Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chứ không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc. Và dĩ nhiên, ở Việt Nam cũng vậy!
Nói
về điều này, trước hết phải nhắc lại Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị, trong đó nêu rõ, quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay
tín ngưỡng của mình phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được
luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức
khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người
khác. Nói cách khác, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên
phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.
Cần
phải thấy rằng, quyền tự do tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị-xã hội
và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội ở từng quốc gia cụ thể, không thể tồn tại
một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng. Cũng không thể đem
giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng, đo lường
hoặc đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Trên phương diện
đối ngoại giữa các quốc gia, không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc
gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc các quốc gia khác phải tuân
theo.
Trở
lại với âm mưu, luận điệu vu cáo rằng Việt Nam có các hoạt động đàn áp tôn
giáo, một lần nữa cần nhìn vào thực tế để thấy mặt thật của vấn đề. Chẳng hạn,
lâu nay tại Việt Nam đã xuất hiện không ít hoạt động tôn giáo trái pháp luật
của một số tổ chức Tin lành nước ngoài chưa được cấp phép, điển hình là các tổ
chức tà giáo mang danh nghĩa Tin lành truyền vào Việt Nam như Hội thánh của Đức
Chúa Trời mẹ, Tân Thiên Địa... Hoạt động của đa phần các tổ chức này đều trái
với văn hóa truyền thống Việt Nam, nhuốm màu mê tín dị đoan, hoạt động lén lút,
có dấu hiệu trục lợi và nhìn chung là vi phạm pháp luật, bị dư luận lên án. Tuy
nhiên, đối với các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật của các tổ chức tà giáo
như vậy, lực lượng chức năng Việt Nam chủ yếu nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý dựa
trên quy định pháp luật.
Như
vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không
có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu
trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá
Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Điều
đáng mừng là trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng
ta đã có thêm nhiều kênh quan trọng để đưa ra tiếng nói và khẳng định thực tế
tình hình tự do tôn giáo ở đất nước mình. Thông qua các cơ chế và diễn đàn song
phương, đa phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, có một sự
thật rõ ràng đang được thừa nhận, đó là Việt Nam đang tích cực cùng các quốc
gia khác trên thế giới đấu tranh bảo vệ, phát huy các nguyên tắc, nội dung tiến
bộ về tự do tôn giáo, và vẫn sẽ kiên trì bảo vệ lẽ phải trong lĩnh vực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét