Là người đầu tiên đặt nền móng cho nền báo chí cách
mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi cây bút là vũ khí sắc bén trên mặt
trận tư tưởng. Cũng vì hiểu rõ vai trò quan trọng của báo chí trong việc định
hướng, phục vụ công tác tư tưởng nên Người dành sự quan tâm rất lớn đối với
nghiệp vụ của người làm báo. Các thế hệ nhà báo Việt Nam; Mỗi khi viết một bài báo thì tự đặt câu hỏi: Viết cho
ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc”.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác lại nhắc nhở: Người tuyên truyền bao
giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?
Xuất phát từ vai trò của báo chí, tin tức ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối
với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
Báo chí,
tin tức có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất
nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn
hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Ngược lại báo trí, và thông tin cũng là mảnh
đất mầu mỡ đê các thế lực phản động lợi dụng, viết và tuyên truyền sai, bóp méo
sự thật. từ những sự việc rất đời thường nhưng chúng đã lợi dụng, tuyên truyền
kích động, tạo nên những dư luận xấu lôi kéo đông đảo người xem, gây tâm lí
hoang mang, mất lòng tin vào Đảng và con đương đi lên XHCN.
Do vậy để bài viết được đông đảo người đón
nhận, tạo hiệu quả tích cực có giá trị xây dựng và đấu tranh thì không chỉ chú
trọng đến số lượng mà còn phải chú trọng đến chất lượng, bài viết phải gần gũi
và thân thiện với người đọc, để hướng đến nhu cầu của người đọc chứ không phải
là người viết.
Vì cách mạng, vì Đảng, vì nhân dân - đó vừa là
mục đích, vừa là điều kiện, vừa là tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động; đó cũng
là tính đảng của báo chí, là biểu hiện sự trung thành của báo chí đối với Đảng,
là cống hiến của báo chí vào sự nghiệp vĩ đại của Đảng. Để bài viết thực hiện
đắc lực cho cách mạng, phục vụ tốt nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tức là
Đảng đã làm tốt vai trò lãnh đạo báo chí.
Trả lời cho câu hỏi viết cho ai? Đối tượng của
bài viết là đại đa số dân chúng, vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ
hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài; viết “phục vụ nhân
dân” thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng. Vì
vậy, Người nhắc nhở: “Bác biết các chú văn hay chữ tốt, nhưng dù sao, nhân dân
trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh có thể giúp cho các chú tiến
bộ hơn. Không riêng gì viết sách viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải
coi trọng ý kiến của nhân dân”.
Viết như thế nào? Trên cơ sở quán triệt và vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Trong suốt quá trình
đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của Đảng, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt báo
chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; coi trọng phát tiển toàn
diện báo chí, coi báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, người viết phải có lập trường
chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những
việc khác mới đúng được.
Để viết cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
đòi hỏi phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và bảo vệ, phát triển tiếng
nói của dân tộc. Người căn dặn các nhà báo phải có trách nhiệm đừng để cho
tiếng mẹ đẻ của chúng ta mỗi ngày mai một đi. Bác chỉ ra 5 cách tìm tài liệu để
viết: “Nghe: lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy
tài liệu mà viết; Hỏi: hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những
việc, những tình hình ở các nơi; Thấy: mình phải đi đến, xem xét mà thấy; Xem:
xem báo chí, xem sách vở, xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài; Ghi:
những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng mà
viết, có khi xem mấy tờ báo mà chỉ được một tài liệu thôi. Tìm tài liệu cũng
như những công tác khác, phải chịu khó”.
Bác còn chỉ rõ: “Phải tránh cái lối viết rau
muống, nghĩa là lằng nhằng, tràng giang đại hải, làm cho người xem như là chắt
chắt vào rừng xanh”. Tuy nhiên, viết gọn gàng, vắn tắt không phải là cụt đầu,
cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi, ngắn gọn dễ nhớ, dễ hiểu, mà lại lôi cuốn
người đọc mới là hay, tuy là vậy nhưng không hề dễ đòi hỏi tất cả chúng ta cần
phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét