Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

 

KHÔNG THỂ NĐÁNH ĐỒNG GIỮA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VỚI TÔN GIÁO VÀ ĐẤT ĐAI, TỪ BẢN ÁN THỨC TỈNH Ở ĐẮK LẮK


Gần đây, phiên tòa xét xử vụ án nhóm khủng bố tại Đắk Lắk được đưa ra xét xử công khai và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, song các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội. Trên trang “Bbctiengviet”, Đặng Đình Mạnh cho rằng, phiên tòa xét sử vụ án nổ súng tấn công trụ sở chính quyền xã tại tỉnh Đắk Lắk một lần nữa khơi lại những mâu thuẫn tích tụ lâu nay ở Tây Nguyên. Áp dụng hình thức xét xử lưu động đối với phiên tòa này cũng là điều đáng nói. Y rêu rao rằng, vụ án “không phải là khủng bố mà là sự phản kháng của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên chống lại sự áp bức của chính quyền”; sự đàn áp của chính quyền đối với đồng bào người Thượng thể hiện rõ nét nhất qua hai lĩnh vực: Tôn giáo và đất đai. Với những luận điệu đó, y đã cố tình xuyên tạc, cắt xén, nhào nặn rồi dựng lên câu chuyện không có thật nhằm mục tiêu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, chống phá chính quyền. Chúng ta cần phải hiểu cho đúng phiên tòa xét xử vụ án nhóm khủng bố tại Đắk Lắk trên những vấn đề sau:

1. Về cáo trạng

Từ ngày 16/1 đến ngày 20/1/2024 tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, khủng bố, tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, che giấu tội phạm” tại Đắk Lắk. Vụ án có 100 bị cáo, trong đó có 53 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; 39 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố”; 1 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”; 1 bị cáo về tội “Che giấu tội phạm”. Ngoài ra, có 6 bị cáo ở nước ngoài (Y Mút Mlô, Y Bút Êban, Y Niên Êya, Y Čik Niê, Y Chanh Byă và Y Quynh Bdap) bị xét xử vắng mặt về tội “Khủng bố”.

Bản cáo trạng nêu rõ, vào đêm ngày 10/6 rạng sáng ngày 11/6/2023 nhóm đối tượng mang theo súng, đạn, bom xăng, dao, búa…tấn công vào trụ sở 2 xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur huyện Cư Kuin tỉnh Đắck Lắk làm chết 9 người, nhiều người khác bị thương. Mục đích tấn công vũ trang của nhóm này là khủng bố để lật đổ chính quyền nhân dân lập nên “Nhà nước Đêga”. Những kẻ cầm đầu trong vụ án đều là những kẻ tham gia các tổ chức phản động từ Mỹ và Thái Lan xuất, nhập cảnh trái phép về Việt Nam, móc nối với các phần tử cốt cán của chúng ở các tỉnh vùng Tây nguyên trực tiếp tổ chức, chỉ huy khủng bố. Điển hình là những tên Y Mút Mlô, Y Quynh Bdap,Y Sôl Niê và một số khác. Trong quá trình xét xử các bị cáo đều tỏ ra ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, xin lỗi Đảng, Nhà nước, xin lỗi những gia đình bị hại và xin được giảm án. Đáng chú ý, hầu hết các bị cáo đều khai do thiếu hiểu biết, có những khó khăn về đời sống kinh tế, vướng mắc trong đời sống cá nhân nên một số đối tượng là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã bị các đối tượng phản động, lưu vong dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền, kích động, lôi kéo, đe dọa tham gia vào nhóm khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga”. Tất cả các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn, hối hận. Các bị cáo chủ mưu cũng thừa nhận hành vi chủ mưu, lên kế hoạch, trực tiếp thực hiện việc lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa người khác thực hiện hành vi phạm tội.

2. Vụ án mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận trong nước và nước ngoài hết sức quan tâm, bởi đây là vụ án xét xử tội khủng bố vũ trang có tổ chức. Đối tượng cầm đầu là những phần tử lưu vong từ Mỹ xuất, nhập cảnh trái phép trực tiếp chỉ huy. Đối tượng bị lôi kéo là hầu hết người dân tộc thiểu số các tỉnh Tây nguyên. Tội ác nổ súng, giết người, phá hoại tài sản man rợ. Mục đích tấn công vũ trang của nhóm này là khủng bố để lật đổ chính quyền nhân dân lập nên “Nhà nước Đêga”. Với tính chất đặc biệt nghiêm trọng này dư luận xã hội đã tỏ thái độ phẫn nộ và đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh, thỏa đáng. Chiếu theo Bộ luật hình sự, các bị cáo, nhất là những kẻ cầm đầu đều đáng phải chịu mức án cao nhất.

3. Nhân dân ta, nhất là đồng bào các tỉnh Tây Nguyên đều thấy rõ hơn chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của cán bộ, người dân, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga”. Nhưng sau khi xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ và với chính sách khoan hồng, Tòa xét xử và nghị án tuyên phạt 10 người trong 100 bị cáo, những bị cáo cầm đầu mức án chung thân (không có án tử hình). Các bị cáo còn lại tuyên án từ 9 tháng tù đến 20 năm tù và bồi thường thiệt hại do bị cáo đã gây ra, truy nã đặc biệt 6 đối tượng bỏ trốn.

4. Luận điệu thù địch về vấn đề tôn giáo và đất đai

Trái ngược với thực tế diễn ra trong vụ án, các lực lượng thù địch và những kẻ phản quốc lại ra sức xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu khống Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Chúng tung tin thất thiệt, vu cáo, bênh vực cho tội phản quốc của những kẻ khủng bố. Chúng cho rằng, nguyên nhân của vụ khủng bố đồng bào Thượng, đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên là do chính quyền đưa người kinh đến cướp hết đất đai, không còn đất để sản xuất nên trở nên nghèo đói, bị chính quyền ngăn cản, đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống. Thậm chí một số kẻ còn vu khống rằng quyền tự do tôn giáo chưa bao giờ tồn tại ở Việt Nam… Đây là những luân điệu, thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia cắt đất nước, muốn tách Tây nguyên ra khỏi Việt Nam, thành lập cái gọi là nhà nước “Đêga” như mục đích của các đối tương cầm đầu cuộc khủng bố vừa bị xét xử này.

Vụ án đã khép lại, dư luận trong và ngoài nước đều cho rằng, việc xét xử nghiêm minh những kẻ khủng bố là cách trả lời đanh thép nhất đối với lực lượng thù địch, những kẻ phản quốc, góp phần vạch trần bản chất chống phá, lừa bịp của chúng. Vụ án này thêm một lần nữa, chính sách khoan hồng, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta được tỏa sáng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững bền và không luận điệu nào có thể phủ nhận. Vụ án Đắk Lắk cũng đã thức tỉnh mạnh mẽ lương tri của người Việt Nam yêu nước có trách nhiệm hành động vì tình yêu cuộc sống và hạnh phúc con người./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét