Bản chất của thi đua là yêu nước, nên khi đã hiểu rõ kế hoạch, mục đích, nội dung cách thức thi đua thì mỗi cá nhân, tập thể sẽ cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn; là “làm phát triển tinh thần đoàn kết giữa tất cả các tầng lớp nhân dân”; là thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc để sửa chữa tất cả mọi khuyết điểm, “cải tạo con người”…
Trên thực tế, thi đua không chỉ giúp cho mọi người
tiến bộ mà còn làm tăng cường tình đoàn kết, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau;
không chỉ “đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” mà còn cổ vũ, phát huy sức sáng
tạo, lòng nhân ái, vẻ đẹp tâm hồn, tình đoàn kết của người Việt trong thời đại
mới. Vì thế, thi đua yêu nước không phải là “phá vỡ” tình người, là “làm hỏng
đi sự kết nối lành mạnh giữa người với người” và “gây ra những bức xúc ngầm”
trong nội bộ. Cùng với đó, việc một số người nhân danh dân chủ, “chuộng dân chủ
tư sản” cho rằng thi đua ở Việt Nam không phải là tự nguyện mà là “bắt buộc
phải làm”, nên “thi đua là con đẻ của nỗi sợ hãi tự do” và mang các phong trào
thi đua yêu nước so sánh với phương Tây, với việc lý giải rằng “họ không có thi
đua, không ai phải thi đua với ai để tồn tại cả” mà vẫn phát triển không ngừng
với nhiều phát minh, sáng chế, các thành tựu mọi mặt về khoa học, nghệ thuật…
cũng chỉ là sự suy diễn một chiều.
Đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay trong
toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta, thi đua yêu nước là để phấn đấu vì một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và ngày càng giàu mạnh, phồn
vinh, hạnh phúc; là để nhằm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, cho nên các phong trào này luôn nhận được
sự hưởng ứng rộng khắp, sôi nổi của các tầng lớp nhân dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét