Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

CẦN CÓ GÓC NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

     Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện tốt nhất cho Nhân dân có thể phát triển toàn diện, hướng tới xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đó, xuất khẩu lao động góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

    Tuy nhiên, nhiều kẻ phản động, cơ hội, với ngòi bút và lý luận bẩn thỉu của mình đã không ngừng xuyên tạc, bôi xấu chủ trương tạo điều kiện cho người dân xuất khẩu lao động. Gần nhất, vào ngày 23/6/2024, trên trang Blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh đã đăng bài viết với tựa đề “Đất nước thế nào mà bố phải ra đi” – Bài đăng của Chênh dựa trên sự việc chia tay của người cha chuẩn bị đi xuất khẩu lao động và người con gái bảy tuổi tại Sân bay Nội Bài hôm 20/6. Với ngòi bút ghê tởm của mình, Chênh đã cho rằng đất nước hòa bình đã gần 50 năm mà sao không lo nổi cho người dân, vẫn để người dân phải “tha hương” kiếm sống, để phải có cảnh vợ xa chồng, con xa cha… Phía sau bài viết đã có khá nhiều bình luận, chia sẻ không đúng, hùa theo luận điểm của Nguyễn Ngọc Chênh. Trước sự việc này, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng cần có những góc nhìn đúng đắn về vấn đề này.

    Trước hết, cần nhắc lại Huỳnh Ngọc Chênh là ai? Chênh nguyên là phóng viên của báo thanh niên, bị tha hóa, biến chất, núp bóng dưới vỏ bọc từng là 1 thầy giáo, là 1 nhà báo để móc nối, liên lạc với các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí từ RSF, RFA, BBC, Chân Trời mới… cùng với vợ mình Là Nguyễn Thúy Hạnh – kẻ đang thụ án tù về tội chống phá nhà nước Việt Nam - để đăng tải các bài viết sai sự thật, xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, chống phá sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

    Thứ 2, trong suốt thời gian rất dài vừa qua, chúng ta thấy rằng, xuất khẩu lao động không chỉ mang lại thu nhập cao hơn mà còn mở ra cánh cửa của trải nghiệm quốc tế và cơ hội học hỏi không ngừng. Nơi đây không chỉ là môi trường làm việc mới, mà còn là cơ hội giao lưu văn hóa đặc sắc. Người lao động không chỉ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ mà còn định hình lại tầm nhìn và kiến thức về thế giới. Tất cả những trải nghiệm này không chỉ làm giàu văn hóa mà còn giúp phát triển cá nhân, tạo nên những đặc điểm độc đáo cho sự phát triển nghề nghiệp và cuộc sống.

    Điều quan trọng hơn cả là, sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Đất nước ta đã thoát khỏi nước nghèo thành nước đang phát triển, nhiều năm liền là nước được xếp loại có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới và khu vực, vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao như Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng từng khẳng định "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

    Với những căn cứ trên có thể khằng định rằng, cùng với tất cả các ngành nghề kinh tế khác, xuất khẩu lao động cũng được coi là một nghề cơ bản, được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân có thêm nhiều lựa chọn khác nhau để phát triển kinh tế, tri thức của bản thân, gia đình đồng thời tích cực góp phần vào sự phát triển chung của Đất nước. Những luận điệu như của Huỳnh Ngọc Chênh là hết sức phản động, cần tích cực đấu tranh và phản bác mạnh mẽ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét