Thực tế, sau thời gian nỗ lực phòng, chống, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần
thứ tư đã từng bước được kiểm soát.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của
Ban chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19. Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc
họp, tính đến ngày 24-9, trong đợt dịch lần thứ tư, cả nước đã ghi nhận khoảng
734.000 ca mắc, 503.000 người đã khỏi bệnh (69%) và hơn 18.000 ca tử vong.
Tuần qua, cả nước ghi nhận 72.236 ca mắc, giảm 9,7% so với tuần trước đó; số ca
tử vong trong tuần giảm 12,1% so với tuần trước đó. Đã có 16/63 tỉnh, thành phố
qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 5 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát, có
một tỉnh chưa ghi nhận ca mắc nào.
Đáng chú ý, tại 23 địa phương thực hiện giãn cách, tình hình dịch đang từng
bước được kiểm soát; số mắc trong 7 ngày gần đây giảm 9,8% so với 7 ngày trước.
Các địa phương khác tình hình cơ bản vẫn đang được kiểm soát.
Về tiêm chủng, tính đến hết ngày 24-9-2021, cả nước đã tiêm được 37,6 triệu
liều vaccine, tỷ lệ sử dụng đạt 72% so với tổng số vaccine phân bổ, trong đó
khoảng 22,3 triệu người đã tiêm 1 liều vaccine và 7,3 triệu người tiêm đủ 2
liều vaccine (tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine là 41,1% dân số từ 18 tuổi trở
lên). Còn khoảng 14 triệu liều đang tiếp tục tiêm, trong đó có khoảng 10,5
triệu liều mới được phân bổ từ ngày 16-9-2021.
Trên cơ sở phân tích công tác PCD Covid-19 trong thời gian qua,
người đứng đầu Chính phủ đã chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cần thấm nhuần
như: Không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là khi dịch chưa đến hoặc
đã kiểm soát được tình hình, đồng thời tránh hoảng hốt, mất bình tĩnh khi dịch
bùng phát, lây lan. Phải nhất quán, kiên trì trong lãnh đạo, chỉ đạo, song áp
dụng linh hoạt vừa tập trung, vừa phân tán căn cứ đặc thù của từng địa phương,
thời điểm. Việc phân cấp thực hiện phòng, chống dịch phải xuống tận cơ sở, lấy
xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, người dân vừa là
trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch. Tổ chức xét nghiệm tầm soát
theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng dịch tốt, nhất là tại địa bàn, đối tượng có
nguy cơ cao; thấm nhuần phương châm “một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất
hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể đến sức khỏe, tính mạng và nhiều mất mát
khác”.
Như vậy, thực tế đã trả lời về hiệu quả công tác PCD Covid-19 của
chúng ta.
Trên cơ sở hiệu quả PCD, Ban chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19
đã thống nhất chuyển chủ trương từ: “Không Covid” sang: “Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”; vừa PCD hiệu quả,
vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cho biết ngày 24-9, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ
trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt chính sách này, trên
tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Sự thật đã được sáng tỏ. Thế nhưng các thế lực thù địch chắc chắn sẽ tiếp
tục có những âm mưu, thủ đoạn mới, sẽ tiếp tục đăng đàn xuyên tạc, kích động
nhằm tạo ra sự hoang mang trong xã hội. Mục đích nguy hiểm của chúng nhằm đánh
lạc hướng, làm lung lạc niềm tin của nhân dân đối với công
tác PCD Covid-19 ở nước ta. Sâu xa hơn là chúng muốn phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ định thành quả của cả hệ thống chính
trị cùng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta, muốn chúng ta đi chệch hướng.
Thế nhưng dẫu có bôi nhọ và xuyên tạc đến đâu thì các thế lực phản động, cơ
hội chính trị cũng không thể bẻ cong được sự thật, khi mà nhiều quốc gia, tổ
chức uy tín trên thế giới đã và đang đánh giá cao Việt Nam trong xử lý đại dịch
Covid-19. Điều đó khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đoàn kết một
lòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói
chung, PCD Covid-19 nói riêng.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa