Sự phát triển về
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, chức năng và nhiệm vụ của quân đội cũng có sự
phát triển. Từ hoạt động đấu tranh vũ trang trong chiến tranh, quân đội chuyển
sang hoạt động phi vũ trang, chống “diễn
biến hoà bình” là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, đồng thời chuẩn bị tiềm
lực quốc phòng để sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược ở các quy mô,
cường độ khá nhau, các loại hình chiến tranh khác nhau.
Do vậy, vấn đề chất lượng của cán bộ, có ý nghĩa trực
tiếp quyết định và tạo tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện năng
lực đáp ứng với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do đó phải tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo theo hướng kết hợp tự rèn luyện tự
bồi duỡng của chính bản thân đội ngũ cán bộ. Bởi vì nếu như chúng ta không
khuyến khích và phát triên được việc tự rèn luyện, tự bồi dưỡng sẽ không thể
có chất lượng và hiệu quả thật.
Nhận thức đúng đắn về mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục
hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; vị trí vai trò, các mối
quan hệ của từng nhân tố trong cơ chế; tính phù hợp với yêu cầu khách quan của
việc thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên hiện nay. Trên cơ sở đó, đề cao
trách nhiệm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 51/ NQ-TƯ của Bộ Chính trị,
đồng thời đấu tranh kiên quyết với những nhận thức, tư tưởng, động cơ không
đúng, khắc phục những biểu hiện giản đơn, thiếu quan tâm hoặc ngại nghiên cứu,
học tập. Như vậy, mới xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm và tầm, đủ khả năng chống
lại và chiến thắng những chống phá của kẻ thù.
Phải trên cơ sở không ngừng nâng cao trình
độ giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế và kỷ luật tự giác nghiêm minh của quân đội
mà củng cố niềm tin khoa học của quân nhân vào phát huy truyền thống dân chủ và
kỷ luật của quân đội ta trong giai đoạn mới của cách mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét