Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Phát triển xã hội ở Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển

 

Giải quyết tốt vấn đề quản lý xã hội phát triển, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là quan điểm xuyên suốt của Đảng CSVN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong thời gian vừa qua, những thành tựu phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nếu không giải quyết tốt thì những thành tựu về phát triển kinh tế có lúc dường như trở thành vô nghĩa.

Lần đầu tiên khái niệm quản lý phát triển xã hội được Đảng ta đưa vào văn kiện ĐH XII, thể hiện cách tiếp cận mới trong quản trị phát triển quốc gia và xuất phát từ 3 lý do:

1 - Yêu cầu phát triển triển xã hội bền vững, hài hòa;

2 - Từ nhu cầu khỏa lấp những khiếm khuyết của quản lý phát triển xã hội chưa đồng bộ với quản lý phát triển các lĩnh vực khác của đời sống;

3 - Xuất phát từ yêu cầu quản trị biến đổi xã hội, nhất là những vấn đề xã hội mới phát sinh.

Chính vì vậy, nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tổ chức thực hiện tốt quản lý phát triển xã hội là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay của cách mạng Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét