Về quyết tâm đánh giặc và thắng giặc: "Bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã”.
Về nguồn gốc làm nên sức mạnh đánh giặc: “Lấy
khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
Về đoàn kết nội bộ: “Vua tôi đồng lòng, anh em
hòa mục, nước nhà chung sức", "quân cốt tinh không cốt đông, trên
dưới một dạ như cha con…”.
Về tư duy quân sự lấy nhỏ thắng lớn, đem đoản
binh chống trường trận: “Tiêu dân thanh dã, đoản binh phục hậu”, "dĩ đoản
chế trường”..
Về tầm nhìn chiến lược và đánh giá địch ta:
“Người giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng”,
"Năm nay thế nước đánh giặc nhàn”,
Về thế trận chiến tranh nhân dân: “Hình dáng
trận như chữ nhân, tiến cũng là chữ nhân, thoái cũng là chứ nhân, họp lại cộng
làm một người, tan ra cũng làm một người, một người làm một trận, nghìn muôn
người hợp làm một trận, nghìn muôn người động làm một trận”.
ĐẠO
LÀM TƯỚNG
(Trích Binh thư yếu lược - Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn)
Khí lượng của tướng lớn nhỏ khác nhau.
Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không
nghĩ đến điều quân dân oán ghét - tướng ấy chỉ huy mười người.
Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo -
tướng ấy chỉ huy được trăm người.
Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh - đó
là tướng chỉ huy được nghìn người.
Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần,
biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét - đó là tướng chỉ huy được vạn người.
Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày
thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn - đó là tướng chỉ huy
được mười vạn người.
Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín
nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết
việc người, coi bốn biển như một nhà - đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không
ai địch nổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét