Vấn đề đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam luôn bị các thế lực cơ hội, thù địch quan tâm, chống phá hòng gây mất ổn định, mất lòng tin của nhân dân vào đường lối đổi mới của Đảng ta… nhằm thực hiện mưu đồ xoá bỏ chế độ chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chúng tấn công thẳng
vào những vấn đề mang tính ý thức hệ, như quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng phủ định quy luật này, “lớn tiếng” rằng, các nước tư bản chủ nghĩa không thừa nhận quy luật này nhưng vẫn
phát triển, hay quy luật này chỉ đúng thời của Mác-Lênin, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển; ngày nay người lao
động gắn bó với tư bản, có cổ phần trong các doanh nghiệp tư bản, không bị bóc
lột như trước đây, được quan tâm nhiều đến lợi ích, chủ nghĩa tư bản đã có
nhiều điều chỉnh, do đó không còn mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản. Từ đó, chúng cho rằng, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân là lỗi thời.
Vấn đề sở hữu công cộng dưới
hai hình thức toàn dân và tập thể vẫn là một trong những nội dung các thế lực xuyên tạc,
chống phá. Lợi dụng một số yếu kém trong quản lý kinh tế ở một số nước đi lên
chủ nghĩa xã hội; tình trạng tham nhũng, suy thoái đạo đức
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình hình một số doanh nghiệp nhà
nước làm ăn kém hiệu quả, thất thoát tài sản, tình trạng khiếu kiện đông người
vẫn diễn biến phức tạp liên quan đến đất đai; đất nơi thờ tự, đất tôn giáo, đất
quốc phòng, an ninh sử dụng lãng phí, tiêu cực…, các thế lực thù
địch đưa ra luận điệu rằng, còn duy trì sở hữu công cộng,
nguồn lực đất nước còn lãng phí, sẽ không chống được tham nhũng, lãng phí, kinh
tế tiếp tục chậm phát triển.
Về các thành phần kinh
tế, chúng nhấn mạnh rằng, cho dù đến nay, chế độ cộng sản đã có những đổi mới về kinh tế,
các thành phần kinh tế, nhưng không căn bản, không thực chất, do vẫn giữ kinh
tế nhà nước có vị trí chủ đạo. Lập luận của chúng là các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, nhưng trên
thực tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn bị phân biệt đối xử, không công bằng trong môi trường kinh doanh, trong tiếp cận
nguồn lực...
Thực hiện đường lối đổi mới
toàn diện của Đảng trong 35 năm qua, đất nước ta đã giành được những thành tựu
có ý nghĩa lịch sử, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng lên. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của đường lối, chính
sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Do vậy, cần nhận diện, làm rõ những luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng ta.
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG
Bất kể sự phát triển của không
gian mạng và các phương tiện truyền thông như thế nào, thì suy nghĩ và quan điểm vẫn
là thành tố quan trọng nhất của nội dung tư tưởng. Nếu không có nội dung, không
có chiều sâu thì lý luận dù hay đến đâu cũng chỉ là hô khẩu hiệu, trống rỗng,
không có bất kỳ ảnh hưởng tích cực nào. Chúng ta phải sử dụng lý luận làm nền
tảng vững chắc cho định hướng chính trị và dẫn dắt dư luận. Trong trận địa tư
tưởng trên không gian mạng, việc chúng ta có đứng vững và chiến thắng hay không
liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Trước tình hình trong nước và
quốc tế có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những biến động khó lường như hiện
nay, không gian mạng trở thành công cụ nền tảng mới để giáo dục chính trị, tư
tưởng cho cán bộ và nhân dân; đồng thời, đó cũng là một không gian mới để đẩy
mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, là một phương thức mới để định hướng
dư luận xã hội về mặt tư tưởng. Đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không
thể buông lỏng. Do đó, cần giữ vững và không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với công tác nghiên cứu lý luận, giáo dục chính trị, tư tưởng trên
mặt trận trực tuyến.
Trong thời đại ngày nay, các
cách thức và phương tiện để con người tiếp cận thông tin về mọi vấn đề thuộc
mọi lĩnh vực đã vượt xa các cách thức và phương tiện truyền thống. Nhờ vậy, họ
có nhiều và nhanh các thông tin, có hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới bên
ngoài rất nhiều nhờ không gian mạng. Chính vì vậy, để có thể định hướng tư
tưởng trên không gian mạng, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thực
khách quan, đối mặt với các vấn đề đang nảy sinh từ thực tiễn của xã hội; dựa
trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh để nhận thức đúng và đưa ra các ý tưởng, phương án giải quyết các vấn
đề của Việt Nam một cách đúng đắn, hiệu quả;từ
đó mới có thể nâng cao tính thuyết phục, tính định hướng của hệ tư tưởng chính
thống.
Những thiết chế xã hội của
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chưa thay đổi kịp để ứng phó với những
thách thức của không gian mạng. Ví dụ, trong lĩnh vực truyền thông, các cơ
quan lớn của Đảng, như Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; cơ quan lớn của Nhà nước
như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đều
được xây dựng và vận hành chủ yếu trên cơ sở báo viết, báo tiếng, báo hình. Dù
có chuyển đổi một phần sang phương thức báo điện tử, song mới chỉ là một phần rất
nhỏ trên không gian mạng, khó có thể chiếm lĩnh hoặc định hướng được không gian
mạng. Về lâu dài, cần thiết phải có một cơ quan thuộc chính phủ chuyên trách
không gian mạng, ở đó các nguồn lực của nhiều bộ, ngành, nhiều cơ quan truyền
thông sẽ phải tập trung cho cơ quan mới này, góp phần bổ sung phát triển, bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét