Thực hiện trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không chỉ ở tầm
vĩ mô mà cần được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả ở từng địa phương, đơn
vị cơ sở, từng hoàn cảnh cụ thể.
Đối với các địa phương có đường biên giới với nước bạn; các tổ chức,
cá nhân thực hiện nhiệm vụ có yếu tố nước ngoài, bản sắc “Cây tre Việt Nam” còn
là văn hóa ứng xử trong quan hệ quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc...
Trong chuỗi chương trình “Xuân quê hương 2024” đón Tết Giáp Thìn
diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, các đại biểu kiều bào khắp nơi trên thế giới đã
cùng Đảng bộ, chính quyền, dân và quân Thành phố mang tên Bác và đông đảo du
khách hòa chung bầu không khí đoàn kết, vui tươi, ấm áp. Tâm tình với kiều bào
cùng đón xuân quê hương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Thành công của
kiều bào là niềm tự hào của đất nước, quê hương! Chủ tịch nước mong kiều bào ta
ngày càng phát triển, thành công, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước
và con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhiều đại biểu kiều bào cũng chân thành chia sẻ, dù ở đâu, làm gì,
bà con mình vẫn luôn giữ vững cốt cách, tâm hồn Việt Nam. Giữ cho “gốc vững,
thân chắc, cành uyển chuyển” như bản sắc “Cây tre Việt Nam” chính là cách để
người Việt Nam tạo dựng niềm tin, uy tín, tình cảm... đối với bạn bè quốc tế.
Những thành tựu từ thực tiễn và sự thẩm thấu, thấm nhuần đường lối
đối ngoại, sách lược ngoại giao của Đảng, Nhà nước thông qua các mô hình,
chương trình hoạt động cụ thể chính là bằng chứng sinh động góp phần đẩy lùi những
luận điệu xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch.
Đi sâu vào những góc nhìn cận cảnh trên thực tế như trên để thấy,
ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không chỉ là sứ mệnh “quốc gia đại sự”, mà nó cần
được cụ thể hóa bằng những kết quả, mô hình giàu tính thuyết phục ngay từ cơ sở.
Phương châm ấy cùng với cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả từ những mô
hình ở cơ sở cần tiếp tục phát triển, nhân rộng, đi vào chiều sâu, góp phần tạo
sức mạnh mềm của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Phải nhấn mạnh vấn đề này, bởi
trong đời sống xã hội, không ít người vẫn cho rằng, nói đến đối ngoại, ngoại
giao là công việc của Trung ương, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Suy nghĩ phiến diện đó dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ, không chịu
học tập, nghiên cứu, hiểu biết mơ hồ về đường lối, chủ trương của Đảng và bản
chất ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Những khoảng trống, lỗ hổng trong nhận thức
của cán bộ, đảng viên và công dân chính là môi trường để các tư tưởng phản động,
thù địch lợi dụng “ký sinh”, xâm nhập, làm nảy sinh các hành vi suy thoái, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, rất nguy hiểm.
Linh hoạt, sáng tạo “lấy xây để chống”
Cùng với kỷ niệm 80 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam,
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang triển khai mạnh mẽ các phong trào,
chương trình, kế hoạch... hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, 50 năm
đất nước thống nhất vào năm 2025. Những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này
cũng chính là đề tài xuyên tạc, mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch. Thời
gian gần đây, không gian mạng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc về lịch
sử vùng đất Nam Bộ, phá hoại mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia; cổ xúy
các hành vi khủng bố, kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; kêu gọi người Việt
Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động của cái gọi là “phục quốc”, “quốc hận”...
Thậm chí, họ coi các đối tượng khủng bố tấn công trụ sở công an xã ở Đắk Lắk
(đã được đưa ra xét xử trước pháp luật và công luận) vừa qua là những “người
hùng” và kêu gọi, kích động đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên “noi theo”...
Những thông tin xuyên tạc, sai trái này đều phục vụ cho ý đồ phá
hoại chính sách hòa hợp dân tộc, kích động hận thù, bóp méo, bôi đen trang sử vẻ
vang của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong một video
clip được đăng tải trên tài khoản của một đối tượng người Việt ở hải ngoại vừa
qua, bằng thủ đoạn cóp nhặt thông tin, “xào xáo” tư liệu, người này cùng với một
số “học giả” lớn tiếng cho rằng, chính sách ngoại giao hiện thời của Việt Nam
đang “thoái trào” và sẽ nhanh chóng “chết yểu”. Để đưa Việt Nam phát triển, họ
lớn tiếng yêu cầu chúng ta phải thay đổi chính sách đối ngoại, ngoại giao, dựa
hẳn vào Hoa Kỳ và phương Tây, tạo thế và lực chống lại sự can thiệp, ảnh hưởng
của các nước lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sở dĩ phải nêu dẫn chứng này bởi những thứ mà các “nhà nghiên cứu”
dạng này rêu rao, “dương Đông kích Tây” đều là những luận điệu phi lý, cũ rích,
nhai đi nhai lại. Nhưng vì nhiều lý do, tài khoản trên mạng xã hội của họ vẫn
có nhiều người tương tác; những luận điệu xuyên tạc này vẫn được không ít người
tung hô, cổ xúy. Một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận người dân dễ
dàng bị các đối tượng này “dắt mũi” là kiểu tư duy “hóng hớt”, hiểu biết vấn đề
chưa đến nơi đến chốn, có tư tưởng dao động, ngả nghiêng...
Để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, cần kết hợp
hài hòa giữa “xây” và “chống”, “lấy xây để chống”. Trường phái ngoại giao mang
bản sắc “Cây tre Việt Nam” cần được thấm nhuần, thông suốt, thống nhất từ Trung
ương đến các địa phương, đơn vị cơ sở. Mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào
môi trường quan hệ quốc tế phải đồng thời là những “sứ giả” hành động vì lợi
ích, vị thế của quốc gia, dân tộc. Muốn vậy thì cần thể hiện rõ ý chí quyết
tâm, nhất quán tinh thần: “Tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng
lòng”, “dọc ngang thông suốt”./.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét