Tại Việt Nam dịch
vụ Internet được cung cấp chính thức từ những năm 1997. Đây là dấu mốc quan trọng
đối với việc toàn cầu hóa thông tin của Việt Nam ra thế giới. Hiện nay mạng xã
hội được biết đến và sử dụng phổ biến nhất là facebook với hơn 12 triệu người
thường xuyên sử dụng. Dựa vào Internet các thế lực thù địch lợi dụng các sự kiện
trọng đại của Đảng, Nhà nước, Quân đội để tuyên truyền, chống phá; sử dụng
Internet để đẩy mạnh tuyên truyền tập hợp lực lượng, thành lập các “hội”,
“nhóm” bất hợp pháp đứng lên hô hào đấu tranh cho “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”;
“tôn giáo” ở Việt Nam; kích động văn nghệ sĩ đòi “tự do sáng tác”, “tự do công
bố” các tác phẩm văn học, phản đối sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
ta trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; viết bài đưa lên các mạng xã hội, blog cá
nhân để tuyên truyền kích động chống phá đất nước; tuyên truyền, kích động nói
xấu Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Với thủ đoạn xảo quyệt các thế lực thù địch trên mạng Internet đã lập
ra hàng trăm trang web, blog, phần lớn máy chủ đặt ở nước ngoài, để thu thập,
bịa đặt, nhào nặn, trộn lẫn thật giả, phát tán những thông tin, hình ảnh xấu
độc. Chúng tung ra các luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc liên quan tới những
sự kiện trọng đại của đất nước, thu hút sự phụ họa của những phần tử bất mãn,
cơ hội chính trị. Triệt để lợi dụng những thông tin về mặt trái, tiêu cực xã
hội trên một số cơ quan truyền thông đại chúng của ta, thổi phồng, quy kết thành
bản chất… Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển không ngừng, việc nắm
bắt các thông tin trên internet đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi cá
nhân, tổ chức. Thông tin được khai thác trên Internet có nội dung ngày càng đa
dạng, phong phú, nhiều chiều. Do vậy, để giảm thiểu tác động của thông tin xấu
độc trên mạng thông tin toàn cầu đến nhận thức của cán bộ, công nhân viên,
chiến sĩ, chúng ta phải tiến hành đấu tranh một cách toàn diện, trong trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên mạng
internet là một phương thức đấu tranh tư tưởng, đấu tranh ý thức hệ trong điều
kiện các thế lực thù địch lợi dụng mạng internet truyền bá các quan điểm sai
trái, thù địch, chống phá chế độ XHCN ở nước ta. Chính vì vậy cần đặt hoạt động
chống phá bằng phương thức này là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động
“DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù địch. Mạng internet được
chúng triệt để sử dụng và đã trở thành một phương tiện hữu hiệu, thuận tiện cho
việc truyền bá thông tin quan điểm sai trái. Đó cũng là một hình thức mới của
cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại.
Như vậy, để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này
cần kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “xây” là chính. Trong thời đại
“thế giới phẳng”, “cuộc sống số”, với tư cách là thông tin, những thông tin
quan điểm sai trái cũng là một dạng tài nguyên thông tin trên mạng internet.
Độc giả đọc báo mạng với tư cách là công dân mạng trong một chính phủ điện tử
hoàn toàn có thể chia sẻ những thông tin ấy. Cấm đoán công dân khai thác thông
tin là một phạm trù thật khó có thể thực hiện trong một xã hội thông tin hiện
đại. Vấn đề tất yếu là chúng ta phải có những giải pháp tối ưu giảm thiểu sự
truy nhập, tìm kiếm thông tin sai trái và tác động của nó đối với nhận thức của
những chủ thể với tư cách đối tượng tiếp cận thông tin./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét