Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

 

VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 

Loại hình viết: Báo in

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã chỉ ra con đường cách mạng giải phóng giai cấp vô sản giải phóng dân tộc ở các nước tư bản và thuộc địa, xây dựng được mô hình xã hội chủ nghĩa ở nước tư bản và nước thuộc địa. Đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sứ mệnh của giai cấp vô sản. Cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng tháng 8 Việt Nam thành công là tấm gương sáng cho cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới, phản bác các luận điểm phủ nhận, hạ thấp vai trò và ý nghĩa thời đại của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để bảo vệ con đường phát triển tiến bộ của lịch sử loài người.

Lãnh tụ Các – Mác

(1818 – 1883)

Vào khoảng giữa thế kỷ XIX các nước tư bản chủ nghĩa qua mấy thế kỷ phát triển đã xâm chiếm nô dịch hầu khắp các nước trên thế giới. Riêng nước Anh đã tự nhận “Mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh”, là nước chiếm nhiều thuộc địa ở các châu lục. Dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và các tầng lớp lao động ở chính quốc, nhât là ở các nước  thuộc địa đều bị đàn áp bóc lột, dẫn đếnc cơ cực, bần cùng, đói rách “Kiếp người cơm vãi cơm rơi, biết đâu nẻo đất phương trời mà đi”.

Trước đòi hỏi tất yếu của lịch sử, Chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp theo là tư tưởng Hồ Chí Minh đã ra đời và soi sáng con đường cách mạng để giải phóng giai cấp vô sản ở các nước tư bản và giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh do các lãnh tụ thiên tài với những cống hiến vĩ đại sáng tạo ra.

1. Vai trò và ý nghĩa thời đại của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Lần đầu tiên chỉ ra con đường đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp vô sản ở các nước tư bản và đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Xây dựng được mô hình hiện thực nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ở một nước tư bản chủ nghĩa.

Để thực hiện hoài bão giải phóng giai cấp, giải phóng loài người, Các Mác (Kard Marx, sinh năm 1818) đã có 3 phát minh vĩ đại: Tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (quy luật giá trị thặng dư); Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

Khác với triết học cổ điển, triết học duy vật biện chứng của Các Mác đã phủ định mọi thứ triết học duy tâm, siêu hình, thế giới do thần linh sáng tạo, vĩnh hằng. Còn khi vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu lĩnh vực xã hội, Các Mác đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ ra quy luật phát triển lịch sử loài người. Trên cơ sở triết học Mác xít chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), khi nghiên cứu nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản, Các Mác đã chỉ ra quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong của nền kinh tế này. Đây là nền tảng chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp công nhân và loài người khỏi bóc lột, bần cùng.

Người bạn, người đồng chí cùng chí hướng với Các Mác là Phri–đrích Ăngghen (Friedrich Engels, sinh năm 1820), đã nghiên cứu kế thừa những tư tưởng tiến bộ của loài người như: triết học Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp và tổng kết thực tiễn thời đại mình đang sống. Ph.Ăngghen cùng Các Mác đã xây dựng nên học thuyết Mác khoa học, cách mạng, triệt để, giải đáp được nhiều vấn đề thực tiễn nhân loại đặt ra. Trong đó khẳng định lực lượng xã hội sáng tạo ra xã hội mới chính là giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Giai cấp công nhân cần tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng để lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. do đó, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.

Lãnh tụ Lênin

1870  - 1924

Tiếp thu sự nghiệp của Các Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lê nin (Vơlađimia Ilích Lênin sinh 1870); dựa trên những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của nước Nga tư bản chủ nghĩa để lãnh đạo giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 (Theo lịch Nga ngày 07/11/1917) mở ra thời đại mới hiện thực trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cách mạng tháng 10 do Lê nin và Đảng cộng sản Nga (Đảng Bôn Sê Vích nga) chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, là cuộc cách mạng đầu tiên theo con đường cách mạng vô sản, thể hiện được khối sức mạnh đoàn kết công– nông – binh và các tầng lớp trung gian của nước Nga, để lật đổ chính quyền tư sản (Sa Hoàng), giải phóng các giai cấp, các tầng lớp xã hội bị bóc lộc áp bức, xây dựng  chính quyền Xô Viết do công– nông – binh – trí thức làm chủ. Cách mạng tháng 10 đã tạo nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản được thiết lập trên 1/6 diện tích trái đất, là mô hình xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

V.I. Lê nin còn là người vạch ra con đường giải phóng các nước thuộc địa, đó là “Bàn luận cương về vấn đề dân tộc, và thuộc địa”.

2. Vai trò và ý nghĩa thời đại tư tưởng Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam, một nước thuộc địa phong kiến, đất không rộng, không đông, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau này là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, nêu tấm gương sáng trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

Kể từ khi thực dân Pháp nổ súng tiến công xâm lược vào Đà Nẵng (1858) và tiếp sau đó là thôn tính toàn bộ nước ta với tên gọi Xứ An Nam thuộc địa. Dân tộc ta chìm đắm trong đêm trường nô lệ, người dân bị bóc lột, đọa đầy, nghèo khổ. “Bản thân đổi mấy đồng xu, thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”.

Với lòng tự tôn dân tộc nhiều nhà chí sĩ, sỹ phu yêu nước đã phất cờ đứng lên khởi nghĩa như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Công Định, hoặc dựa vào ngoại bang nhờ giúp đỡ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng đều thất bại, bế tắc.

Với nỗi đau mất nước, xót xa trước nỗi cơ cực khổ, tủi nhục của người dân, lại chứng kiến trực tiếp nhiều dân phu bị bóc lột đánh đập dã man… Thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) – Hồ Chí Minh, sinh năm 1890) đã rời bến cảng Nhà Rồng, Thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) năm 1911 để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Người đã đi qua nhiều nước trên khắp các châu lục Á – Âu – Mỹ La Tinh và thông qua tự học đã biết nhiều thứ tiếng Ạnh, Nga, Trung Quốc, Thái Lan… để trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu.

Lãnh Tụ Hồ Chí Minh

(1890 – 1969)

Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận nhiều nhà cách mạng của các nước và tích cực tham gia, đấu tranh bảo vệ quyền con người. Người viết tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, chủ bút “Báo Người cùng khổ”, gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Versaille.

Cách mạng tháng 10 Nga là hiện thực “Nơi không vua, không quan, không hàng người ô uế”, đã cổ vũ Người sôi nổi hăng hái tham gia vào phong trào cách mạng vô sản… Vào khoảng năm 1920, sau khi đọc “Bản luận cương của V.I. Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, đã chính thức khẳng định tư tưởng cách mạng của Người. “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”, “Ngày nay chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Lê nin”. Đây chính là con đường cách mạng vô sản, do Đảng Cộng sản lãnh đạo của nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lênin với mục tiêu tối thượng: Độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Tác phẩm “Đường Kách mệnh” viết 1927 là lý luận cách mạng đầu tiên Người viết để dẫn dắt con đường giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân phù hợp với thực tiễn nước ta, một nước thuộc địa, phong kiến. Cuốn sách được trực tiếp sử dụng bồi dưỡng, hoạt động cách mạng cho nhiều thanh niên ưu tú yêu nước từ trong nước ra Quảng Châu (Trung Quốc), học xong trở về nước vận động quần chúng nhân dân giác ngộ chống lại sưu cao, thuế nặng, bất công của giai cấp thống trị bóc lột. Vào ngày 3/2/1930 tại Hồng Công (Trung Quốc), Người chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản trong nước hoạt động ở ba miền Bắc, Trung, Nam, thành Đảng cộng sản Việt Nam… nay vẫn là Đảng cộng sản Việt Nam.

Đầu năm 1941 Người về nước để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, thành lập mặt trận Việt Minh (19/5/1941) để tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân sử dụng ngọn cờ cách mạng. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, là lực lượng vũ trang đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay (22/12/1944).

Năm 1945 khi tình hình thế giới và trong nước xuất hiện thời cơ thuận lợi, Người chỉ đạo tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 với quyết tâm sắt đá: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập, tự do”. Và quyết tâm đã trở thành hiện thực, vì chỉ trong vòng một tuần lễ từ ngày 19/8 khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi, đến ngày 25/8 khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh trong của nước, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn chính sách sự lãnh đạo của Đảng (với 5000 đảng viên). Cách mạng tháng 8 thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập trước quốc dân, đồng bào “nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.

Ngày 02/9/1945 tại qảng trường Ba Đình thay mặt chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Với dã tâm xâm lược của thực dân Pháp quyết chiếm nước ta một lần nữa và bảo vệ quyền tự do, độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã đọc bản kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc ta với lời thề son sắt đứng lên kháng chiến cứu nước “Quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp.

Sau khi Pháp thu rút khỏi Việt Nam, đế quốc mỹ nhảy vào trực tiếp can thiệp dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm chống phá, không thi hành tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam… rồi trực tiếp đưa 50 vạn quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam và cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc năm 1965.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi quân dân cả nước kiên quyết chống Mỹ cứu nước, quyết thắng Mỹ, vì “không có gì quý hơn độc lập, tự do… đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thực hiện bằng được “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26–30/4/1975) là trận quyết chiến, chiến lược đã đập tan chế độ tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối.

Những thắng lợi vẻ vang kể trên đã thể hiện sự anh minh của tư tưởng Hồ Chí Minh. tư tưởng Hồ Chí Minh được Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Là một hệ thống các quan điểm, nhận thức, tư tưởng chỉ đạo rất cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại”.

Người nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, và “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, nước ta có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế”. “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì”.

Cờ mặt trận giải phóng miềm Nam tung bay trên dinh

tổng thống ngụy Sài Gòn, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975

 

3. Sự chống phá, bóp méo, xuyên tạc của các thế lực thù địch

Ngay từ khi Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, các thế lực thù địch ở Châu Âu lúc đó đã bóp méo, xuyên tạc, coi đấy là “những bóng ma cộng sản”. Khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, các thế lực chống phá như “Mensêvich”, Bạch vệ” rồi cả lực lượng của 14 nước đế quốc điên cuồng chống phá, gây ra cuộc nội chiến (1918 – 1920) của nước Nga Xô Viết (sau này đổi thành Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Liên Xô).

Rồi ngay sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 ở Việt Nam, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đều kết hợp để chống phá. Quân Pháp núp sau quân đội Anh vào giải giáp quân Nhật gây hấn ở Nam Bộ, 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật ở Miền Bắc với âm mưu “Diệt cộng, cầm Hồ” (tiêu diệt Đảng cộng sản, cầm tù Hồ Chí Minh). Trong nước các lực lượng phản động quốc dân Đảng, Việt Cách tìm cách chống phá. Thù trong, giặc ngoài khiến nước ta đứng trước nguy cơ “ngàn cân treo sợi tóc’.

“Rồi khi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thừa cơ để xuyên tạc chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động vội cho rằng sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu là do sai lầm của Chủ nghĩa Mác – Lênin khi lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội…”.

Thời gian qua, khi Đảng ta tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII thì những tổ chức phản động ở nước ngoài như tổ chức khủng bố Việt Tân và một số phần tử chống đội lưu vong tung ra nhiều bài viết, các trang Web có nội dung chống phá Đảng, nhà nước ta. Chúng còn đưa thông tin sai sự thật về đời riêng của nhiều đồng chí lãnh đạo, hoặc đấu tranh chống tham nhũng là đấu đá “phe cánh”. Dựng chuyện bổ nhiệm thông qua quan hệ thân tín nhằm gây nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ.

Đầu tháng 4 năm 2022 cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đặng Như Quỳnh về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” [1]đăng trên mạng xã hội facebook. Trường hợp Nguyễn Phương Hằng – Tổng Giám đốc tổng công ty cổ phần Đại Nam đã phát ngôn đưa thông tin không có căn cứ, bôi nhọ cá nhân, tổ chức… lên mạng xã hội. Cuối tháng 3/2022 cơ quan cảnh sát điều tra (công an Thành phố Hồ Chí Minh) khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Phương Hằng về hành vi trên.

Để phản bác lại sự chống phá, bóp méo, xuyên tạc của các thế lực thù địch phải đứng vững trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lập trường, quan điểm của Đảng để phân tích một cách khách quan, khoa học vạch rõ những cái sai của những luận điệu chống phá. Trên cơ sở đó  khắc phục được nhận thức của một số ít người còn dao động, mơ hồ, nhẹ dạ, cả tin. Đồng thời củng cố tốt sự đoàn kết trong nội bộ, trong các địa phương và cả nước, giữ vững niềm tin đi trên con đường mà Đảng quang vinh và nhân dân Việt Nam anh hùng, bất khuất đã lựa chọn. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng chỉ rõ: “Kiên định và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…”. [2]

“Đến năm 2025… là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập thấp”.

“Đến năm 2030… là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao”.

“Đến năm 2045… trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.

Đến khi đó năm 2045, dù khiêm tốn, Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta cũng có quyền tự hào “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Như vậy, vài trò và ý nghĩa thời đại của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ soi đường cho sự phát triển lịch sử loài người trong thời gian đã qua, mà vẫn giữ nguyên giá trị, mang tính thời đại cho sự phát triển lịch sử loài người trong thời gian tới, cho tương lai tốt đẹp của nhân loại./.



[1] Báo Hà Nội mới ngày 01/5/2023 trang 7

[2] Báo Hà Nội mới ngày 26/02/2021 trang 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét