Xuyên
tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, đăng tải thông tin lập lờ nhằm gây thật - hư
lẫn lộn trên nhiều trang mạng xã hội hot hiện nay như Facebook, Tiktok để câu
view, câu like vốn là một vấn đề không còn xa lạ.
Những kẻ "chủ mưu" đã tận dụng ưu thế
của internet, khiến các thủ đoạn trở nên tinh vi, tráo trở, trở thành một loại
phương tiện để thực hiện được ý muốn của họ. Không quá khó để bắt gặp những
hình ảnh nam, nữ quân nhân chuyên nghiệp hay sĩ quan quân đội, khoác trên mình
bộ quân phục và nhảy nhót, làm trò trên mạng xã hội, nhưng trong số đó thật hay
giả vẫn là ẩn số.
Với
điều kiện xã hội phát triển hiện nay, để mua một bộ trang phục hay quân hàm sĩ
quan không quá khó. Chính vì thế, các đối tượng này vô cùng dễ dàng mạo danh sống
ảo, mạnh dạn thừa nhận bản thân mình là người đứng trong hàng ngũ. Tuy nhiên,
"giấy không gói được lửa", cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra,
khi bị phát hiện tố giác thì vênh váo, quanh co chối tội bằng rất nhiều lý do.
Trong
suốt quá trình chống dịch, nhiều đối tượng lợi dụng màu áo của Quân đội Nhân
dân để thông chốt, vượt chống kiểm soát dịch bệnh. Còn trên các nền tảng mạng
xã hội, quân nhân thật tố cáo quân nhân giả. Điển hình là trường hợp dưới đây.
Giả mạo là Sỹ quan Quân đội Nhân dân, làm việc tại nhà máy Z176. Mà quần chúng nhân dân cùng một số đồng chí quân nhân tố cáo lên. Sau đó, đại diện Pháp chế đã xác nhận người này không phải là quân nhân tại nhà máy.
Trên
các nền tảng không gian mạng, kính mong quần chúng nhân dân cần nâng cao cảnh
giác các chiêu bài giả mạo, giả danh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây mất
uy tín của LLVT nói chung.
Tất cả những trường hợp lừa đảo như thế này phải bị xử lý thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa