XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÊU GƯƠNG CỦA
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Xây dựng Đảng về đạo đức là hoạt động của các
tổ chức đảng, đảng viên về xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức cách mạng;
giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ đảng viên, tạo sự thống nhất trong nhận
thức, nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng;
đấu tranh chống nhận thức và hành động phi đạo đức và các quan điểm sai trái, về
đạo đức, lối sống, góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của
dân tộc, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Xây dựng Đảng về đạo đức luôn được Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng hết sức coi trọng, là yêu cầu quan trọng để nâng cao năng lực
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta. Từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn
quan tâm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng ta thực sự là đạo đức, là
văn minh, trong đó chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức đối với cả tổ chức đảng
và đảng viên. Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhận thức, đường lối,
chủ trương, chính sách và giải pháp trong xây dựng Đảng về đạo đức ngày càng được
bổ sung, hoàn thiện.
Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã thường xuyên cảnh báo, nhắc nhở, răn dạy cán bộ, đảng viên về đạo
đức cách mạng bằng rất nhiều bài phát biểu, bài viết trên báo. Đặc biệt, tại Lễ
kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Người khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là
văn minh”; và trong “Di chúc”, vấn đề đạo đức cách mạng được thể hiện trong những
lời căn dặn căn cốt nhất về xây dựng Đảng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[1].
Tuy vậy, từ khi thống nhất đất nước, Đảng cầm
quyền trên phạm vi cả nước, vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng lại chưa được đặt
xứng tầm. Tại Đại hội IV (năm 1976) Đảng ta mới chỉ xác định phương châm “phải
xây dựng Đảng vững mạnh về cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức”[2]. Công
tác giáo dục, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thường chỉ được đề cập một
cách khiêm tốn trong nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng. Thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng, từ Đại hội VI của Đảng đến nay, trong các Văn kiện Đại hội, Đảng
ta luôn đề cập đến tình trạng suy thoái về đạo đức của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, coi đó là một trong 4 nguy cơ đe dọa đến vai trò lãnh đạo của
một đảng cầm quyền. Vì thế, tại Đại hội XII của Đảng, vấn đề xây dựng Đảng về đạo
đức lần đầu tiên được nhắc đến với tư cách là “mặt thứ tư” trong công tác xây dựng
Đảng để trở thành một chỉnh thể: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”[3].
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, và từ thực tiễn
cách mạng Việt Nam cho thấy việc nêu gương của cán bộ, đảng viên là vấn đề hết
sức quan trọng trong xây dựng Đảng về đạo đức. Nêu gương gắn liền với chủ thể
và hành động của chủ thể, tạo ra ảnh hưởng tích cực tới các chủ thể khác, từ cá
nhân tới xã hội, thúc đẩy sự noi gương, học tập và làm theo các tấm gương điển
hình của các cá nhân, tập thể khác, làm cho người tốt lên, việc tốt lên, thực
chất chứ không hình thức; làm thường xuyên, bền bỉ như một nhu cầu văn hoá chứ
không nhất thời, thiết thực, hiệu quả chứ không phù phiếm, khoa trương. Từ khi
lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đến nay, vấn đề nêu gương luôn được Đảng ta quan tâm
lãnh đạo, Đảng đã ban hành nhiều quy định, Nghị quyết, hướng dẫn về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên: Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban
Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một
số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy
định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban
Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021
của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm …
Nêu gương phải được coi là bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời phải có
tính tự giác, tự nguyện, trở thành một nhu cầu văn hoá trong lẽ sống, lối sống
và nếp sống hàng ngày của mỗi người, trước hết là của cán bộ, đảng viên; chức vụ
càng cao càng phải gương mẫu; đảng viên tự giác nêu gương để thể hiện rõ vai
trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng.
Cùng với nêu gương, Đảng ta hết sức quan tâm đến
công tác xây dựng đạo đức cách mạng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng
đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quy định, hướng dẫn về công tác giáo dục đạo đức
cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Đảng “Chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu
gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; thực hiện nghiêm các quy
định nêu gương của Đảng, quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng
viên không được làm, cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải tiên phong, gương mẫu…”[4].
Đảng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có lý tưởng cách mạng, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ dù ở vị trí
nào cũng phải luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm, “đúng vai, thuộc bài”, thật sự
chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với nhân dân,
được nhân dân tín nhiệm.
Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới
18
Tháng Một, 2024 Ngân Hà 0 Comments
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các triều đại
phong kiến Việt Nam đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân
trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo khẳng định:
Ý chí của nhân dân chính là thành trì vững chắc nhất để giữ nước. Nguyễn Trãi lấy
tư tưởng “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” làm nền tảng để phát
huy tối đa sức mạnh của nhân dân, đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi vẻ
vang. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào
dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc
nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Trung thành vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống đại đoàn
kết của dân tộc, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc
là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết
toàn dân tộc được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc. Nền tảng của sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Đồng thời, sức mạnh ấy được tạo nên từ mối
quan hệ bền chặt giữa Đảng và nhân dân; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ. Đó còn là sự đoàn kết trong Đảng, giữa các giai tầng xã hội, cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa
người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là sự đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và
nhân dân yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình mới, khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang đứng
trước những thách thức mới. Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận
nhân dân chưa vững chắc. Việc tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các đoàn thể,
các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo,
đồng bào dân tộc thiểu số… Để kịp thời khắc phục những tồn tại trên, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày
24/11/2023, Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Nghị quyết xác định mục
tiêu: “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường
dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam
là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến
năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Hiện thực hóa mục tiêu đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần
chủ động tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập và quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội
dung cốt lõi của Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Triển khai thực
hiện Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của
cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời làm tốt một số nội dung biện pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, học
tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về đại đoàn kết dân tộc; về vị trí, tầm quan trọng của phát huy truyền thống, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới. Từ đó, tạo chuyển biến mạnh
mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và hệ thống chính
trị, của cán bộ, đảng viên, và nhân dân về củng cố, tăng cường và phát huy truyền
thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, kiên quyết, kiên trì thực hiện công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh
theo các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII và Kết luận số 21-KL/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; củng cố, tăng
cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng với nhân dân.
Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
do Đảng lãnh đạo. Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách về phát huy truyền
thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới. Xây dựng, ban
hành chính sách, pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của
nhân dân và giải quyết hài hoà lợi ích trong xã hội.
Bốn là, thực hiện tốt công tác nắm bắt dư luận
xã hội, chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp, kịp thời giải quyết những tâm tư,
nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phát huy vai trò của người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo góp
phần tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận xã hội, động viên nhân dân tham gia
tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối
ngoại của địa phương, đất nước; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh.
Năm là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng cơ chế phù hợp để nhân
dân tham gia ý kiến vào quá trình hoạch định chính sách, quyết định những vấn đề
lớn và quan trọng của đất nước, những vấn đề có liên quan mật thiết đến cuộc sống
của người dân. Các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước nêu cao tinh thần cầu
thị, tiếp thu, trách nhiệm thông tin, giải trình của các cơ quan nhà nước đối với
những kiến nghị, đề xuất của nhân dân theo quy định.
Cùng với triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của
Trung ương, nhân dân ta cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những luận điệu
vu khống, xuyên tạc của các phần tử cơ hội, phản động muốn phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân, nhằm làm cho đất nước ta, dân tộc ta suy yếu “từ bên trong”.
Trong bối cảnh phức tạp của tình hình hiện nay, chỉ có “đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết” mới tạo nên sức mạnh vô địch, giúp dân tộc ta, đất nước ta vượt qua mọi
khó khăn, thách thức để phát triển toàn diện, bền vững./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét