Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc chuyến đi Mỹ tham dự phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương. Trong lịch trình làm việc dày đặc của mình, ngoài những hoạt động trong khuôn khổ LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành nhiều thời gian tiếp lãnh đạo một loạt tập đoàn hàng đầu của của Mỹ để làm ngoại giao vắc-xin và trao đổi các biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc bảo đảm nguồn vắc-xin mang ý nghĩa sống còn đối với người dân Việt Nam, góp phần duy trì ổn định kinh tế – xã hội, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hoàng hóa, tạo điều kiện khôi phục hoạt động kinh doanh và sản xuất. Ông Phúc mong muốn các đối tác làm ăn của Mỹ tiếp tục hỗ trợ vắc-xin ngừa Covid-19 và các trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ phát triển ổn định, lâu dài trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Đáp lại, các công ty, tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ đều cam kết sẽ đáp ứng nhanh nhất nhu cầu về vắc-xin của Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là một đối tác kinh tế và địa điểm đầu tư rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của họ.
Đã gần hai năm kể từ khi đại dịch bùng phát trên thế giới, nhưng cuộc chiến vắc-xin, ngoại giao vắc-xin tiếp tục là chủ đề nóng trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với sự trở lại của dịch bệnh tại nhiều nước trên thế giới. Nếu như trong năm 2020 Việt Nam đã rất thành công trong việc khống chế đại dịch, đạt được tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng được cả thế giới khâm phục, thì khoảng từ tháng 5/2021 tình hình đã trở nên khá nghiêm trọng với sự xuất hiện của biến chủng Delta gây nên đợt bùng phát dịch bệnh lớn trong nước. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…, những đầu tàu kinh tế của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phong tỏa, giãn cách kéo dài. Thậm chí một số doanh nghiệp FDI đã chuyển một phần đơn hàng ra khỏi Việt Nam, một số khác đang cân nhắc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ ở Việt Nam.
Gần đây, đại diện các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị chính phủ Việt Nam cần hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế. Một số doanh nghiệp nước ngoài còn định làm khó chính phủ Việt Nam bằng cách tuyên bố rằng nếu chính phủ không đáp ứng yêu cầu của họ thì họ sẽ rút khỏi Việt Nam.
Đáp lại những đòi hỏi, đề xuất của các doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam đang làm hết sức mình để khống chế dịch bệnh một cách nhanh nhất nhằm mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thởi sớm nhất có thể, nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Đồng thời, ông Chính cũng đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn với các nhà đầu tư là: “Sự an toàn của các bạn không phải từ trên trời rơi xuống, mà phải có sự chung tay, góp sức của cả chính quyền, doanh nghiệp, công nhân và người dân. Lúc có lợi ích sao các bạn không nói gì? Lợi ích thì hài hòa, mà rủi ro thì chia sẻ”. Lời chia sẻ này của ông phúc được chia sẻ rộng rãi trên MXH và được dư luận đánh giá cao.
Thời gian qua trên MXH xuất hiện không ít những thông tin sai sự thật, phóng đại, xuyên tạc tình hình trong nước, nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhằm gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín quốc tế của đất nước, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Các tổ chức, chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn nhận Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì trong trung và dài hạn. Nghiên cứu toàn cầu gần đây nhất của Tập đoàn tài chính đa quốc gia có uy tín cao trên thế giới là HSBC cho thấy Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn, đầu tư tốt nhất trong khu vực, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra trong thời gian vừa qua.
Sự bùng phát của làn sóng thứ tư của đại dịch Covid ở Việt Nam là điều khó lường trước. Chính quyền và người dân trong nước đang nỗ lực hết mình để vượt qua đại dịch. Để làm được điều đó cần có sự chúng tay góp sức của chính quyền, người dân và cả cộng đồng quốc tế. Thực tế là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã trực tiếp kêu gọi chính phủ nước họ viện trợ vắc-xin, cung cấp trang thiết bị y tế và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam, giúp Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi đại dịch, sớm mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế. Hơn ai hết, các nhà đầu tư hiểu rất rõ rằng lợi ích của họ gắn liền với môi trường chính trị, xã hội ổn định, chính sách đầu tư thông thoáng, điều kiện làm ăn thuận lợi tại các quốc gia mà họ đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc gặp với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, kết quả tốt đẹp của các cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ cũng như cam kết của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam là câu trả lời thuyết phục, bác bỏ những thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên MXH về tình hình dịch bệnh và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam./.
Mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động và các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Trả lờiXóa