giữa Nga và Ukraine trong thời gian vừa qua, những kẻ phản động đã đăng trên trang Thongluan-rdp.org bài viết “Dân không biết, làm sao làm chủ đất nước”, nhằm cố tình đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch, tuyên truyền, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chúng đã đưa ra nhận định hết sức phản động là: “Việt
Nam hay các chế độ độc tài toàn trị hay cộng sản thì khác…. Khi gặp phải vấn đề
tế nhị, khó xử, như liên quan đến quan hệ ngoại giao, điển hình là sự kiện
Ukraine hiện nay, họ lại giấu kín, và chỉ thị mọi cơ quan truyền thông tự kiểm
soát. Nói đúng hơn là tự bịt miệng ấy”. Bọn chúng phải hiểu rằng: Đối với vấn
đề xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức của
mình. Ngày 1/3, phát biểu khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn cấp lần
thứ XI thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái
Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nêu rõ: “Lịch sử của chính dân tộc chúng
tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, cuộc chiến tranh
và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao
chính trị cường quyền, tham vọng thống trị áp đặt và sử dụng vũ lực để giải
quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố
lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu
hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho
người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của
các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác”.
Trên cơ sở đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh: “Việt
Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và
đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến
lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt
là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các
giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh
và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”.
Ngày 3/3, tại họp báo thường kỳ, trả lời báo chí về
việc bỏ phiếu của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng đã khẳng định: “Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao
và hết sức quan ngại về tình hình Ukraine”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa,
chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong và tổn thất đối
với dân thường, nối lại đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh để đạt được các
giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên trên cơ sở
phù hợp với Hiến chương LHQ và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Như vậy, xuyên suốt trong các tuyên bố, phát ngôn,
quan điểm nhất quán của Việt Nam là kêu gọi chấm dứt hành động sử dụng vũ lực,
nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng. Kể từ khi
cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ
phát ngôn và hành động nào của Việt Nam đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ
lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không
“thiên vị” hay đứng về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và
Ukraine. Những luận điệu cho rằng Việt Nam đứng bên này để chống bên kia, “cổ
suý chiến tranh” là hoàn toàn sai trái, bịa đặt.
Hiến pháp năm 2013 và Cương lĩnh xây dựng đất nước
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011) của Việt Nam đã
nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước. Để giành độc lập dân tộc và tự do, bảo vệ nền hòa bình của Tổ
quốc, nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Bằng các cuộc đấu
tranh kiên cường, bất khuất qua nhiều thế hệ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định
rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong
hòa bình, độc lập, tự do, quyền được tự quyết vận mệnh của mình. Bởi vậy, hơn
ai hết, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một môi trường hòa bình, hiểu
biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp.
Đối với Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là đối tác
quan trọng. Do đó, Việt Nam kêu gọi Nga và Ukraine giảm căng thẳng, ngừng bắn,
bảo đảm an ninh an toàn, nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm an ninh an
toàn cho cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine, trong đó có người
Việt Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không thay đổi, đó là Việt Nam
không đứng về bên này chống bên kia hay ngược lại mà luôn đứng về lẽ phải, về
công lý, luật pháp quốc tế.
Tóm lại, những vấn đề nêu ra trong bài viết “Dân
không biết, làm sao làm chủ đất nước” của thế lực thù địch đã bộc lộ dã tâm
thâm độc, cố tình bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của Việt Nam; xuyên tạc
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, với
mục đích gây hoang mang, dao động về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên. Do vậy,
chúng ta cần hết sức cảnh giác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của chúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét