Giáo
dục lịch sử truyền thống dân tộc, lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế
hệ trẻ là vấn đề cần thiết trong mọi thời đại; hiểu lịch sử để yêu Tổ quốc hơn; yêu quê hương để tiếp bước cha anh xây
dựng đất nước; để ngọn lửa không bao giờ phai nhạt
Thực trạng
mặt trái của nền kinh tế thị trường đang đặt ra nhiều thách thức
đối với vấn đề trên, đồng thời mặt bằng
nhận thức về lịch sử truyền thống dân tộc, tưởngcách mạng, đạo đức, lối sống
trong xã hội hiện nay có nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Chúng ta cần phát huy mọi nguồn lực vận dụng linh hoạt
sáng tạo nhiều giải pháp để làm tốt công tác giáo dục lịch sử truyền thống
dân tộc.
Thực tế thấy rằng một bộ phận học sinh, sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng,
chạy theo lối sống thực dụng, vọng ngoại; một số ít dao động, tin theo những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cổ suý cho chủ nghĩa tư bản, hoài
nghi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; việc dạy học lịch sử theo
truyền thống có nhiều điểm chưa phù hợp, khô cứng chưa thu hút được học sinh, sinh
viên tham gia.
Để việc giáo dục đó trở nên lôi cuốn, có ý nghĩa thiết thực, cần thực hiện theo
một
số giải pháp sau:
Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục
Làm tốt công tác giáo dục cho các thế hệ
trẻ để ngọn lửa không bao giờ phai nhạt
Công
tác giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời gian qua
bên cạnh những mặt tích cựu vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả hoạt động
giáo dục chưa cao, một số hoạt động còn mang nặng tính hình thức, chưa theo kịp
sự phát triển.
Để công tác giáo dục truyền thống lý tưởng cách mạng cho học sinh,
sinh viên tiếp tục được phát huy hiệu quả, cần phải tập trung thực hiện một số
nhiệm vụ, đó là: thu hút học sinh, sinh viên tham gia hơn nữa như: Giáo dục
trực tuyến, xây dựng video, giáo dục truyền thống bằng việc sân khấu hóa, trải
nghiệm thực tiễn tại các địa điểm di tích lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu truyền
thống quê hương, đất nước; tổ chức các hoạt động về nguồn, đến với địa danh lịch
sử, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, tôn tạo di tích lịch sử, di tích
văn hóa để giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi.
Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong đoàn viên, thanh niên
gắn với các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước
bằng nhiều hình thức phong phú như: Diễn đàn, tọa đàm, ngày hội học sinh
sinh viên, liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, xem phim lịch sử, triển
lãm, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền... để bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự
hào dân tộc, cho thế hệ trẻ.
Tích cực khích lệ động viên học sinh, sinh viên thông qua các
gương người tốt việc tốt. Tổ chức tuyên dương khen thưởng, lan toả rộng rãi kịp
thời những gương học sinh, sinh viên có hành động đẹp, ý nghĩa; chú trọng nhân
rộng những cách làm mới, sáng tạo để học sinh, sinh viên trên cả nước noi theo.
Từ tự hào truyền thống là cơ sở để nêu cao lòng yêu nước, tự hào
truyền thống quê hương, là động lực để cùng đoàn kết, không ngừng nỗ lực, góp
phần xây dựng quê hương, đất nước; phát huy
tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” .
Tích cực tổ chức hoạt động phong trào, Đặc biệt, kinh nghiệm trong
đại dịch Covid-19, cùng thế giới chung tay phòng chống dịch, trong nước sinh viên
là một lực lượng quan trọng, đóng góp các phần việc ý nghĩa, thiết thực, vận
động trao tặng các nhu yếu phẩm, thực phẩm phục vụ bà con tại các khu cách ly,
bằng nhiều hình thức tuyên truyền về phòng dịch, sáng tác các ấn phẩm văn hóa
nghệ thuật để cổ động các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; thông qua được
tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội, vì cuộc sống
cộng đồng, từ giáo dục truyền thống cách mạng sẽ bồi đắp, hun đúc trong tâm hồn
các em những lý tưởng sống, tình yêu thương nhân loại, đồng bào và thể hiện nó
thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn, phát
động, quyên góp trao tặng các phần quà giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, thương binh liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng; tham gia vào các phần việc hỗ
trợ người dân giằng chéo nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, khắc phục hậu quả lũ lụt…
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét