Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

NHẬN DIỆN ĐÚNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ ĐỂ THAM GIA ĐẤU TRANH!

         Thời gian qua, bên cạnh việc bịa đặt, vu khống về tình hình tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam để chống phá Đảng, Nhà nước ta, một số cá nhân, tổ chức phản động, cực đoan, thiếu thiện chí còn thường xuyên lợi dụng và đẩy mạnh việc chính trị hóa, quốc tế hóa các vấn đề dân tộc nhằm tạo cớ gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
     Trong đó chúng lợi dụng những bất cập trong vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các tộc người ở một vài địa phương, kêu gọi việc cần phải tổ chức hội thảo quốc tế về người dân tộc thiểu số nhằm khơi gợi, kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và ly khai tự trị ở một số tộc người. Nhiều nội dung xuyên tạc đã được chúng đăng tải trên một số tạp chí hải ngoại, mạng xã hội để kêu gọi dư luận quốc tế “lên tiếng” về vấn đề người dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ với người Kinh, bôi nhọ, hạ thấp uy tín những chức sắc, sư sãi yêu nước, tiến bộ, từ đó kích động ly khai, kêu gọi người dân tham gia đấu tranh thành lập cái gọi là “Nhà nước Khmer Krôm”... Đó là những âm mưu thâm độc, thủ đoạn tinh vi nên cần phải vạch trần và đấu tranh phản bác có hiệu quả.
     Thực tế, từ khi thành lập nước đến nay, chính sách về bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước luôn nhất quán trong công tác chỉ đạo và thực hiện. Điều này được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ. Tại khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”...
     Số liệu thống kê cho thấy, tại Việt Nam, các gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nghe các chương trình Đài Tiếng nói Việt Nam và được xem truyền hình. Các chương trình phát thanh và kênh truyền hình từ Trung ương đến địa phương được phát sóng với 26 thứ tiếng dân tộc đã đến được với bản làng xa xôi.
     Những quan điểm trên chính là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để chúng ta vạch trần, phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các cá nhân, tổ chức phản động, cực đoan, thiếu thiện chí. Mỗi chúng ta tiếp tục nâng cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, giữ “cái đầu lạnh” trước những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động./.




Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét