Trong tình
hình hiện nay, hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực
phản động, thù địch ngày một gia tăng; nhất là, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội
bộ Đảng trên không gian mạng của chúng diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng
lớn; các thủ đoạn lừa đảo người dân ngày càng tinh vi, đa dạng, phức tạp...
Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận
cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm
lòng tin vào đất nước, vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trước tình
hình trên; Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo
đảm an toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và
giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian
mạng; xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình mới.
Ngày
22/10/2018 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 35-NQ/TW về "Tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới" và khẳng định: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là
một nội dung cơ bản, rất hệ trọng và có tính chất sống còn trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân”.
Các thế
lực phản động đã triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ
của thông tin truyền thông, những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (4.0). Thời gian qua chúng tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng
nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với mục đích bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh
đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,... Chúng lợi dụng không
gian mạng để tung các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch. Đây được
coi là vùng “đất màu mỡ” đang bị các thế lực thù địch lợi dụng khai thác triệt
để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta trên không gian mạng.
Đặc biệt,
chúng thường lợi dụng mỗi khi đất nước ta có các sự kiện chính trị quan trọng
để tuyên truyền những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của
Đảng. Âm mưu, thủ đoạn của chúng tuy không có già mới mẻ, nhưng những phương
thức, thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Năm 2021 là một năm đất
nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, với mốc son là Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo kết
quả thông báo của Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an, trong 5 năm qua,
các thế lực thù địch tập trung vào một số hoạt động, như: Tạo lập hàng ngàn
trang mạng xã hội,… trong đó nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức có uy tín,
núp dưới danh nghĩa tôn giáo, bảo vệ môi trường, dân sinh để thu hút người đọc,
qua đó lan truyền các nội dung chống Đảng, Nhà nước; sử dụng các đài, báo bên
ngoài kết hợp các kênh mạng xã hội để viết bài, cắt ghép, nhào nặn video xuyên
tạc, phê phán Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp; lan toả các thông tin lượm
lặt từ báo chí trong nước và từ tài khoản Facebook của một số cá nhân có quan
điểm cực đoan trong nước nhằm phê phán chính quyền, Đại hội Đảng các cấp; Tổ
chức soạn thảo, phát tán “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”, “đơn kêu cứu”,… để
thu hút sự chú ý của dư luận, cổ xúy hoạt động của một số đối tượng có quan
điểm cực đoan chống phá Đảng...
Cùng với
các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, hiện nay, những
đối tượng xấu cũng chĩa mục tiêu vào người dân để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin
cá nhân, gây thiệt hại về kinh tế, làm suy giảm niềm tin của người dân về đời
sống chính trị, xã hội của đất nước. Riêng về vấn đề này, các nhà mạng viễn
thông cho rằng, một trong những hình thức lừa đảo người dùng bằng tin nhắn điện
thoại là nâng cấp SIM di động 4G để chiếm đoạt luôn SIM thuê bao và các thông
tin cá nhân xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, các đối tượng xấu
còn giả mạo tin nhắn định danh của các doanh nghiệp như viễn thông, ngân hàng,
ví điện tử... khiến nhiều người dùng mất cảnh giác, bị dẫn dụ truy cập vào các
website giả mạo do chúng lập ra, từ đó người dùng bị đánh cắp các thông tin các
nhân.
Nhận thức
được tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, công tác
bảo đảm an toàn, an ninh mạng và lợi ích của người dân, thời gian qua, cùng với
các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp về lĩnh vực viễn
thông, công nghệ thông tin với những đặc thù về chuyên môn đã góp sức không nhỏ
trong công tác bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng, giúp giảm gánh
nặng chi phí cho Chính phủ, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí. Trung ương đã
triển khai, cụ thể hóa các nội dung, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, văn bản các cấp về công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tới cán
bộ, đảng viên; Tăng cường truyền thông các thông tin tích cực, chính thống của
chính phủ trên các phương tiện truyền thông, internet và mạng xã hội góp phần
thực hiện hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Thời kỳ
chuyển đổi số mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội; nhưng cũng đi kèm những thách
thức đối với không riêng lĩnh vực viễn thông. Chưa bao giờ công tác đấu tranh
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”
trên không gian mạng lại diễn ra quyết liệt và cấp bách như giai đoạn hiện nay.
Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần tỉnh táo hơn nữa,
nhận diện chính xác tình hình và hơn bao giờ hết, cần thể hiện bản lĩnh chính
trị, kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa với những quan điểm
sai trái, thù địch; nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trên không
gian mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét