Từ cuối năm 1983 đến giữa năm 1984 và kéo dài cho mãi đến năm 1989 - đây là thời điểm cực kỳ căng thẳng và ác liệt của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của dân tộc ta trước quân bành trướng Trung Quốc - đặc biệt là tại mặt trận Vị Xuyên. Từ tháng 3 năm 1979 Trung Quốc đã hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam, tuy nhiên chúng vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới nước ta, thường xuyên gây căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”.
Cuối năm 1983 và đặc biệt nghiêm trọng là rạng sáng ngày 28/4/1984, Trung Quốc lại mở cuộc tấn công lấn chiếm biên giới Việt Nam lần thứ 2, huy động 4 sư đoàn bộ binh dưới sự chi viện ác liệt của pháo binh tấn công đánh chiếm các cao điểm 1509, 772, 266… 5 năm sau đó, Trung Quốc lần lượt huy động 50 vạn quân với hơn 20 sư đoàn bộ binh, hơn 400 khẩu pháo lớn các loại, trên 1000 xe cơ giới.
“Vị Xuyên là nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt nhất. Có những đợt, chỉ trong 3 ngày, Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn pháo vào khu vực Vị Xuyên về đến thị xã Hà Giang. Ác liệt đến mức mà bộ đội ta gọi đây là “Lò vôi thế kỷ” bởi núi đá vôi bị bắn phá không khác gì những lò vôi đang nung”.
Trong thời gian này, Vị Xuyên là chiến trường bộ đội ta hy sinh nhiều nhất - có thể nói từng tấc đất Vị Xuyên đều thấm máu của cha anh ta. Ngày 12/7/1984, trong trận đánh chiếm lại điểm cao 1509, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), gần 600 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 365 đã anh dũng hi sinh. Ngày 12-7 hằng năm được chọn là ngày giỗ trận của sư đoàn 365. Ở chiến trường Vị Xuyên đến nay vẫn còn hàng ngàn quả bom, mìn chưa được rà phá, gần 3.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt và quy tập.
Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1.700 liệt sĩ, trong đó vẫn có gần 300 ngôi mộ "chưa biết tên" và một ngôi mộ tập thể của các chiến sĩ hi sinh tại hang Sập.
Đó là tội ác không thể quên mà quân bành trướng Trung Quốc đã gây ra, 80 năm đánh Pháp, 20 năm đánh Mỹ, 10 năm đánh Polpot và 10 năm ròng rã bảo vệ biên giới phía Bắc. Đất nước ta đã mất gần hết thế kỷ XX trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vệ quốc để hình thành nên nước Việt Nam ngày hôm nay và cho thế hệ ngày hôm nay biết hai chữ “HOÀ BÌNH” - nó được đổi từ rất nhiều máu và nước mắt.
Tháng 7 vừa rồi, CCTV Trung Quốc đã tung trailer chính thức của bộ phim “Vương Bài” - một bộ phim kể về 40 năm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiến đấu, phát triển và từng bước hiện đại. Theo như cách gọi của chúng tôi thì đây là bộ phim “2 trong 1”, nó vừa gián tiếp kể về một số sự kiện liên quan đến chiến tranh biên giới với Việt Nam và nhân vật chính của phim cũng do 1 diễn viên share đường lưỡi bò đảm nhận.
Bộ phim lấy mốc từ năm 1983 - thời điểm mà Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mô lớn vào mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), trailer phim là những cảnh xe tăng tấn công, pháo binh nã pháo khắp các mặt trận - đó là các hình ảnh đặc trưng trong trận Vị Xuyên - “Lò vôi thế kỷ”. Trong phim, lính Trung Quốc giáp lá cà và đánh với đối phương là những người “nguỵ trang trong lớp lá cây, cỏ”, dùng súng tiểu liên AK - loại súng mà Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến.
Cần phải nhớ rằng, trong thời điểm từ năm 1979 đến 1989 thì các trận chiến lớn của Quân Giải phóng Trung Quốc chủ yếu diễn ra tại mặt trận phía Nam - vùng biên giới với Việt Nam. Vậy thử nghĩ, “giặc” mà bộ phim này nhắc tới trong giai đoạn trên là ai?
“Đụng đến Trung Hoa - gần xa thành giặc” - đó là cách mà không ít fan Tiêu Chiến tại Việt Nam dùng để ủng hộ và quảng bá cho bộ phim này. Những đứa trẻ sống trong hoà bình do xương máu ông cha ta ngã xuống nhưng lại gọi ông cha mình là giặc. Đây là một sự nhục nhã vô cùng to lớn!
“Phim ảnh, nghệ thuật không liên quan đến chính trị”, “idol đóng phim thì xem để ủng hộ”, “thấy phim hay thích thì xem”, “đánh với Trung Quốc thì quân Trung Quốc không gọi đối phương là giặc thì gọi là gì?”… đó là không ít lí lẽ của một số người đưa ra để biện minh trước những lời chỉ trích.
Nhưng, hãy thử một lần đặt tay lên trái tim và nghĩ, dòng máu đang chảy trong huyết quản mỗi chúng ta là dòng máu gì? Lá cờ màu đỏ thẫm có ngôi sao vàng 5 cánh đang tung bay tự do kia có ý nghĩa gì? Mỗi khi nghe đến những hy sinh của bộ đội ta ở Vị Xuyên không ai không tránh khỏi xúc động, những người lính vệ quốc vĩ đại đã nằm lại chiến trường - có chiến sỹ đến nay vẫn chưa tìm lại được tên, có bà mẹ gần 100 tuổi mới lần đầu lên được Vị Xuyên “gặp” con qua tấm bia mộ, những người lính - họ chiến đấu, hy sinh anh dũng không lẽ để con cháu họ về sau vì idol mà gọi họ là “giặc”. Đau đớn thay!
Vương Bài và cả những sự quảng cáo, PR, ủng hộ, chia sẻ cho nó đều là sự xúc phạm to lớn đến lịch sử nước nhà, danh dự của cha ông. Việc chiếu hay phát hành bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào và những kẻ đang ủng hộ nó chính là đã đạp lên lòng tự tôn dân tộc, coi thường Tổ quốc, đâm sâu vào sau lưng đồng bào, chiến sỹ Việt Nam.
Không có bất cứ sự nguỵ tạo nào trên phim ảnh có thể xoá bỏ sự thật từ những năm 1979 đến 1989 Quân bành trướng Trung Quốc từng là những kẻ đi xâm lược, từng tấn công các tỉnh biên giới Việt Nam, sát hại Nhân dân Việt Nam bất chấp đạo lý và nhân tính con người! Điều đó không có gì đáng tự hào cả!
Phùng Tiến st
Chỉ có quân bán nước mới gọi cha ông là giặc
Trả lờiXóa