Độc lập, tự do là khát vọng cháy bỏng của dân tộc và Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Vì vậy, chúng ta quyết giữ bằng được giá trị thiêng liêng, cao quý
đó. Về vấn đề này, trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và
sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc
lập ấy”.
Không dừng lại ở mục tiêu đó, bởi theo Người: “Ngày nay,
chúng ta đã xây dựng nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” như
trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng đăng trên Báo Cứu quốc,
số 69, ngày 17/10/1945 của Người.
Trong Lời phát biểu tại lễ bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa III, ngày 3/7/1964, Người luôn nhất quán mục
tiêu của cách mạng Việt Nam và cũng là khát vọng của Người, là nước ta phải tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm “đưa quần chúng đến một cuộc sống xứng đáng,
vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho mọi người lao động có một Tổ quốc tự do,
hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng”. Đồng thời, Người
cho rằng, đây là sự nghiệp rất vĩ đại, rất vẻ vang: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội
là một sự nghiệp cực kỳ vẻ vang, nhưng phải lâu dài và gian khổ. Nhân dân ta cần
phải có tinh thần phấn đấu bền bỉ, quyết tâm vượt mọi khó khăn, để giành lấy những
thắng lợi mới rực rỡ hơn nữa”.
Từ khát vọng độc lập, tự do đến khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta cụ thể hóa bằng các chủ
trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Trong Lời
kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, ngày 3/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định các chủ trương, chính sách toàn diện của Đảng, đó là: “Chính
sách quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... của Đảng Lao động Việt Nam đã nói
rõ trong Bản Tuyên ngôn và Chính cương. Chính sách ấy có thể đúc lại trong mấy
chữ là làm cho nước Việt Nam ta: "Độc lập - Thống nhất - Dân chủ - Phú cường”.
Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn nghĩ tới một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường. Người gắn
kết khát vọng giải phóng với khát vọng phát triển. Trong ác liệt của bom đạn do
đế quốc Mỹ gây ra, Người khẳng định “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,
20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể
bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập
tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn”.
Tiếp tục khẳng định ý chí đó, trước khi “đi gặp cụ CácMác, cụ
Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”, trong Di chúc bất hủ, Người căn dặn:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh
nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn. "Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng
hơn mười ngày nay".
"Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ
hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất
định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Đến khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng hiện
nay
Bước sang thời kỳ mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đặt mục
tiêu chiến lược dài hạn: “Hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam
hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045”.
Đảng xác định mục tiêu này là hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa
học, đó là:
Về lý luận, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về sự cần thiết phải xác lập mục tiêu của cách mạng. Từ rất sớm, CácMác và
Ăngghen đã đặt vấn đề xác định mục tiêu và con đường của cách mạng vô sản là
xóa chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để đi tới chủ nghĩa cộng sản.
Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của CácMác và
Ăngghen, khi bàn về sự cần thiết phải xây dựng và ban hành cương lĩnh của Đảng,
trong tác phẩm Hai sách lược của Đảng Dân chủ ‐ xã hội trong cách mạng dân chủ,
năm 1905, V.I.Lênin viết: “Cương lĩnh của chúng ta không phải là một cương lĩnh
cũ, mà là một cương lĩnh mới, cương lĩnh tối thiểu của Đảng Công nhân dân chủ‐xã
hội Nga. Chúng ta có một khẩu hiệu mới: Chuyên chính dân chủ cách mạng của giai
cấp vô sản và nông dân. Nếu chúng ta sống được đến ngày cách mạng thực sự thắng
lợi, chúng ta sẽ có cả những phương thức hành động mới, phù hợp với tính chất
và với những mục tiêu của Đảng của giai cấp công nhân là Đảng đang mong muốn một
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn”.
Về mặt thực tiễn, nhất là thành tựu sau 35 năm tiến hành
công cuộc đổi mới là cơ sở thực tiễn quan trọng nhất cho phép Đảng ta tiếp cận
và xác định mục tiêu để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam
hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta khẳng định: “Những thành tựu
của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh Xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm
thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường
lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế
phát triển của thời đại. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh,
phức tạp, Cương lĩnh tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ
quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam
"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"”. Theo đó, thực
tiễn vẫn là tiêu chuẩn của chân lý, là căn cứ cơ bản để Đảng ta xác lập mục
tiêu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, nhất là khi “đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là dịp để
chúng ta tự hào về sự kiện vĩ đại của dân tộc ta: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ
nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã
đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch
sử của nước ta. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ
phận trong đại gia đình dân chủ thế giới” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Theo đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường,
thịnh vượng là lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta đối với tâm nguyện của Bác Hồ và đối với sự trường tồn của dân tộc,
để đưa đất nước phát triển “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Do đó, cần
quyết tâm chính trị lớn, tinh thần cách mạng tiến công, thống nhất ý chí và
hành động “ý Đảng với lòng dân” với phương châm “tiền hô hậu ủng, trên dưới đồng
lòng, dọc ngang thông suốt” trong quán triệt và thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng.
Tâm nguyện cũng là khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng:
“Với định hướng đúng đắn, khát vọng phát triển mạnh mẽ và quyết tâm chính trị
cao, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhất định sẽ lập nên thành tựu phát triển
mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các
cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét