Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong bộn bề trăm công ngàn việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta vẫn luôn dành cho các chiến sĩ quân đội sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt. Sự quan tâm ấy thể hiện trong những việc dù là nhỏ nhất như lo lắng bộ đội có được mặc đủ ấm hay không trong mùa đông giá rét. Bức thư Bác gửi cho cụ Võ Liêm Sơn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mùa đông kháng chiến giúp binh sĩ nhằm hưởng ứng phong trào đóng góp vào Quỹ Mùa đông binh sĩ, là một minh chứng sinh động cho tình cảm của Người với bộ đội.

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm đơn vị bộ đội công binh đang diễn tập bắc cầu phao vượt sông Hồng ban đêm (5-2-1966). Ảnh: hochiminh.vn 

Trong thư, thông qua cụ Võ Liêm Sơn, Bác gửi những lời mộc mạc, tình cảm chân thành tới các chiến sĩ: "Thưa cụ, Uỷ ban Trung ương Mùa đông kháng chiến giúp binh sĩ chỉ quyên vải vóc hoặc chăn áo. Nhưng tôi không biết may, không có vải, mà áo cũng chỉ có hai bộ đã cũ. Vậy tôi xin quyên một tháng lương là 1000 đồng, nhờ Cụ mua giùm vật liệu và may giùm mấy chiếc chăn, áo cho chiến sĩ, gọi là tỏ chút lòng thành. Đồng bào ta đã giúp nhiều lần. Lần này, mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, nhưng tôi rất mong đồng bào cũng ra sức giúp, để cho chiến sĩ khỏi lạnh lùng và đủ ấm áp để ra sức xung phong diệt địch”.

Tấm lòng của vị cha già dân tộc, người cha kính yêu của các lực lượng vũ trang thật giản dị. Bác thương quý bộ đội, quan tâm tới từng tấm chăn, manh áo ấm, lo cho sức khỏe của từng chiến sĩ. Quà tặng tuy không nhiều, chỉ một tháng lương, nhưng đó là tình cảm bao la, sâu nặng, lòng yêu thương con người của Bác.

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ đơn vị 600 tại Nà Đỏng - Trung Sơn, 1953. Ảnh: hochiminh.vn 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn độ lượng, bao dung, mỗi lời nói của Người có sức lay động thu phục nhân tâm bởi lời nói luôn đi đôi với việc làm. Trong cả cuộc đời của mình, tình yêu thương bác ái của Bác luôn là những điều hết sức cụ thể. Tình yêu thương ấy dành cho tất cả đồng bào, từ những cụ già, trẻ nhỏ, cho đến phụ nữ, thanh niên…. Thông qua những câu chuyện kể về của Bác, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về sức mạnh của tình yêu thương, cảm phục tấm gương về đạo đức và lối sống của Người. Tình yêu thương của Bác là yếu tố vô cùng quan trọng, là động lực thôi thúc hoạt động không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân của Người. Đó cũng là nền tảng để quy tụ và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi lực lượng.

Sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam có được là nhờ tình cảm quan tâm đặc biệt của Bác đối với bộ đội. Bác thuờng xuyên quan tâm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành một quân đội cách mạng vững mạnh về mọi mặt từng bước tiến lên chính quy hiện đại, xây dựng quân đội thực sự là quân đội của dân, do dân, vì dân. Trong các chiến dịch Bác đi thăm các đơn vị bộ đội, đốc thúc công tác hậu cần, dự các đợt chỉnh huấn, chỉnh quân, tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo, tác chiến... Người viết thư khen, tặng cờ thi đua, biểu dương các đơn vị, cá nhân lập công xuất sắc và phê bình những việc chưa tốt của cán bộ quân đội. Thông qua những việc làm cụ thể và bằng tấm gương của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục cho lực lượng vũ trang và nhân dân ta phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự lực kháng chiến, chống tư tưởng muốn đánh mau thắng mau hoặc bi quan, sợ địch cũng như chủ quan khinh địch.

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội Không quân Nhân dân Việt Nam (9-2-1967). Ảnh: hochiminh.vn 

Năm 1954, khi về tiếp quản Thủ đô, Bác căn dặn lực lượng phòng không: “Hà Nội chưa có pháo cao xạ như nhà chưa có nóc”. Lời dạy ấy của Người có một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, một tầm nhìn xa, trông rộng, cảnh giác đối phó với một kẻ thù mới nguy hiểm là đế quốc Mỹ. Hay trong lần đến thăm Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236, Bác căn dặn: “Không được chủ quan, thỏa mãn, phải ra sức rút kinh nghiệm, tích cực học tập làm chủ khoa học kỹ thuật để trận sau thắng hơn trận trước…”. Hay sự quan tâm của Bác đối với bộ đội Hải quân trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”…

Đáp lại tình cảm đó, không riêng gì cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam mà cả dân tộc ta luôn nhớ về Bác, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương của Bác. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai mạnh mẽ trong toàn quân, như:  Phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", "Tuổi trẻ Binh chủng Công binh vươn tới những đỉnh cao mới, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", "Ðơn vị huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao"…

Cán bộ, chiến sĩ trong quân đội luôn nỗ lực luyện rèn để trở thành đội quân tinh nhuệ, góp phần bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, xứng đáng với tình cảm thiêng liêng mà Người đã dành cho bộ đội.

(Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, NXB. Chính trị quốc gia, 1992, t.4).

Theo dấu chân Người

Ngày 25-9-1932, Nguyễn Ái Quốc cùng Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Non (Tố Hũu) tham dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva. Tại đây, Bác đã nói với nhà văn Xô Viết Ilia Érenbua: Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi.

Ngày 25-9-1942 là Rằm Trung thu, trong nhà tù của Quốc dân đảng Trung Hoa, Bác làm hai bài thơ chữ Hán cùng tựa đề “Trung thu”. Nhà thơ Nam Trân dịch ra quốc ngữ: “I. Trung Thu vành vạnh mảnh gương thu, /Sáng khắp nhân gian bạc một màu;/ Sum họp nhà ai ăn tết đó,/ Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu”; “II. Trung Thu ta cũng tết trong tù,/ Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;/ Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,/ Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu” .

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
Bác Hồ và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ảnh: hochiminh.vn 

Ngày 25-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư mời Thiếu tá A.Pátti và một số khách Mỹ đến dự bữa cơm tại ngôi nhà số 8 Lê Thái Tổ. Trong bữa cơm, Bác thông báo rằng tình hình cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Pháp và Việt Nam khó mà tránh khỏi và tỏ ý tiếc rằng đơn vị OSS đã từng cộng tác với Việt Minh sắp phải rời khỏi Việt Nam.

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào các dân tộc Yên Bái tại sân vận động thị xã Yên Bái ngày 25-9-1958. Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn  

25-9-1958: Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái. Trong buổi nói chuyện, Bác căn dặn: “Đã gọi là đoàn kết thì phải giúp đỡ nhau như anh em trong nhà. Dân tộc nhiều người phải giúp đỡ dân tộc ít người, dân tộc ít người cần cố gắng làm ruộng. Hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau. Dân tộc đông người không phải giúp qua loa, cũng như dân tộc ít người không nên ngồi chờ giúp. Một bên ra sức giúp, một bên ra sức làm. Giúp nhau thì việc gì cũng nhất định làm được”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, tập II, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân ra ngày 25-9-1968 đăng Điện mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Liên Xô:

Nhân dịp Liên Xô thu được thành công kỳ diệu mới phóng trạm tự động “Thăm dò 5” bay vòng quanh mặt trăng và trở về quả đất an toàn, tôi rất vui mừng thay mặt nhân dân Việt Nam, Đảng lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gửi đến các đồng chí, đến nhân dân Liên Xô lời chúc mừng nhiệt liệt nhất.

Tôi nhờ các đồng chí chuyển đến các bác học, kỹ sư và công nhân Liên Xô đã góp phần vào thành công vĩ đại này, lời chào mừng thân ái nhất của chúng tôi.

Hà Nội, ngày 23-9-1968

Kính chào cộng sản

HỒ CHÍ MINH

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
 

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân ra ngày 25-9-1970 đăng lời của Bác về tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và Campuchia:

Đối với nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia đang anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, nhân dân ta luôn luôn thắt chặt tình đoàn kết, ủng hộ hết lòng.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 25-9:

Sự kiện trong nước:

25-9-1984: Ngày mất nhà nghiên cứu văn học, Giáo sư Đặng Thai Mai. Ông sinh ngày 15-12-1902 quê ở Lương Điền, Thanh Chương, Nghệ An, là người đầu tiên viết về lý luận văn học theo quan điểm mác xít và nổi tiếng ngay với tác phẩm Văn học khái luận. Ông còn giữ nhiều chức vụ như: Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Đại biểu quốc hội.

25-9-1945: Phòng Đồ bản Bộ Tổng tham mưu (tiền thân của Cục Bản đồ) thành lập.

Sau khi thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 25-9-1945, Phòng Đồ bản chính thức được thành lập và là 1 trong 7 ngành được thành lập sớm nhất của Bộ Tổng tham mưu. Ngày 25-9-1945 trở thành Ngày truyền thống của ngành Bản đồ Quân sự Việt Nam.

Với vai trò quan trọng trong chỉ huy, tham mưu tác chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Không nghiên cứu địa hình một cách tường tận, không thể xuất trận thành công được. Trên mặt trận, biết lợi dụng địa hình, đánh trận không hao tốn công sức mà được thắng lợi dễ dàng”.

Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
 
Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
 
Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
 
Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ
 
Ngày này năm xưa: 25-9-1947: Bác Hồ đề nghị gửi tiền lương mua chăn và áo rét cho chiến sĩ

Đội tuyển Kinh tuyến thuộc Cục Bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu) tham dự Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021. Ảnh: qdnd.vn 

Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và ngành Trắc địa bản đồ Việt Nam, Cục Bản đồ đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Bản đồ Quân sự nói chung, Cục Bản đồ nói riêng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu chiến lược và bảo đảm địa hình trong các hoạt động của quân đội và lực lượng vũ trang; phục vụ các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, xây dựng ngành Địa hình Quân sự từng bước tiến lên hiện đại.

Với những chiến công và thành tích xuất sắc, Cục Bản đồ được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Sự kiện quốc tế: