So
với vài thập niên trước đây, văn hóa Việt Nam hiện nay, ở tất cả các dạng hoạt
động và với tất cả các loại hình của nó, đều có những thay đổi, theo cả hai
chiều tích cực và tiêu cực.
Kể
từ khi tham gia Thập kỷ quốc tế về văn hóa trong phát triển (1986-1997), đặc biệt
kể từ khi thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII năm 1998 về văn hóa, văn hóa,
Việt Nam đã có những bước phát triển đạt tới chất lượng và diện mạo khác nhiều
so với trước đó.
Vượt
ra khỏi khuôn khổ thế giới quan và phương pháp luận về văn hóa giai đoạn trước
kia, ngày nay văn hóa không còn bị xem là sản phẩm thụ động của đời sống kinh
tế, của cơ sở hạ tầng, mà đã trở thành nhân tố bên trong, là cái quy định hành
vi và hoạt động của con người, thậm chí quy định cả diện mạo sự phát triển ở
phạm vi quản lý, điều hành chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam, và ở cả
phạm vi hoạt động thường ngày của mỗi con người. Quan điểm mới này về văn hóa
đem lại cho con người và các tổ chức xã hội khả năng can thiệp, giải quyết các
vấn đề xã hội bằng nguyên nhân văn hóa, điều mà trước kia chưa được quan tâm.
Chức năng điều tiết của văn hóa cũng được thực hiện một cách thầm lặng và đôi
khi nằm ngoài sự tính toán.
Quan
điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước Việt Nam và toàn thể xã hội về văn hóa, coi văn
hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, là mục tiêu
và là động lực của sự phát triển, mặc dù trên bề mặt xã hội có vẻ sáo mòn,
không mấy thực chất, nhưng thực tế thì khác. Bằng lối đi riêng của văn hóa,
quan điểm đó đã xoay chuyển nhận thức, tạo nền cho văn hóa khởi sắc, kích thích
sự hồi sinh của phần lớn những giá trị truyền thống trước đó còn bị bỏ quên,
thậm chí bị kỳ thị, làm cho văn hóa Việt Nam trở lại với diện mạo bình thường
của nó, nối được với quá khứ và rồi nhờ hội nhập mà bắt nhịp ngày càng sâu vào
văn hóa thế giới, đóng góp được cho kho tàng văn hóa chung của cộng đồng thế
giới.
Hiện
nay, văn hóa truyền thống được tôn trọng và phục hồi rất căn bản, các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo Chuẩn quốc tế,
nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên và di sản ký ức
thế giới được cộng đồng quốc tế ghi nhận3. Các hoạt động
văn hóa được hiện đại hóa; giao lưu và tiếp biến văn hóa đặc biệt mở rộng; văn
hóa công quyền, văn hóa ứng xử, văn hóa hội nhập… gần gũi hơn với khu vực và
thế giới. Đời sống văn hóa của nhiều tầng lớp dân cư có dấu hiệu được nâng cao
cả về trình độ và chất lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét