề án “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020” đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu 90% người khuyết tật được ữợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2012 - 2015 và 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu càu ữong giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục xây dựng các mô hĩnh giáo dục hòa nhập, chuyển đổi sách giáo khoa chữ phẳng sang chữ nổi Braỉỉle, xây dựng hệ thống ngôn ngữ ký hiệu, thống nhất hệ thống chữ cho người khiếm thính; khuyến khích và hỗ trợ trẻ khuyết tật đi học ở bậc trung học và bậc đại học; từng bước đảm bảo các công trình xây dựng công cộng, giao thông, văn hóa, thể dục thể thao được xây dựng, cải tạo theo hướng phù hợp với người khuyết tật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét