ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI,
THÙ ĐỊCH TRÊN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Tác
giả: Đỗ Thành Đạt
Đơn
vị: Bếp ăn, Văn phòng
Tóm tắt: Hiện nay,
không gian mạng đã được các thế lực thù địch tận dụng triệt đê trong việc đưa
ra những quan điêm sai trái, thù địch nhằm chống phá Đàng và Nhà nước Việt Nam.
Nén táng mạng xã hội được sử dụng đông đáo nhất ở Việt Nam là Facebook. Bài
viêt đê xuất một so giải pháp nhận diện, đấu tranh phán bác các quan điểm xuyên
tạc, sai trái, thù địch, chòng phá Đàng, Nhà nước và bảo vệ nền táng tư tưởng
cùa Đàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook.
Từ khóa: Đau tranh
phản bác các quan diem sai trái, thù địch; mạng xã hội Facebook.
Đặt Vấn đề
Ở
Việt Nam hiện nay, Facebook là nền tảng mạng xã hội có sổ lượng người sử dụng
cao nhất, đặc biệt là giới trẻ. Các thế lực thù địch tận dụng tối đa mạng xã
hội Facebook để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Điều đó đòi hỏi cần xác
định rõ thủ đoạn, nội dung và phương thức cũng như thực trạng đấu tranh phản
bác các quan điểm thù địch trên không gian mạng ở Việt Nam hiện nay, từ đó có
giải pháp hiệu quả đấu tranh.
Các quan điểm sai
trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước trên nền tảng mạng xã hội Facebook
Mạng
xã hội là một nển tảng trực tuyến mà ở đó cho phép mọi người tham gia xây dựng,
sử dụng và phát triển mạng xã hội, hoặc các mối quan hệ xã hội dựa trên những
người có cùng sở thích cá nhân, nghề nghiệp, hoạt động, xuất thân hoặc kết nối
ngoài đời thực [3, tr.745-750]. Tận dụng những lợi thẽ của mạng xã hội, các thế
lực thù địch xây dựng kênh thông tin, truyền tải và chia sẻ nội dung xấu độc,
lôi kéo, kích động sự thù địch, phản động, nhằm thực hiện các mục tiêu “diễn
biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam.
Hiện
nay, ở Việt Nam mạng xã hội Facebook là nến tảng có sổ lượng người tham gia
đông đảo nhất, tính đến tháng 6/2020, có 69.280.000 người dùng sử dụng, chiếm
70,1% dần số, và chủ yếu là độ tuổi còn khá trẻ từ 18 - 34 tuổi (hơn 23 triệu
người). Việt Nam là nước đứng thứ 7 thế giới (sau Ãn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil,
Mexico và Philippines) về số lượng người dùng Facebook [2].
Trên
mạng xã hội Facebook, các thế lực thù địch thường xuyên đưa ra những luận điệu
sai trái về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh, phủ nhận sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận thành tựu trong 35 năm đổi mới đất nước.
Thông
qua các trang mạng xã hội Facebook, các kênh phát thanh, truyển hình thù địch ở
nước ngoài, như RFA, VOA, BBC, RFA đã thường xuyên xuyên tạc đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, chống phá Đảng, Nhà nước và lực lượng
quân đội, công an; tăng cường lôi kéo các phần tử cơ hội chính trị để chống phá
Đảng và Nhà nước.
Ngoài
ra, các thê lực thù địch còn tuyên truyền, kích động, gầy hoang mang trong dư
luận xã hội. Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thê lực thù địch ra sức đưa
tin về tình hình nhân sự của Đại hội, xuyên tạc, bôi nhọ những đông chí có tên
trong danh sách báu cử Đạí hội Đảng các cấp, nhất là nhân sự cấp chiến lược của
Bộ chính trị, Ban Bí thư. Trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và
đại biểu Hội đông nhân dần các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành vào ngày
23-5-2021, các thế lực thù địch đưa ra những bình luận, nhận xét thiếu trung
thực, phiến diện, kích động tư tưởng hoài nghi vể công tác bầu cử. Khi Kỳ họp
thứ nhất, Quốc hội khoá XV đang diễn ra, các trang, các tài khoản trên Facebook
như “Tinh Hoa Hoa Kỳ”, “Hoa Kỳ trở lại”, “Luật sư Nguyễn Văn Đài”, “Đài Á châu
Tự do”, “Tiêu điểm”... đã tung tin không chính xác, xuyên tạc, bóp méo về công
tác tó chức của kỳ họp.
Trong
bối cảnh đại dịch COVID-19, các thê' lực thù địch nhất là trang “Việt Tần” đã
đưa ra nhiều bài viết xuyên tạc vể thực trạng vaccine tại Việt Nam để chống phá
Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, chúng thường xuyên đăng tải, cắt ghép nội dung và
thời lượng các video clip vế hoạt động kiểm tra, phòng dịch của các cơ quan
chức năng, bôi nhọ bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân. Họ thường xuyên
đăng tải các hình ảnh cắt ghép những người yếu thế trong xã hội trong mùa dịch
với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, để xuyên tạc Đảng và Nhà nước không chăm lo
thiết thực cho nhân dân, thực hiện chính sách phong tỏa, làm cho nhiều người
lao động không đi làm, không có tiền để trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước...
cấm chợ, bắt nhân dần phải vào siêu thị mua.
Những
luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, với các thông tin sai
trái, phiến diện, chưa được kiểm chứng hoặc thông tin về những vụ việc còn
trong quá trình điểu tra, chưa có kết luận chính thức được đăng tải, phát tán
trên nền tảng mạng xã hội Facebook, đã làm cho một bộ phận không nhỏ dư luận có
tầm lý hoang mang, phản ứng trái chiếu, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch
chống phá nhằm gầy mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điểu đó đặt
ra cho toàn Đảng, toàn dân phải phát huy mọi lực lượng và trí tuệ, phòng chống
những luận điệu sai trái, thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dần tộc,
khơi dậy sức mạnh của dân tộc, phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành một
nước phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập cao.
Đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trên nền tảng mạng xã hội Facebook
Trước
thực trạng khai thác mạng xã hội phục vụ mục tiêu chống phá của các thế lực thù
địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số chủ trương, chính sách nhận
diện, phản bác những thông tin xấu, độc, những quan điểm sai trái, thù địch, từ
đó đẩy lùi tác động của nó đối với nhận thức và hành động của mỗi người. Thời
kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chuyên
để vể bảo vệ nền tảng của Đảng, xác định nhũng vần để cơ bản và trọng tầm trong
việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt là Nghị
quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) vế “Tăng cường
bảo vệ nển tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trong tình hình mới”. Tại Kỳ họp thứ 5, ngày 12-6-2018, Qụốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa xrv đã thông qua Luật số 24/2018/QH14
Luật An ninh mạng “quy định vế hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan” [4, tr.42]. Luật An ninh mạng ra đời nhằm phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xầm phạm an ninh mạng, bảo đảm các hoạt
động trên không gian mạng không gây ra phương hại đến an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc
biệt, Điểu 8 và Điều 16 đã quy định rõ những điểu cấm trên không gian mạng,
nhằm ngăn chặn các thông tin xấu độc, các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các
the lực thù địch[4, tr.47, 55].
Quán
triệt chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 35-NQ/TW và bám sát Luật An minh
mạng năm 2018, lực lượng công an nhân dân đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương thường xuyên nhận diện và
đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, những luận điệu xuyên tạc, sai trái
trên mạng xã hội Facebook Đặc biệt, lực lượng an ninh mạng các cấp đã theo dõi,
điểu tra và hướng dẫn bảo đảm môi trường lành mạnh trên không gian mạng xã hội,
nhất là nền tảng Facebook, ngăn ngừa và xử lý các thông tin xấu độc, xuyên tạc.
Các
lực lượng chức năng đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dần tham gia trong
việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, và đã nỏ lực đổi mới
nội dung và phương pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên nển
tảng Facebook. Nhờ đó, Bộ Công an đã xử lý hàng triệu tin, bài viết có nội dung
xấu độc trên không gian mạng, đổng thời phối hợp với các lực lượng liên quan
xác minh, đấu tranh, xử lý hơn 1.300 đối tượng xuyên tạc về tình hình dịch bệnh
COVTD-19, công kích, phủ nhận về công tác lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điểu
hành của Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh[s, tr.33-37].
Bên
cạnh những thành công đạt được, việc đấu tranh phản bác lại các luận điệu xuyên
tạc, sai trái trên Facebook còn chưa thường xuyên, chưa có sự phong phú về cách
thức truyền tải và chưa có sức lan tỏa, cổ động đấu tranh của nhân dần. Một số
cơ quan chức năng còn thiếu chủ động trong việc nhận diện và kiên quyết đấu
tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái của các thê lực thù địch. Đổng
thời chưa có cách thức và biện pháp cụ thể tạo nên sức thuyết phục để gầy dựng
niềm tin và bổ túc kiến thức để nhân dân đấu tranh phản bác các thông tin xấu
độc, sai trái trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, các tài khoản cá nhân và
trang mạng Facebook hoạt động chống phá, thù địch đểu chủ yéu ở nước ngoài, nằm
ngoài phạm vi điểu chỉnh của Luật an ninh mạng 2018, nên đã tạo ra những khó
khăn cho lực lượng an ninh mạng trong việc truy xuất, ngăn chặn thông tin xấu
độc, và công tác quản lý, xử lý các tài khoản và trang mạng Facebook
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên nền tảng mạng xã hội
Facebook
Một
ỉà) tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của
cơ quan quản lý các cấp trong việc nhận diện và đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái trên nền tảng Facebook Cần đưa nhiệm vụ
đấu tranh vào nghị quyết, chỉ thị chuyên để của các cấp ủy đảng trong “các hoạt
động sinh hoạt của tổ chức đảng, sát với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị. Xây dựng các chương trình, kế hoạch đấu tranh bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng” trên không gian mạng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập
trung đến nền tảng mạng xã hội Facebook. Huy động sự vào cuộc của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tham gia vào công tác phòng chống
luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái trên mạng xã hội Facebook cũng như
hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị cho nhân dân, bảo đảm sự tin tưởng
của nhân dần vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Lực lượng
công an nhân dân phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và thực hiện tốt công
tác bảo vệ chính trị nội bộ, nắm vững lý luận để kiên quyết đấu tranh phản bác
các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Phải
thường xuyên kiểm tra, giám sát, cũng như làm tốt công tác sơ kết và tổng kết
hoạt động đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch, từ đó đúc rút kinh nghiệm để vận dụng trong giai đoạn
tiếp theo. Liên kết với nển tảng Facebook, loại bỏ các luận điệu xuyên tạc, các
quan điểm sai trái từ nước ngoài đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm bộ phận quản
lý nến tảng Facebook ở Việt Nam khi để lọt thông tin xấu độc vào không gian
mạng của Việt Nam.
Hai
là, nâng cao nhận thức, chủ động nhận diện và đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trên nền tảng mạng xã hội Facebook cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, trước hết, cần
phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp trong tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần tích cực, chủ
động cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dần trong đấu tranh phòng, chống
các luận điệu xuyên tạc, sai trái. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, chính sách pháp luật Nhà nước; tập trung xây dựng bản lĩnh chính
trị vững vàng, giáo dục lòng yêu nước, ý chí chiến đấu và rèn luyện đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quấn chúng trong đơn vị. Nâng cao hoạt động
nghiên cứu để làm rõ cơ sở khoa học cho những đường lối, chủ trương của Đảng,
từ đó giải thích thấu đáo, thuyết phục những vấn đề mới nảy sinh.
Ba
là, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm các hoạt động xuyên
tạc, sai trái của các thế lực thù địch để đấu tranh ngăn chặn. Sử dụng tổng hợp
các lực lượng, phương tiện, biện pháp công tác, thường xuyên rà soát, lên danh
sách các trang Facebook có nội dung chống phá, các tài khoản cá nhân viết bài
(có tên thật hoặc nickname, bút danh); từ đó khai thác thông tin để xác định
đối tượng sở hữu, quản lý, viết bài và đề xuất biện pháp đấu tranh, xử lý. Đồng
thời, phản bác những nội dung xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch bằng
những minh chứng thực tiễn, các cấp ủy, chính quyển cẩn phải kết hợp chặt chẽ
với cơ quan điéu tra để kịp thời nhận diện phương thức, thủ đoạn mới, phát hiện
cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điểu hành các trang Facebook thường xuyên
đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Bốn
là, đổi mới nội dung và cách thức đấu tranh phản bác luận điệu
xuyên tạc, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước huy động sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng. Cần đa dạng hóa các phương pháp đấu tranh phản bác theo các
hướng như: Thiết lập và sử dụng các trang, diễn đàn trên nền tảng Facebook để
đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyển, giáo dục các quan điểm, chủ
trương chính thống, định hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành đấu tranh phản
bác. Đồng thời xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên đưa tin, viết bài,
bình luận; nâng cao chất lượng bài viết đấu tranh phản bác với luận cứ khoa
học, tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp phản bác trực diện và
gián tiếp đối với các luận điệu xuyên tạc, sai trái.
Nãm
là, đẩy mạnh các hoạt động trên Facebook của báo chí và truyển
thông để phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch và xem đây là một trong
những công cụ sắc bén trong công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù
địch. Khẳng định giá trị bển vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hổ Chí
Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng, tính đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam; khẳng định những thành tựu, và thẳng thắn thừa nhận một sỗ hạn
chế, từ đó rút ra kinh nghiệm trong sự lãnh đạo của Đảng.
Sáu
là, xây dựng, hoàn thiện hàng rào kỹ thuật xét duyệt nhằm báo xấu,
ngăn chặn, gỡ bỏ các tin xẩu, độc tuyên truyển trên mạng xã hội Facebook; đặc
biệt, có các biện pháp quản lý nhà nước nhằm đấu tranh với các tập đoàn xuyên
biên giới, trong đó có Facebook trong việc sàng lọc, rà soát thông tin trước
khi đăng tải, hoặc lan truyền sang chủ quyển không gian mạng của Việt Nam...
Kết
luận
Đấu
tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên mạng xã hội Facebook là
cuộc đấu tranh lầu dài, nhiểu khó khăn, thách thức đối với toàn Đảng, toàn dân,
nhất là lực lượng an ninh mạng. Để thực hiện hiệu quả công tác phản bác các
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước cần tăng cường
sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của cơ quan chính trị các cấp và
lực lượng an ninh mạng; nâng cao nhận thức, chủ động nhận diện và phản bác các
luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên nền tảng Facebook cho toàn dần,
nhất là cán bộ, đảng viên và lực lượng an ninh mạng; đổi mới nội dung và phương
thức hoạt động đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch;
đắy mạnh các hoạt động trên Facebook của báo chí, truyền thông để bảo vệ nển
tảng tư tưởng của Đảng; đồng thời, xây dựng, hoàn thiện hàng rào kỹ thuật xét
duyệt nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội Facebook
Tài liệu
tham khảo:
[1]
Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh (2019), Kiên định, bảo vệ nền tảng tư tưởng cùa
Đáng, đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
[2]
Hải Ninh, So liệu
thong ké: Việt Nam có 69.280.000 người sữ dụng Facebook, https://vietnamnet.vn
[3]
J.A. Obar & s. Wildman
(2015), Social media definition and the governance challenge: An introduction
to the special issue, Telecommunications Policy,
No. 39 (9).
[4]
Quốc hội, “Luật số
24/2018/QH14 Luật an ninh mạng”, Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, số 775+776, 2018.
[5]
Phạm Hồng Quý (2021), Luật
An ninh mạng với việc bảo vệ nền tàng tư tưởng của Đảng, Tạp chí Giáo dục lý
luận, Số 6 (324).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét