Sự phát triển phong phú, đa dạng hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước trong 75 năm qua không chỉ khẳng định rằng thi đua “là một cách yêu nước thiết thực và tích cực” chứ không phải là “tranh giành” mà còn “là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết, chặt chẽ để thi đua mãi có những sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế, thi đua là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước, của tinh thần, ý chí và sự nỗ lực, hy sinh phấn đấu của mỗi người dân vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không phải vì “sự khốc liệt trong cạnh tranh để đạt thành tích chứ không phải ở mục đích tạo ra giá trị bằng việc phát triển năng lực nhiều mặt của con người”; lại càng không phải là thi đua yêu nước “phá hủy từng con người, biến họ thành những kẻ xấu từ trong động cơ cho đến việc làm”.
Thực tế cũng cho thấy, các phong trào thi đua yêu
nước từ: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”; “Bình dân học
vụ”; .. “Ba nhất” trong Quân đội; “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để
ai bị bỏ lại phía sau”…“Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa
công sở”… lan tỏa sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, ở tất cả các cấp, các
ngành; trên khắp mọi miền của Tổ quốc trải dài từ sau ngày 2/9/1945 đến nay.
Những phong trào nêu trên đã minh chứng: Thi đua yêu nước không chỉ trở thành
động lực quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam, mà còn được nâng lên một tầm cao mới, mang hơi thở của thời đại mới.
Cùng với đó, việc một số người nhân danh dân chủ, “chuộng dân chủ tư sản” cho
rằng thi đua ở Việt Nam không phải là tự nguyện mà là “bắt buộc phải làm”, nên
“thi đua là con đẻ của nỗi sợ hãi tự do” và mang các phong trào thi đua yêu
nước so sánh với phương Tây, với việc lý giải rằng “họ không có thi đua, không
ai phải thi đua với ai để tồn tại cả” mà vẫn phát triển không ngừng với nhiều
phát minh, sáng chế, các thành tựu mọi mặt về khoa học, nghệ thuật… cũng chỉ là
sự suy diễn một chiều.
Như vậy “Thi đua yêu nước” là một phong trào cách
mạng rộng rãi, thiết thực được lãnh đạo, chỉ đạo bởi các cơ quan, ban, ngành
chức năng; được tổ chức thực hiện theo kế hoạch, với các hình thức phù hợp
trong cả hệ thống chính trị, chứ không phải là “đặt sự vận động của xã hội trên
nền của sự hơn thua giữa các cá nhân”; là sự “ganh đua” để “triệt hạ người
khác” vì thành tích như các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch
xuyên tạc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét