Năm 1968, Cục Hậu cần Quân khu 5 thành lậpTiểu đoàn vận tải nữ 232 với nhiệm vụ gùi lương thực, đạn dược, cõng thương binh, mở đường và chống lầy để xe ô-tô đi qua... đúng vào giai đoạn cam go nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường khói lửa miền trung. Phạm Thị Thao khi đó mới ở độ tuổi 19, đôi mươi nhưng đã là Đại đội trưởng Tiểu đoàn Bắc Hải (Tổng đội Thanh niên xung phong Quảng Đà - Nguyễn Văn Trỗi) được điều sang làm Tiểu đoàn trưởng, quản lý bốn đại đội vận tải, một tiểu đoàn bộ, một trạm xá và một đội sản xuất với hơn 600 cô gái ở độ tuổi chỉ mười sáu, đôi mươi.
Trong bốn năm
thực hiện nhiệm vụ đó, Tiểu đoàn vận tải nữ 232 dưới sự dẫn dắt của Tiểu đoàn
trưởng Phạm Thị Thao đã được quân và dân đất Quảng và chiến trường khu 5 gọi với
cái tên rất đỗi dung dị: "Tiểu đoàn bà Thao". Trong bốn năm, đã có
hơn 5.000 tấn hàng được các cô gái vận chuyển ra chiến trường. Ước tính trung
bình mỗi nữ chiến sĩ của Tiểu đoàn đi bộ khoảng 600km mỗi năm. Với phương châm
như: "đạp 50 cân xuống đất, hất 70 cân sang bên, vì chiến trường mang lên
một tạ" hay "không tính khối lượng, không tính chỉ tiêu, có sức bao
nhiêu cống hiến tất cả"... "Tiểu đoàn bà Thao" đã làm nên bao
huyền thoại sống gắn liền với những chiến công trên các cung đường Trường Sơn
máu lửa.
P/s: Trong
những năm tháng kháng chiến ác liệt, việc khai thêm tuổi để được nhập ngũ như
bà Thao (14 tuổi khai thêm 4 tuổi) là rất phổ biến. Đó là minh chứng rõ nét cho
một thế hệ thanh niên anh hùng của dân tộc, sẵn sàng xả thân vì đất nước.
Nguồn Sinh viên và người lính
Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng
Trả lờiXóa