Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Vai trò của nguyên tắc phê bình và tự phê bình, liên hệ bản thân về phê bình và tự phê bình


Vai trò của nguyên tắc phê bình và tự phê bình,

 liên hệ bản thân về phê bình và tự phê bình

*****

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề mà mỗi cá nhân luôn cần phải học tập và rèn luyện. Công tác tự phê bình và phê bình là nhu cầu tất yếu của mỗi tổ chức Đảng, của Đảng viên.

Trong tất cả những giai đoạn của cuộc cách mạng, công tác tự phê bình và phê bình là một việc làm rất quan trọng, không thể thiếu trong sinh hoạt Đảng.

Nội dung sau xin nêu một vài suy nghĩ về Vai trò của nguyên tắc phê bình và tự phê bình, liên hệ bản thân về phê bình và tự phê bình

Vai trò của nguyên tắc phê bình và tự phê bình

Công tác tự phê bình và phê bình là nhu cầu tất yếu của mỗi tổ chức Đảng, của Đảng viên. Để phát huy được tác dụng, hiệu quả của việc tự phê bình và phê bình thì đòi hỏi phải thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc.

Phê bình và tự phê bình là một quy luật rất cần thiết cho sự phát triển của Đảng, Lenin đã chỉ rõ nếu một đảng nào không dám nói lên bệnh tật của mình ra, không dám chẩn đoán bệnh một cách thẳng tay và tìm ra phương pháp cứu chữa bệnh đó thì đảng đó sẽ không xứng đáng được người ta tôn trọng.

Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ việc tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự thống nhất trong Đảng, góp phần xây dựng Đảng thành một khối thống nhất, vững chắc.

Theo Người việc tự phê bình và phê bình là một vũ khí sắc bén trong việc xây dựng, tổ chức Đảng đồng thời chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng mỗi cán bộ, mỗi Đảng viên và tổ chức Đảng tới giá trị hoàn mỹ.

Mục đích của việc tự phê bình và phê bình là nhằm gột rửa những thói hư tật xấu từ đó góp phần tăng cường, phát huy được sự đoàn kết trong Đảng, vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của tổ chức.

Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng

- Tự phê bình và phê bình trong Đảng gồm toàn bộ các mặt hoạt động của Đảng, của mọi Đảng viên, cán bộ trong Đảng.

- Thực hiện tự phê bình, phê bình của cấp trên đối với cấp dưới, của cấp dưới đối với cấp trên và trong cùng cấp thể hiện qua các hình thức: Sinh hoạt chi bộ định kỳ; trong hội nghị cán bộ, đảng bộ thường kỳ; đại hội Đảng các cấp; trong các đợt sinh hoạt chính trị tập trung; trong báo cáo định kỳ và đột xuất của các tổ chức Đảng.

- Phương pháp thực hiện: Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo và khéo léo về cách thức tiến hành, phải thể hiện rõ những tính chất cơ bản của việc tự phê bình và phê bình của Đảng thì mới có hiệu quả. Không nên sử dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh.

- Mục đích là để cùng giúp nhau tiến bộ nên về động cơ cần phải đúng đắn, trong sáng dựa trên tinh thần tình đồng chí. Sau khi phê bình người khác xong không được xoi mói, áp đặt, hạ bệ lẫn nhau; thực hiện phê bình việc chứ không phải phê bình người, tránh việc trả thù, công kích cá nhân.

- Trong quá trình hoạt động của các tổ chức Đảng, công tác tự phê bình và phê bình ngày càng được coi trọng, được duy trì đều đặn và thực hiện nghiêm túc và là một trong những nội dung chính trong sinh hoạt Đảng.

Từ đó có thể thấy rằng công tác phê bình và tự phê bình đối với mỗi cá nhân và tổ chức có vai trò rất quan trọng.

Liên hệ bản thân về phê bình và tự phê bình.

- Bản thân mỗi cá nhân cần phải tự phát huy được những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại. Phải thực hiện tự phê bình tốt thì mới có thể phê bình được người khác tốt được.

- Tự phê bình bản thân là tự mình soi rọi mình, tự nghiêm khắc, thật thà nhận khuyết điểm của mình trước mặt mọi người để từ đó tìm cách sửa chữa.

- Phê bình là nêu ra những khuyết điểm của người khác trong tổ chức Đảng để từ đó phát huy được ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

- Việc tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau, đây chính là phương pháp giáo dục để rèn luyện cán bộ, Đảng viên.

- Thực chất của nguyên tắc này chính là góp ý để giúp đồng chí, đồng nghiệp và tự kiểm điểm lại bản thân để xem lại những mặt đã làm được và những việc chưa làm được để từ đó tìm ra hướng khắc phục sửa chữa.

- Cá nhân cần thường xuyên nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm trong việc tự phê bình và phê bình trong Đảng. Kịp thời ngăn chặn những hành vi trù dập, trả thù hoặc lợi dụng phê bình để gây chia rẽ trong nội bộ.

- Thường xuyên, nghiêm chỉnh thực hiện có hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Thực hiện nền nếp, hiệu quả chế độ sinh hoạt trong Đảng nhằm nâng cao tinh thần tu tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng.

- Bản thân luôn chủ động tự phê bình, không được giấu giếm khuyết điểm của mình để khuyết điểm trở thành vi phạm. Khi bản thân có khuyết điểm cần phải tự giác nhận lỗi, tự nhận hình thức kỷ luật và có quyết tâm sửa chữa, khắc phục và phấn đâu vươn lên.

- Đối với tổ chức Đảng nơi mình sinh hoạt thì phải chủ động phê bình, giúp đỡ đồng chí nhận thực rõ thiếu sót, khuyết điểm để kịp thời có phương án xử lý.

- Khắc phục được tâm lý tự ti, sợ bị trù dập nên không dám phê bình người khác nhất là đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan, tổ chức.

Từ đó thấy được rằng tự phê bình và phê bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao năng lực của tổ chức Đảng, giữ gìn phẩm chất tư cách Đảng viên, nâng cao uy tín của tổ chức Đảng.

1 nhận xét: