Sau ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất về một mối, đó là niềm tự hào, niềm vui trọn vẹn của cả dân tộc Việt Nam. Bạn bè quốc tế, đặc biệt là những quốc gia đang trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đều hòa chung niềm vui, gửi lời chúc mừng đến Việt Nam và coi Việt Nam là “gương điển hình” để noi theo trong công cuộc giải phóng, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, sau ngày thống nhất đất
nước, muôn vàn khó khăn bao trùm vì “thù trong - giặc ngoài” bao vây, cơ chế
kinh tế chưa hoàn thiện nên Việt Nam vẫn loay hoay đi tìm hướng thay đổi để dân
tộc được cứu nguy. Với sự nỗ lực của cả dân tộc, đến 1986 đất nước bước vào con
đường đổi mới với tinh thần mở cửa hội nhập, thêm bạn bớt thù, tìm mọi cách để
người dân có cơm ăn, áo mặc, có được cuộc sống tươi đẹp, sung túc hơn. Tuy
nhiên, điều đó không phải là chuyện dễ dàng vì Mỹ vẫn còn bao vây cấm vận, phía
bắc thì nhà cầm quyền của phương Bắc vẫn gây hấn, thế nhưng trên tinh thần
thiện chí và cởi mở, phía Trung Quốc, Mỹ đều bình thường hóa quan hệ với Việt
Nam và những điều đó đã phá thế khó khăn cho Việt Nam lúc bấy giờ. Hơn 47 năm
kể từ ngày giải phóng, 36 năm kể từ ngày Việt Nam đổi mới, thành quả mà Việt
Nam đạt được đầy ấn tượng và bất ngờ. Như vậy, tính từ ngày Mỹ xóa bỏ lệnh cấm
vận với Việt Nam thì chúng ta chỉ có 27 năm trọn vẹn kiến thiết đất nước, nhưng
27 năm qua dân tộc Việt Nam đã không ngừng nổ lực trở thành một quốc gia có tốc
độ phát triển kinh tế tốp đầu thế giới, vị thế, uy tín của quốc gia được nâng
lên. Đặc biệt, cuộc sống của người dân trong 27 năm qua cải thiện đáng kể,
người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc... đó là điều mà cả dân tộc mong ước
sau ngày thống nhất đất nước.
Mới đây, mặc dù Đại dịch Covid-19
hoành hành, xuất hiện đột ngột làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tác động
đến sự phát triển mọi mặt của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam,
tuy nhiên theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo ở Việt
Nam đã giảm đầy ấn tượng. Tỷ lệ nghèo ở một số nhóm nghèo kinh niên đã giảm gần
một nửa trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, bao gồm các nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số và hộ gia đình ở khu vực trung du và miền núi phía bắc. Dựa theo chuẩn
quốc gia thu nhập trung bình thấp của Ngân hàng Thế giới thì tỷ lệ nghèo ở Việt
Nam đã giảm từ 16,8% xuống còn 5% trong giai đoạn từ 2010-2020, với trên 10
triệu người dân đã được hỗ trợ thoát nghèo. Việt Nam muốn trở thành quốc gia có
thu nhập cao đòi hỏi năng suất lao động cũng cần được nâng cao. Tỷ lệ người vô
gia cư, người không có việc làm giảm xuống do chính sách của Nhà nước quan tâm
đến các đối tượng này theo diện đặc biệt. Mặc dù, trên thế giới, kể cả các quốc
gia phát triển bậc nhất thế giới vẫn có tỉ lệ vô gia cư rất cao thì Việt Nam
lại là quốc gia gây ấn tượng về tỉ lệ này. Như vậy, điều đó cho thấy những nỗ
lực rất đáng tự hào của Chính quyền Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước.
Mặc dù, nhiều bạn trẻ sinh ra và
lớn lên có được cuộc sống ấm no, sung sướng thường hay đặt vấn đề, vì sao Việt
Nam nghèo hơn Hàn, Nhật... mặc dù họ vẫn thoát ra khỏi sau chiến tranh. Tuy
nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể về điều kiện, mọi mặt của họ thì so với Việt
Nam hoàn toàn khác, Việt Nam là quốc gia tự chủ hoàn toàn, không phụ thuộc,
hoặc dưới bảo hộ của bất kỳ ai, những nổ lực tự xây dựng, tìm kiếm con đường
phát triển cho dân tộc cho thấy sự nỗ lực lớn của chính quyền hiện nay. Việt
Nam có tiếp tục phát triển hay không chính nhờ tương lai của thế hệ trẻ mai
sau, không phải vì đơn giản là chỉ ngồi so sánh giữa quốc gia này với quốc gia
khác, mà là sự trỗi dậy từ nội lực của mỗi chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét