Các
thế lực thù địch không ngừng ra sức phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta nhằm
làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh
phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cơ bản,
và xuyên suốt.
Các thế lực thù địch không ngừng công
kích, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; Bóp méo, hạ thấp, phủ
nhận thành quả đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên nhiều lĩnh
vực.
Chống đối về văn hóa,
vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là chủ đề dễ tạo nên sự quan tâm
của dư luận; chúng thường gieo rắc tư tưởng sùng bái lối sống, văn hóa phương
Tây, tạo nên xu hướng văn hóa - văn nghệ cực đoan, phản động; xúc phạm những
giá trị văn hóa truyền thống. Các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ,
nhân quyền để lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận quần chúng thực hiện các hành vi chống
đối chính quyền; tìm cách khoét sâu vào những yếu kém, sơ hở, của ta để bóp
méo, xuyên tạc, tạo ra sự hoài nghi, trong nhân dân ta.
Chống đối về chính trị,
chúng thường xuyên công kích trực diện vào nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối,
chủ trương của Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng đối lập, đòi bỏ điều 4. Hiến pháp
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do không đem lại kết quả. Trong thời
gian gần đây chúng thường tuyên truyền kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ trong
nội bộ. Từ đó tác động làm tha hóa từng cán bộ, đảng viên, nhằm thực hiện mưu
đồ phá hoại từ bên trong, thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ.
Chống đối về ngoại
giao, tìm cách cản trở
Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác, lôi kéo, mua chuộc các đối tác từ
bên ngoài để gây sức ép, tác động vào bên trong đất nước; quốc tế hóa những vấn
đề nội bộ của Việt Nam; xuyên tạc đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam…
Nhận diện là việc
làm thường xuyên liên tục, không ngơi nghỉ; nhưng phải đi đôi với không ngừng
đấu tranh bằng tổng thể các biện pháp:
Trước
hết. Phải kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ
nam cho mọi hành động
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng
định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lê-nin”. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Người, từ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII của Đảng, năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định:
“Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng
ta tiếp tục khẳng định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động.
Tiếp
theo: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới là nhiệm vụ hàng
đầu, việc làm thường xuyên liên tục, không một phút nghỉ ngơi
Công tác đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã đạt
được những kết quả tích cực. Lực lượng 47 được thành lập, cùng với cơ quan
thường trực, tích cực tham gia đấu tranh hiệu quả, góp phần làm thất bại âm
mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Trước âm mưu, thủ đoạn, phương thức
chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, nham hiểm, cần thực hiện
đồng bộ một số giải pháp để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù
địch trong tình hình mới là vấn đề đòi hỏi tính bền vững, lâu dài, có tổ chức
chặt chẽ.
Một là, chủ động
phát hiện sớm hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. làm
cơ sở đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch ở, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng internet, mạng xã
hội để chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, bởi vậy, ngoài hình
thức đấu tranh truyền thống, cần bổ sung những hình thức đấu tranh mới, như:
đấu tranh trực tiếp, trực diện trên không gian mạng, thông qua các phương tiện
truyền thông xã hội; vận động đoàn thể nhân dân cùng tham gia.
Hai là, tiếp
tục tuyên truyền, làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào
cuộc sống hàng ngày ở nước ta. Thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số
23-CT/TW, ngày 9-2-2018, của Ban Bí thư khóa XII “Về tiếp tục
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời luận giải
những vấn đề lý luận mới, khó, còn nhiều ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận
trong nhận thức xã hội. Bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp gần với đời
sống Nhân dân.
Ba là, vận
dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, trở thành thiết thực với
cuộc sống. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin nghĩa là phải nắm vững bản chất
khoa học và cách mạng, vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn
cách mạng nước ta, để những nội dung, quan điểm của học thuyết Mác - Lê-nin có
thêm sức sống mới, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc đến với mọi miền
Tổ quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét