Vấn đề độc lập cho dân
tộc và khát vọng tự do cho nhân dân là xuất phát điểm, là nguồn gốc của tư tưởng
Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, được nuôi dưỡng bởi những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,
có sự tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại.
Sinh thời trong cảnh
nước nhà bị nô dịch, lầm than, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã sớm thức
tỉnh, đau đáu nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Người chọn hướng đi sang các nước tư
bản phương Tây tìm hiểu sự thật đằng sau khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác
ái”, xem người ta làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình. Ngày 5/6/1911, tại
bến cảng Nhà Rồng, Người bắt đầu chuyến hành trình trên con tàu Amiral Latouche
Tresville, mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho
Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”4.
Điều này sớm đã thể hiện tư tưởng, ý chí tự lực, tự cường và một khát vọng lớn,
mang tầm nhìn thời đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Sinh sống và làm việc
tại nhiều nước tư bản phương Tây đã giúp Nguyễn Tất Thành nhận thức và vạch rõ
bản chất của chủ nghĩa tư bản: Ở đâu đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man,
tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu đâu những người lao động
nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập
hợp lại, đứng lên đấu tranh giải phóng.
- Tháng 7 năm 1920,
Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương của Lênin đã giúp Người giải đáp những vấn
đề cơ bản về con đường giải phóng dân tộc mà Người tìm kiếm bấy lâu. Người khẳng
định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”. Tháng 12/1920, Người đã gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến mang tính bước ngoặt
trong tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.
- Sau khi xác định con
đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin về trong nước. Người đã mang đến một luồng gió mới về đấu tranh cách mạng
đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, khơi dậy
trong họ tinh thần đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, thổi bùng ngọn
lửa đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở nước ta trong những năm 30 của
thế kỷ XX, đưa tới sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam, mở ra thời đại rực
rỡ của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những dấu ấn lịch sử
và tầm vóc thời đại.
Ý chí tự lực, tự cường
và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam.
Nói cách khác, chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng
đất nước “đàng hoàng”, “to đẹp” đã đưa Người
đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng mácxít ở Việt Nam, tạo ra những
điều kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét