Có thể nói từ khi ra đời, mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành hiện tượng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh nhiều thuận lợi, tính năng ưu việt của nó là sự kết nối toàn cầu, thì mạng xã hội đang thực sự nảy sinh nhiều mặt trái, nhất là việc một số phần tử cơ hội, thù địch lợi dụng mạng xã hội làm công
Nhận thức được những mặt trái đó của mạng xã hội, thời gian qua, tại Học viện Quốc phòng công tác nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và nắm bắt thông tin trên mạng xã hội để định hướng dư luận, xử lý những vi phạm đạt nhiều kết quả tích cực.
Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết đã khẳng định: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. Theo đó, Đảng ủy Học viện đã thành lập Ban Chỉ đạo 35 nhằm tuyên truyền chủ trương của Đảng, các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị... trong đó, phát huy vai trò của các cơ quan, khoa , hệ trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với cán bộ,giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ...
Có thể thấy, hiện nay phổ biến nhất trên không gian mạng là lợi dụng vụ việc nhạy cảm, phức tạp, vấn đề dân tộc, tôn giáo để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ khi diễn ra sự kiện đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII… Những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đó nhằm làm suy giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết, khả năng nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội chưa cao, kể cả một số cán bộ, đảng viên có tư tưởng bất mãn, suy thoái, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí làm lu mờ vai trò của những đảng viên trung kiên, gây ra hoang mang, dao động, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trước tình hình đó, các cấp ủy đảng trong toàn Học viện đã chủ động tiến hành công tác nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao, không lơ là, mất cảnh giác. Việc nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái được thực hiện lồng ghép vào việc dạy và học tập lý luận chính trị, thông qua các buổi báo cáo chuyên đề, mà phổ biến là thông qua các bài phản bác trực tiếp được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, trong đó, có những tác phẩm có tính chiến đấu cao, đã đánh đúng và trúng vào các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đáng nói nhất là thời gian qua, lợi dụng những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều cá nhân đã đưa ra những thông tin sai sự thật để “câu like” trên mạng xã hội. Hành vi này không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, Ban chỉ đạo đã kịp thời nắm bắt thông tin, định hướng tập trung viết bài đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trais đó.
Không chỉ đấu tranh phản bác những thông tin sai trái để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Ban chỉ đạo còn tăng cường nắm bắt và xử lý những vụ việc thông qua mạng xã hội một cách chính xác, hiệu quả nhằm củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Vì vậy, trong thời gian tới, nhằm góp phần đấu tranh có hiệu quả trên không gian mạng, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, không gian mạng phát triển như “vũ bão”, thông qua “thế giới ảo”, các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các phương pháp truyền thống mà các hình thức chống phá của chúng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, do vậy đòi hỏi nội dung, phương thức đấu tranh của chúng ta cũng phải từng bước hoàn thiện cho phù hợp. Nội dung, phương pháp giữ vai trò rất quan trọng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng; nội dung đấu tranh phong phú, hình thức đa dạng, biện pháp cụ thể, sáng tạo, phù hợp thì hoạt động này mới có hiệu quả cao.
Hai là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng…
Bên cạnh những giá trị đích thực, thì những mặt trái, tiêu cực của không gian mạng cũng đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ cho công tác quản lý. Một số quốc gia đã dựng lên các “biên giới ảo” trên nền Internet để kiểm soát “lãnh thổ” của mình. Với chúng ta, song hành cùng các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch trên không gian mạng, thì cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công nghệ, như: bảo vệ tốt thông tin cá nhân; kỹ thuật phát tán thông tin trên không gian mạng; kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ, khóa tài khoản của đối phương... có vị trí vô cùng quan trọng, góp phần quyết định đến thắng lợi trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay.
Ba là, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật An ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng được xây dựng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên mạng của các thế lực phản động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng. Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ tục; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. Các hình thức giáo dục cần được vận dụng đa dạng, phong phú và linh hoạt như: phối hợp giữa cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến pháp luật; tuyên tuyền Luật An ninh mạng; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; góp ý xây dựng chương trình giáo dục an toàn thông tin mạng của các cơ sở giáo dục hoặc tham gia biên soạn các tài liệu liên quan đến an toàn thông tin mạng. để đảy mạnh diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, chống phá Đảng, Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét