Quyền con người là sản phẩm của giai cấp xã hội, có mối quan hệ
chặt chẽ với chế độ nhà nước và pháp luật. Thế nhưng, nhiều nước phương Tây
công khai can thiệp vào hoạt động tư pháp của một số nước, lập luận hàm hồ rằng
“quyền con người là phi giai cấp, quyền con người không gắn liền với pháp luật
và pháp chế”. Cũng từ cách lập luận hàm hồ này, một số nước phương Tây chỉ
trích vô căn cứ việc Việt Nam xử lý một số đối tượng vi phạm pháp luật, gây tổn
hại đến lợi ích của nhà nước và tập thể. Họ lập luận rằng, hành vi của họ không
phải là can thiệp vào hoạt động tư pháp, mà là để duy trì quyền con người. Thế
nhưng cần thấy rằng, trong chế độ xã hội và giai cấp khác nhau, việc thụ hưởng
quyền con người cũng khác nhau. Bất luận nhà nước nào cũng đều có quy định pháp
luật để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Xét từ bản chất Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
là nhằm bảo vệ quyền tự do dân chủ và lợi ích của đa số, vì quyền con người
chính đáng, hợp pháp, bảo đảm môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước (an
ninh, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị - xã hội...). Vì thế, quan điểm
phủ nhận tính giai cấp của quyền con người cũng như việc “cổ xúy” cho nhân
quyền nằm trên pháp luật là thiếu căn cứ vì những lý do sau:
Quyền con người có tính giai cấp. Trong xã hội có giai
cấp, con người có tính giai cấp, nội dung của quyền con người, pháp luật về
quyền con người, đạo đức về quyền con người, quyền và tự do cơ bản của con
người đều có tính giai cấp. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, về vấn đề quyền con
người, thành viên thuộc các giai cấp khác nhau dù có điểm chung nhất định,
nhưng do địa vị chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau nên mức độ thụ hưởng
quyền và yêu cầu đối với quyền con người cũng khác nhau. Trong nhà nước xã hội
chủ nghĩa, quyền con người cũng có tính giai cấp, nhưng tính giai cấp và tính
nhân dân là thống nhất, bởi vì lợi ích cơ bản là thống nhất, đều vì làm cho
toàn thể nhân dân có được quyền dân chủ và tự do được thực hiện đầy đủ.
Quyền con người do pháp luật quy định và bảo đảm. Không một tổ chức hay
cá nhân nào được tùy tiện đưa ra quy định về việc thực hiện quyền con người mà
phải thông qua cơ chế pháp luật của một nhà nước có chủ quyền. Tách rời nhà
nước và pháp luật quốc gia thì quyền con người chỉ nằm trên các tuyên bố chính
trị mà không có tính khả thi, thậm chí là không tưởng. Nếu không có thể chế
pháp luật, mỗi cá nhân thực hiện hành vi tùy tiện theo ý muốn của mình thì xã
hội sẽ trở nên hỗn loạn. Vì thế, việc thụ hưởng quyền và tự do của cá nhân phải
trên cơ sở pháp luật.
Quyền con người chịu sự chế ước và hạn chế bởi pháp luật. Quyền con người do
pháp luật quy định, đồng thời thông qua pháp luật để bảo đảm quyền con người.
Vì thế, quyền con người cần phải chịu sự chế ước bởi pháp luật. Khoản 2, Điều
19 trong Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người chỉ rõ, khi thực hiện các quyền
và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích
duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và
tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật
tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. Điều này cho thấy, quyền
con người không phải là tuyệt đối, quyền con người không thể thoát ly khỏi quy
định pháp luật và nguyên tắc pháp quyền. Trên thế giới, không có quốc gia nào
cho phép công dân của nước mình có quyền tự do vô hạn mà không chịu sự hạn chế
và điều chỉnh của pháp luật.
Tóm lại, hiện nay một số nước phương Tây vẫn đưa ra những quan
điểm về quyền con người thiếu căn cứ cả về phương diện lý luận và thực tiễn,
không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con
người, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc. Việc đấu tranh với các quan
điểm sai trái này phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều mặt trận
thông qua các phương thức đa dạng, như chính trị, tư tưởng, pháp lý,... gắn chặt
giữa bảo đảm quyền con người với bảo vệ quyền người./.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét